II. Thực trạng xuất khẩu của công ty EURO TRANS Co.LTĐ
3. Thị trường xuất khẩu
Thị trường của Cơng ty kể từ năm 1991 có nhiều thay đổi đáng kể so với các năm trở về trước. Từ năm 1963 đến năm 1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Cơng ty là các nước XHCN theo hình thức nghị định thư. Trung bình mỗi năm Cơng ty thực hiện xuất khẩu sang các nước XHCN với tỷ trọng chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng đến năm 1990 khối SEV và Liên Xô tan rã, đồng nghĩa với việc các hợp đồng được kí kết theo nghị định thư không cịn nữa. Kể từ đó thị trường chính của Cơng ty là các nước ASEAN như Lào..., một số nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ...và một số nước Tây Âu như Đức, Bỉ... và đặc biệt là thị trường Hoa Kì đầy tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. (Thị trường xuất khẩu của Công ty được thể hiện qua bảng 4).
Ta thấy rằng rõ ràng trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 thị trường xuất khẩu ln dẫn đầu về giá trị xuất khẩu chính là thị trường Nga. Năm 2006 thị trường này chiếm 56,49% tổng giá trị và tỉ lệ này đã tăng vọt vào năm 2007 tới 80,1%, tức là đạt 3.571.782 USD. Đến năm 2008 giá trị xuất khẩu đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 1.218.469 USD, chiếm 45,74%, nhưng vẫn là một tỉ lệ rất cao so với các thị trường khác.
Cùng với thị trường Trung Quốc thì thị trường Tây Âu cũng có những bước tiến khả quan. Tại thị trường Tây Âu, giá trị xuất khẩu đạt cao nhất so với 2 năm sau là 589.769 USD, chiếm 18,58%. Năm 2006 tỉ trọng chỉ còn chiếm 3,42%, đạt 152.450 USD. Sang năm 2008 giá trị xuất khẩu đã tăng trở lại nhưng không đạt được mức như năm 2006, chỉ đạt 350.290 USD, chiếm 13,15%.
Biểu đồ 2: Thị trường Tây Âu
Các thị trường còn lại là thị trường Châu Á và ASEAN đều có giá trị xuất khẩu giảm dần qua từng năm và chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Thị trường Trung Quốc vốn là thị trường gần gũi và có giá trị xuất khẩu cao những năm
trước nhưng năm 2006 chỉ đạt 48.384 USD, chiếm tỉ trọng 1,52%. Tỉ trọng này có nhích lên đơi chút vào năm 2007 là 4,48% nhưng đến năm 2008 thì Trung Quốc khơng cịn nằm trong bảng các thị trường xuất khẩu chính của Cơng ty nữa. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với Nhật Bản và Ấn Độ.
Biểu đồ 3: Thị trường Châu Á
Có thể nói Cơng ty đã có sự chuyển hướng trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu. Công ty đã tập trung vào những thị trường khó tính hơn nhưng có tiềm năng lớn hơn như Tây Âu, Mĩ. Sự chấp nhận của các thị trường khó tính đã chứng tỏ sự thay đổi trong chất lượng hàng nông sản xuất khẩu cũng như các khả năng khai thác những thị trường mới của Cơng ty. Điều đó cũng cho thấy những nỗ lực cố gắng của Công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư cho sản xuất và xúc tiến bán hàng.
Tuy nhiên việc không tiếp tục giữ vững được và làm mất đi quan hệ xuất khẩu với những thị trường quen thuộc, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc giảm tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 là một mối lo ngại lớn đối với Công ty. Kết quả kinh doanh không được như mong muốn buộc Cơng ty phải có kế hoạch họp kiểm điểm nghiêm túc các mặt để có biện pháp khắc phục cụ thể và phải vươn lên đạt được mục tiêu năm 2009.