I. Phương hướng, nhiệm vụ của công ty EURtrans
1. Giải pháp về phía Cơng ty
Công ty cần tập trung giải quyết 6 giải pháp chính để thúc đẩy xuất khẩu hàng nơng sản.
Giải pháp 1 : Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường giúp Công ty nắm được nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu của thị trường theo phương châm bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mà doanh nghiệp có, nắm được xu hướng phát triển của thị trường để từ đó có những biện pháp cụ thể thâm nhập vào thị trường.Thông tin về thị trường hàng nông sản thế giới rất đa dạng và phức tạp. Muốn có được những thơng tin cần thiết, Cơng ty cần coi nghiên cứu thị trường là công việc hàng đầu và tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Cơng ty có thể nghiên cứu thị trường qua các thơng tin từ các tổ chức quốc tế như ITC ( Trung tâm thương mại quốc tế ), UNCTAD ( Tổ chức thương mại và phát triển liên hợp quốc ), ESCAP ( Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương ) và những ấn phẩm niên giám thống kê của các nước, các thời báo tài chính...; hoặc thơng qua các chuyến viếng thăm cấp Chính phủ, Bộ, Ngành có liên quan, qua các phòng thương mại ở nước ngồi...để tìm hiểu nhu cầu về hàng nơng sản trên thị trường quốc tế; nghiên
cứu các quy định về luật pháp, thuế quan, hạn ngạch của các thị trường mục tiêu... từ đó lựa chọn thị trường trọng điểm để tìm kiếm đối tác cho xuất khẩu hàng nơng sản.
Giải pháp 2: Chú trọng phát triển và hồn thiện cơng tác tạo nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu
Cơng tác tạo nguồn có vai trị rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nguồn hàng tốt, đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu của thị trường, thực hiện đúng thời hạn của hợp đồng sẽ là nhân tố quyết định đem lại thành công trong thương vụ và nâng cao uy tín của Cơng ty. Để làm tốt cơng tác này, Công ty cần thực hiện hai nhiệm vụ: Mở rộng các hình thức tạo nguồn và thực hiện tốt khâu vận chuyển, bảo quản dự trữ.
Mở rộng hình thức tạo nguồn: Các hình thức tạo nguồn hiện nay ở Cơng ty cịn nhiều hạn chế. Hình thức chủ yếu Cơng ty sử dụng là mua từ các đầu mối khác nhau ở các địa phương hoặc thu mua tập trung qua các trung gian. Hình thức này có ưu điểm là nhanh gọn, khơng phải đầu tư trong thời gian dài, lại có thể nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên Cơng ty khơng chủ động được về chi phí, chất lượng, thời gian... Vì vậy, các hình thức thu mua phải đa dạng hơn nữa, cụ thể:
- Tổ chức tốt mạng lưới thu mua hàng nơng sản, giảm bớt hình thức thu mua qua trung gian.
- Tăng đầu mối thu mua ở ngay tại vùng nguyên liệu hoặc trực tiếp đặt hàng tại các cơ sở chế biến nông sản.
- Mở rộng phạm vi thu mua nguyên liệu, thiết lập thêm các đại lý thu mua ở miền Trung và miền Nam.
- Cần có sự hỗ trợ vốn đầu tư vào các vùng sản xuất tập trung tạo ra nguồn hàng ổn định và vững chắc cho xuất khẩu.
không thực hiện tốt công tác này. Công ty cần đầu tư nhập khẩu các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, phương tiện kho lạnh, nâng cấp thiết bị vận chuyển để đảm bảo hàng không bị hư hao, mất mát, đổ và suy giảm chất lượng trên đường vận chuyển. Sau khi đưa hàng về đến kho trạm, các tổ kho phải thực hiện tốt các cơng tác phân loại, bao gói, xếp hàng vào kho và hàng loạt các nghiệp vụ dự trữ và bảo quản khác để giữ gìn chất lượng, số lượng hàng và luôn sẵn sàng xuất hàng một cách nhanh chóng thuận tiện. Trong dự trữ và bảo quản hàng hố các yêu cầu kỹ thuật của kho chứa hàng rất quan trọng, nhất là đối với hàng nông sản rất dễ bị ẩm mốc, mục...
Giải pháp 3: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại chính là sử dụng các phương tiện xúc tiến để giới thiệu về sản phẩm hàng hố của Cơng ty tới khách hàng, thu hút sự quan tâm của họ, kích thích nhu cầu của họ về hàng hố, qua đó tiêu thụ hàng hố mạnh hơn. Hiện nay, các hoạt động quảng cáo của Cơng ty chưa được chú trọng, hoạt động cịn thiếu tập trung, rời rạc nên hiệu quả không cao.
