Đầu tư cải thiện môi trường lao động

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 39 - 43)

Chương 1 : Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực

2.5. Đầu tư cải thiện môi trường lao động

2.5.1. Tiền lương

Để bảo vệ quyền lợi của người lao động trước chủ lao động, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều quy định định mức lương tối thiểu cho lao động. Khác với các nước trên thế giới áp dụng một mức lương tối thiểu chung cho cả nước thì chúng ta phân biệt mức lương tối thiểu ở doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu giữa 2 khu vực này tạo ra lợi thế tương đối về chi phí của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngồi. Đây là sự ưu đãi của chính phủ dành cho các doanh nghiệp trong nước khi sức cạnh tranh của chúng còn yếu, tuy nhiên 2 mức lương tối thiểu này sẽ dần được tăng lên theo hướng mức tăng ở doanh nghiệp trong nước tăng nhanh hơn mức tăng ở doanh nghiệp FDI. Dự kiến

đến năm 2012, 2 mức lương này sẽ được thống nhất theo cam kết của Việt Nam gia nhập WTO.

Lương tối thiểu ở Việt Nam có quá nhiều ràng buộc với hệ thống an sinh. Nếu như ở các nước, lương tối thiểu gắn với yếu tố lạm phát, thường được điều chỉnh kịp thời dựa trên những thay đổi về chỉ số giá sinh hoạt, thì ở Việt Nam, lương tối thiểu cịn là cơ sở để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thơi việc. Mục đích của nhà nước là rất rõ ràng, đó là tạo ra sự cơng bằng hơn cho tất cả mọi đối tượng hưởng lương, nhưng điều đó lại tạo ra sự mất linh hoạt trong cơ chế điều chỉnh lương, đặt lên vai ngân sách nhà nước một gánh nặng quá lớn.

Bảng 5: Mức lương tối thiểu chung áp dụng từ 1/1/2008

Đơn vị :đồng/tháng Hà Nội, TP HCM Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu (*) Địa bàn khác

Doanh nghiệp trong nước

620.000 580.000 540.000

Doanh nghiệp nước ngoài

1.000.000 900.000 800.000

(*) Các huyện thuộc TP Hải Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã

Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Hiện nay, thị trường lao động trong khu vực nhà nước có một số vấn đề cần giải quyết: sự bảo hộ về cạnh tranh, sự thiếu ràng buộc về ngân sách, và việc đảm bảo việc làm vĩnh viễn đã dẫn đến tình trạng tuyển quá nhiều lao động so với mức cần thiết,nhiều doanh nghiệp quốc doanh trả lương cho công nhân rất hậu và thường cao hơn nhiều so với hiệu quả cơng việc của họ. Tiền lương có xu hướng bình quân hơn: trả lương quá cao cho lao động khơng có trình độ chun mơn cao, đối với lao động có trình độ chun mơn cao lại trả lương thấp hơn khu vực ngoài quốc doanh. Điều này dẫn đến hiện tượng ”chảy máu chất xám” đối với các lao động có trình độ cao từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, các hợp đồng lao động quá chặt chẽ không những làm cho chi phí kinh doanh tăng thêm mà cịn giới hạn quyền của người chủ sử dụng lao động trong quá trình thuê, sử dụng, sa thải và tổ chức lao động.

2.5.2. Bảo hiểm

Pháp luật Việt Nam đã quy định mọi tổ chức thuê lao động phải có nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động mà tổ chức đó thuê. Tuy nhiên việc

trốn, nợ bảo hiểm xã hội vẫn còn xảy ra thường xuyên, theo một cuộc khảo sát việc thực hiện chính sách lao động và BHXH tại 12.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP.HCM cũngchỉ có 1.530 đơn vị đã thực hiện trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động, chiếm tỷ lệ chưa tới 13%. Có đơn vị 8 lao động cũng nợ tiền trên 400 triệu.

Việc mua bảo hiểm cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp giúp ổn định được tâm lý của người lao động, bảo đảm nguồn tài chính vững mạnh của doanh nghiệp khi có bất kỳ biến cố nào trong q trình hoạt động kinh doanh. Những vụ sập hầm ở các mỏ than, những vụ tai nạn lao động ở các cơng trình xây dựng... và mới đây nhất là vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/09/2007, cho thấy vấn đề bảo hiểm con người hiện vẫn chưa thực sự được nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú trọng.

2.5.3. Cơng đồn

Trong nền kinh tế thị trường, muốn bảo vệ quyền lợi của người lao động có hiệu phải cần đến vai trị của các tổ chức cơng đồn, đặc biệt vai trị của cơng đoàn cơ sở là rất quan trọng. Chúng ta có một hệ thống tổ chức cơng đồn từ trung ương tới cơ sở, hoạt động theo luật Cơng đồn và luật Lao động. Tuy nhiên trong sự chuyển biến kinh tế hiện nay hoạt động của các tổ chức cơng đồn vẫn cịn rất nhiều hạn chế. Hiện nay, 85% doanh nghiệp dân doanh, 65% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chưa có tổ chức cơng đồn cơ sở. Số cuộc đình cơng qua các năm đều tăng, nhưng 100% tất cả các cuộc đình cơng đó đều khơng do cơng đồn cơ sở lãnh đạo. Năm 2006, cả nước xảy ra 387 vụ đình cơng, năm 2007 xảy ra 541 vụ; song chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2008 đã có tới gần 300 vụ.

Mặc dù có quỹ hỗ trợ cán bộ cơng đồn nhưng thực tế cho thấy chủ doanh nghiệp mới là người trả lương chính cho cán bộ cơng đồn nên CBCĐ khơng dám đứng ra lãnh đạo, tổ chức đòi quyền lợi cho cơng nhân. Đã có nhiều trường hợp, chủ DN lại chấm dứt HĐLĐ với CBCĐ vào thời điểm hết HĐLĐ, chứ không phải ngay sau thời điểm diễn ra đình cơng.

2.5.4. Điều kiện làm việc

Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn về điều kiện lao động của công nhân áp dụng cho mọi doanh nghiệp như điều kiện vê vệ sinh, tiêu chuẩn khơng khí... nhưng qua kết quả kiểm tra, giám sát hàng năm của Trung tâm SKLĐ-MT ở các khu cơng nghiệp ở Bình Dương cho thấy, điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp (DN) hiện nay là đáng lo ngại, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ, DN tư nhân nằm ngồi các khu cơng nghiệp (KCN)”. Khoảng 50 - 60% DN khơng có cơ sở riêng, họ phải thuê hoặc sử dụng ngay nhà mình để làm cơ sở sản xuất, trong khi sản xuất không ổn định, ngại đầu tư sửa chữa nâng cấp. Bên cạnh đó,

25% và khoảng 70% DN ngồi các KCN khơng có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ống khói khơng bảo đảm, các cơng trình vệ sinh, cơng trình phúc lợi không bảo đảm yêu cầu; điều kiện vệ sinh nhà xưởng, bảo hộ lao động không bảo đảm; thiếu cán bộ theo dõi sức khỏe và an tồn lao động (nếu DN nào có thì kiến thức cũng cịn hạn chế nhiều)...

Nhìn chung, điều kiện làm việc, mơi trường làm việc ở các DN lớn, DN trong các KCN thì có khá hơn nhiều so với các DN nằm ngoài KCN, 100% các DN đều xây dựng ống khói tương đối đạt tiêu chuẩn, có hệ thống xử lý nước thải cơng nghiệp riêng theo từng DN, sau đó được thải ra hệ thống xử lý chung của từng khu, cụm công nghiệp; hàng năm đều cải tạo nâng cấp và trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ cho NLĐ... Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra cho thấy, vẫn cịn khoảng 15% DN lớn có tình hình vệ sinh kém.

Kết quả kiểm tra vệ sinh lao động tại hơn 485 đơn vị xí nghiệp trên địa bàn TP HCM cho thấy, gần 40% cơ sở khơng có đơn vị chăm sóc sức khoẻ cho cơng nhân. Mạng lưới y tế ở các doanh nghiệp vừa, nhỏ và một số khu chế xuất vẫn nằm ngoài quản lý của Sở Y tế. Có khoảng 300 xí nghiệp có trạm y tế. Trong số này, gần 80% số trạm thực hiện khám chữa bệnh định kỳ, gần 60% các trạm y tế thu hút 80-100% công nhân tham gia khám. Số đơn vị có cán bộ y tế tự động kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: 36,8%.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được hướng dẫn về an tồn vệ sinh lao động. Nhiều đơn vị có cán bộ y tế đổ lỗi do chưa được tập huấn nên không thực hiện các nhiệm vụ của y tế cơ sở. Vì thế, "việc chăm sóc sức khoẻ người lao động mới chỉ dừng ở khám bệnh, phát thuốc đơn thuần”.

Việc đảm bảo vệ sinh an tồn lao động cho cơng nhân ở một số khu chế xuất còn tản mạn, thiếu tập trung, thiếu chỉ đạo kịp thời về chuyên môn của Trung tâm và các đội y tế dự phòng.

Nhiều trạm y tế được trang bị túi sơ cứu nhưng không tổ chức tập huấn sơ cấp cứu cho người lao động. Việc này dẫn đến hậu quả khơn lường. "Nếu có những tai nạn nặng như điện giật, cháy, nổ...cơng nhân sẽ hồn tồn khơng biết cách xử lý, tính mạng người lao động bị đe doạ".

Việc đo kiểm môi trường lao động cũng chỉ có tính chất "lấy lệ", nên hầu như khơng có đơn vị nào thực hiện kiểm nghiệm kết quả, đề xuất biện pháp cải thiện môi trường lao động, bồi dưỡng độc hại hoặc khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân.

Hiện nay, sự huấn luyện, đào tạo chuyên môn cho các trạm y tế xí nghiệp chưa tương xứng. Số lượng cán bộ hướng dẫn, theo dõi trực tiếp hoạt động của các trạm cịn hạn chế. Vì thế, sẽ đầu tư cho các trạm lớn, trạm nhỏ chỉ cần dừng lại ở trang bị tủ thuốc và phương tiện sơ cấp cứu".

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)