Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu hàng nông sản của công ty giao nhận vận tải châu âu (Trang 39 - 43)

II. Thực trạng xuất khẩu của công ty EURO TRANS Co.LTĐ

4. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty

4.1. Ưu điểm

 Cơng ty có cơ cấu tổ chức phù hợp, giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo kinh doanh. Do vậy các tình huống được xử lý nhanh đặc biệt là về thời gian. Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có nhiều kinh nghiệm chun mơn, biết nắm bắt nhanh, khá chính xác nhu cầu hàng hoá để xử lý trong kinh doanh một cách chủ động linh hoạt.

 Cơng ty đã biết tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác khá triệt để khả năng sản xuất, đồng thời không ngừng củng cố và tăng cường uy tín đối với khách hàng.

 Bằng nhiều biện pháp có kết quả huy động tốt nguồn vốn đáp ứng kinh doanh. Từng bước hoàn thiện tốt công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh chặt chẽ khoa học.

 Có cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ kinh doanh. Văn phịng làm việc hiện đại với các thơng tin đáp ứng việc nắm bắt tình hình diễn biến thị trường, nối liền giữa các bộ phận với ban giám đốc công ty để giám đốc kịp thời đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Có hệ thống kho tàng, trạm thu mua tại những vùng trọng điểm để phục vụ công tác hàng xuất khẩu, khai thác triệt để tiềm năng của nước nông nghiệp.

 Vấn đề có tính chất quyết định kết quả kinh doanh đó là sự đồn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo, sự lao động sáng tạo nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao của các phòng ban và tồn thể cán bộ cơng nhân viên.

4.2. Tồn tại

 Công tác thu mua nắm nguồn hàng của Công ty phải thực hiện qua nhiều trung gian nên giá thành cao, đôi khi chất lượng hàng khơng đảm bảo, thời gian cung ứng khơng chính xác. Đây là một trong những

tồn tại lớn nhất của Công ty, khi Công ty không chủ động được nguồn hàng cho xuất khẩu.

 Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhất là vấn đề cơng nợ. Tình trạng cơng nợ dây dưa, tồn đọng khó địi cịn khá thường xun diễn ra, do vậy làm cho hiệu quả kinh doanh chưa cao.

 Dưới tác động của cơ chế thị trường, số lượng các đơn vị kinh doanh các mặt hàng nông sản đang ngày càng phát triển, tạo nên sự tranh đua mua bán, dẫn đến giá mua hàng cao mà giá bán lại hạ xuống. Hiện nay Công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong nước cũng như nước ngồi. Do vậy đây thực sự là khó khăn lớn đối với Cơng ty trong việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.

 Cơng ty chưa có chiến lược phát triển và mở rộng thị trường lâu dài, cho nên chưa tạo ra định hướng phát triển xuất khẩu ổn định và vững chắc.

 Trong vấn đề thương hiệu, Công ty cũng chưa thực sự quan tâm nên việc truyền bá thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu của mình chưa có tác dụng để tăng xuất khẩu.

4.3. Nguyên nhân

4.3.1. Nguyên nhân khách quan

 Về hành lang pháp lý: Vì đất nước mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên những quy định pháp luật đặc biệt là luật kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính... vẫn đang trên con đường hồn thiện. Điều đó có nghĩa là Cơng ty sẽ phải ln sẵn sàng đón nhận nhiều thay đổi, phải luôn kịp thời điều chỉnh phương thức kinh doanh, hạch toán kinh doanh cho phù hợp.

 Về việc xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mơ chưa thực sự có sự đồng nhất giữa các bộ ngành liên quan đến xuất khẩu, khiến cho hoạt

động xuất khẩu ở Việt Nam thường có quá nhiều khó khăn. Các cơng ty thường rất thiều thơng tin từ chính phủ hay từ các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngồi.

 Mặt hàng nơng sản nhiều khi gặp phải những rủi ro không lường trước được như thiên tai, bệnh dịch nên sản xuất thất thường, không ổn định. Trong khi đó Nhà nước chưa có chính sách đầu tư cho khâu sản xuất, chưa hình thành quỹ bảo hiểm sản xuất khi mất mùa màng hoặc mất thị trường tiêu thụ.

 Hàng nơng sản xuất khẩu nói chung cịn nghèo nàn về chủng loại, chưa có sự đa dạng để đáp ứng được các nhu cầu rất khác nhau và liên tục thay đổi của người tiêu dùng. Mặt khác chất lượng hàng xuất khẩu chưa thật ổn định nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của một số thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản... mà ngun chính là do cơng nghệ chế biến lạc hậu, chưa chun mơn hố trong từng khâu.

4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

 Công ty luôn thiếu thông tin về thị trường, giá cả cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm. Cơng ty cịn non nớt trong kinh nghiệm thương trường, chưa thật sự nắm bắt hết được về luật lệ trong kinh doanh thương mại quốc tế.

 Cơng ty chưa có những giải pháp tình huống khác nhau cho công tác mua buôn. Công ty chưa xây dựng được những phương án thu mua thực sự có hiệu quả.

 Cơng ty đang gặp nhiều khó khăn trong q trình cổ phần hố. Cơng ty đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp là khâu quan trọng, phức tạp và then chốt nhất trong cổ phần hoá, trong đó giải quyết nợ cũ từ thời kỳ bao cấp là khó khăn nhất.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY EURTRANS

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu hàng nông sản của công ty giao nhận vận tải châu âu (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)