Phương tiện xúc tiến thích hợp nhất đối với Cơng ty đó là quảng cáo và tuyên truyền. Những phương tiện quảng cáo chủ yếu là báo tập san trong nước và quốc tế, thư chào hàng, gửi hàng mẫu... Trong đó thư chào hàng, được thực hiện thơng qua hình thức fax, có nhiều ưu điểm nhất. Bởi vì đây là loại quảng cáo có chi phí thấp, cùng lúc Cơng ty có thể chào hàng tới nhiều khách hàng
Hội chợ thương mại cũng là một hình thức xúc tiến mang lại hiệu quả cao. Hội chợ là nơi thích hợp cho việc mơi giới, giới thiệu sản phẩm của Cơng ty, thiết lập quan hệ bạn hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, học hỏi các cách thức bán hàng, mẫu mã, bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hội chợ thương mại cịn là nơi có thể ký kết hợp đồng với các đối tác.
Đặc biệt, trong thời đại cơng nghệ thơng tin hiện nay Cơng ty có thể áp dụng hình thức quảng cáo trên Internet. Hình thức này đang rất phổ biến mà lại không tốn kém và không bị giới hạn về mặt không gian, thời gian.
Giải pháp 4: Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng nông sản Chất lượng hàng hố xuất khẩu chính là một trong những yếu tố sống cịn đối với sự tồn tại và thành cơng của Cơng ty. Vì vậy Cơng ty cần có những biện pháp quản lý phù hợp sau:
- Trong khâu thu mua yêu cầu người cung cấp phải ký hợp đồng cung cấp hàng hoá và phải thực hiện một cách nghiêm túc theo hợp đồng về các yêu cầu sản phẩm.
- Đầu tư máy móc thiết bị cải tiến cơng nghệ sản xuất. Máy móc thiết bị lạc hậu khơng đồng bộ sẽ gây hỏng hóc ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản xuất khẩu.
- Áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển thì hàng nơng sản của Cơng ty mới qua được cửa khẩu kiểm tra các nước này và được người tiêu dùng chấp nhận. Muốn vậy Cơng ty cần có chính sách đầu tư cho các khâu: nghiên cứu thị trường, thu mua nguồn hàng, đóng gói, q trình cung ứng thiết kế, triển khai sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng... Điều cần nhất là Công ty phải phối hợp với các cán bộ khoa học địa phương các vùng nguyên liệu tổ chức các chương trình hướng dẫn quy trình trồng trọt, chăn ni cho bà con nông dân theo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường yêu cầu.
- Hiện nay Công ty thực hiện xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản chưa qua chế biến, chất lượng chưa cao nên Công ty cần tiến hành đầu tư cho khâu chế biến hàng nơng sản. Điều đó có thể thực hiện được vì Cơng ty có nguồn ngun liệu và nhân cơng rẻ hơn so với các nước
hoạt động của hai nhà máy chế biến Vĩnh Hoà và Bắc Giang. Hiện nay, hai nhà máy này cịn thiếu ngun liệu đầu vào nên cơng ty cần thành lập quĩ để phối hợp với chính quyền địa phương nhằm đầu tư, cung cấp cho nông dân ở các vùng lân cận giống cây phù hợp với dây chuyền của nhà máy. Cơng ty cũng có thể khuyến khích hộ gia đình mở rộng diện tích cây trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.
Giải pháp 5: Cơng ty cần có kế hoạch và chiến lược phát triển và mở
rộng thị trường xuất khẩu. Đề ra chiến lược phát triển làm cở sở định ra từng bước đi, từng kế hoạch thâm nhập vào các thị trường tiềm năng, củng cố và dần mở rộng các thị trường xuất khẩu.
Thị trường có vai trị đặc biệt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Thực tế cho thấy rằng, doanh nghiệp xuất khẩu nào có được thị trường và thị trường ngày càng rộng lớn thì hoạt động xuất khẩu càng có kết quả cao. Trong cơng tác phát triển thị trường xuất khẩu, cần chú ý đến các thị trường tiềm năng như Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản.
Giải pháp 6: Quan tâm và chú trọng vấn đề xây dựng, quảng bá và phát
triển thương hiệu. Đây là mặt yếu của Công ty trong thời gian qua. Công ty muốn đẩy mạnh xuất khẩu, cần để cho khách hàng thấy được tính đa dang, phong phú mặt hàng xuất khẩu của mình. Cần phải xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm của mình, tạo ra những thương hiệu mạnh, có giá trị cao để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngồi ra Cơng ty có thể áp dụng các giải pháp: tăng cường vốn đẩu tư cho kinh doanh, có chính sách hợp lý trong tổ chức hoạt động kinh doanh, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực...