Vốn FDI vào nông nghiệp giai đoạn 2000-2011

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho việt nam (Trang 54 - 100)

Năm Số dự án đăng ký Vốn đăng ký

(triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 2000 79 137,1 59,6 2001 78 214,3 53,4 2002 90 171,4 17,1 2003 101 178,3 141,0 2004 104 380,2 194,5 2005 101 148,9 215,1 2006 66 161,6 137,4

2007 80 286,8 201,2

2008 53 332,0 153,2

2009 32 84,9 40,0

2010 12 36,2 19,5

2011 30 130,7 71,1

Nguồn: Trần Nam Bình (2004), Báo cáo FDI nơng nghiệp 1988-2003 và định hướng 2010 Số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về vốn đăng ký

Trong giai đoạn 2000-2010, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 2,3% tổng vốn FDI của cả nước. Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tính đến 15/12/2011, số dự án lũy kế là 496 dự án, với vốn đầu tư là 3.218.267.739,00 USD, vốn điều lệ là 1.551.774.601 USD. Cụ thể tình hình thu hút vốn FDI vào nơng nghiệp các năm qua như sau.

Giai đoạn 2000-2006: Năm 2000, có 79 dự án FDI đăng ký vào nông nghiệp với số vốn đăng ký là 137,1 triệu USD. Năm 2001, FDI vào ngành nơng nghiệp có khởi sắc với lượng vốn đăng ký đạt 214,3 triệu USD và 78 dự án. Tiếp đó, năm 2002 thu hút được 90 dự án với tổng số vốn giảm xuống còn 171,4 triệu USD; năm 2003 thu hút được 178,3 triệu USD với 54 dự án. Vốn đăng ký tăng lên 380,2 triệu USD với 104 dự án năm 2004. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo là 2005, 2006, dòng vốn FDI vào nông nghiệp tiếp tục giảm cả về số lượng dự án lẫn vốn đăng ký, cụ thể 2005 là 101 dự án với số vốn đăng ký là 148,9 triệu USD, 2006 là 66 dự án với số vốn 161,6 triệu USD.

Giai đoạn 2007-2011: mặc dù năm 2007, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh với những dự án có vốn đầu tư hàng tỷ USD được cấp phép, nhưng chỉ một phần rất ít trong số đó là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Số dự án đăng ký là 80 với tổng vốn là 286.7 triệu USD, tuy nhiên đây cũng là con số tăng đáng kể so với 2 năm trước đó. Năm 2008, số dự án giảm với 53 dự án nhưng vốn đăng ký tăng so

với 2007 đạt xấp xỉ 332 triệu USD. Năm 2009 FDI giảm mạnh cả về số dự án lẫn vốn đăng ký với 84,9 triệu USD trong 32 dự án. Năm 2010, vốn FDI vào nông nghiệp tiếp tục giảm, với 12 dự án và 36,2 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 1% trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2011 đánh dấu sự tăng trở lại của vốn FDI với 30 dự án và 130,7 triệu USD vốn đăng ký.

Về vốn giải ngân

Theo Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT), tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong tổng vốn FDI vào nước ta liên tục giảm từ 21.6% giai đoạn 1988-1990 xuống còn 8.3% giai đoạn 1991-1995, đến hết năm 2008 còn khoảng 3%, giảm xuống 1% năm 2010 và trong năm 2011 chỉ cịn 0.89%. Khơng những vốn đăng ký thấp, mà tỷ lệ vốn giải ngân còn thấp hơn nhiều. Trong tổng số vốn đăng ký 4.8 tỷ USD của 977 dự án FDI vào nơng nghiệp tính đến 19/12/2008, chỉ có khoảng 2 tỷ USD được giải ngân so với tổng vốn FDI giải ngân của cả nước là 30 tỷ USD.

Cụ thể, năm 2000 lượng vốn giải ngân là 59,6 triệu USD, thì đến năm 2001, giảm xuống cịn 53,4 triệu USD và có xu hướng xấu đi trong hai năm tiếp theo. Năm 2002 tồn ngành có 223 dự án được thực hiện với số vốn giải ngân là 17 triệu USD. Đến năm 2003 thì chỉ có duy nhất 1 dự án được thực hiện với số vốn là 1 triệu USD. Từ năm 2004-2007, số vốn FDI giải ngân trong nông nghiệp vô cùng nhỏ bé. Cụ thể, cả giai đoạn 1988-2003, cả nước có 528 dự án được thực hiện với tổng vốn vào khoảng 1.75 tỷ USD thì đến năm 2007, con số này mới chỉ dừng lại ở mức khoảng 2 tỷ USD tính đến 31/12/2007. Những năm tiếp theo, vốn giải ngân tiếp tục giảm xuống 153,2 triệu USD năm 2008, 40 triệu USD năm 2009, 19,5 triệu USD năm 2010 và tăng lên 71,1 triệu USD năm 2011.

Tóm lại, xét trong cả giai đoạn 2000-2011, dịng vốn FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn FDI vào các lĩnh vực kinh tế khác.

3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư

Ngành trồng trọt và chế biến nông sản thực phẩm:

Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp, chiếm 56,75% trong tổng vốn đăng ký và 63.2% trong tổng vốn thực hiện. Đặc điểm của các dự án trong lĩnh vực này là chủ yếu gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu như mía đường, chế biến gạo, xay xát bột, khoai mỳ…Một số dự án như chế biến đường tại Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Tây Ninh, Long An đã bước đầu gây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, trình độ quản lý, cung cấp nguyên liệu khoa học, góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành mía đường; các dự án xay xát bột mỳ góp phần tạo được giống khoai mỳ cho năng suất cao trên những vùng đất từ trước đến giờ bị coi là hoang hóa, tạo cơng ăn việc làm, thu nhập cho nhân dân địa phương…

Các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành trồng trọt và chế biến nông sản tại Việt Nam chủ yếu là các nước có nền nơng nghiệp tương đối phát triển như Đài Loan, Hoa Kỳ, Pháp, British Virgin Islands (BVI), …(xem phụ lục 3)

Ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc

Mặc dù vốn đăng ký vào ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chỉ chiếm 11,43% tổng vốn đăng ký vào nông nghiệp, nhưng vốn thực hiện đạt 14,66%, chỉ xếp sau ngành trồng trọt, chế biến nông sản. Các dự án FDI trong ngành này chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Đơng Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh… vì đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, thị trường tiêu thụ lớn, cộng thêm chính sách thu hút đầu tư thơng thống, tạo điêu kiện cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

Tương tự như ngành trồng trọt và chế biến nông sản, các đối tác đầu tư vào ngành chăn ni đều là các nước, các vùng lãnh thổ có thế mạnh về nơng nghiệp như Thái Lan, Đài Loan, Pháp (xem phụ lục 4). Trong đó một số đối tác như Singapore, BVI, lại chủ yếu đầu tư vào các dự án sản xuất và chế biến các sản phẩm chăn nuôi như thức ăn gia súc, chế biến thịt và một số dự án có mục tiêu chăn ni đặc thù như nuôi khỉ phục vụ nghiên cứu khoa học.

Ngành trồng rừng và chế biến gỗ, lâm sản

Chế biến gỗ, lâm sản là lĩnh vực đầu tư khá hấp dẫn, chiếm tỷ trọng 22,32% trong tổng vốn đăng ký và 13,74% vốn giải ngân vào nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống như FDI vào trồng trọt, chế biến nông sản, FDI vào lâm nghiệp cũng chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên hiện có. Các nhà đầu tư chủ yếu là Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu như Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch…chiếm gần 90% tổng vốn vào ngành này ( xem phụ lục 5).

Ngành thủy sản

Đây là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp theo tiểu ngành, chiếm 9,5% trong tổng vốn đăng ký và 8,4% trong tổng vốn thực hiện. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực thủy sản hiện đang giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành, đặc biệt trong việc sản xuất thức ăn, con giống, thuốc cho nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, các doanh nghiệp FDI chiếm 90% thị phần thuốc thú y, thuốc thủy sản; các công ty như Cargill, Green Feed, New Hope, CJ Vina, Anco…chiếm thị phần lớn sản xuất con giống; các công ty như CP Việt Nam (Thái Lan), Uni-President Việt Nam (Đài Loan), Tomboy (Pháp)… chiếm thị phần lớn trong sản xuất thức ăn phục vụ ni trồng thủy sản. Ngồi ra, phần lớn các dự án từ 5 triệu USD trở lên tập trung vào các hoạt động tổng hợp nuôi trồng thủy sản kết hợp với chế biến xuất khẩu và các dự án nuôi trai cấy ngọc, sản xuất thức ăn vi sinh. Tuy nhiên, chưa có dự án nào khai thác cá biển do chưa thể tính được hiệu quả khai thác biển vì liên quan đến cơng nghệ khai thác bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Các đối tác đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…(xem phụ lục 6).

3.2.2.2. Cơ cấu theo hình thức đầu tư

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu FDI đăng ký vào nơng nghiệp theo hình thức đầu tư giai đoạn 1988- 2008

Đơn vị: %

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư

Biểu đồ cho thấy, FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp chủ yếu dưới hai hình thức là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, hình thức cơng ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong 977 dự án đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp giai đoạn 1988-2008, thì có đến 775 dự án thuộc hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm tới 79.3% tổng số dự án và 75.9% tổng vốn đăng ký. Hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 20% tổng số vốn đầu tư với 173 dự án, trong khi hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0.52 % với tổng số 20 dự án. Hình thức cơng ty cổ phẩn chỉ có 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 170.78 triệu USD, chiếm 3.8 tổng vốn FDI đăng ký vào nông nghiệp trong cả giai đoạn.

Đa số các nhà đầu tư Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ thực hiện đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngồi. Trong khi đó các đối tác như Hồng Kong, Malaysia chủ yếu chọn hình thức doanh nghiêp liên doanh, chiếm tới 87% dự án của các đối tác này.

Mặc dù thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác trong nước sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngồi tiết kiệm đáng kể chi phí kinh doanh, hạn chế rủi ro, đặc biệt trong lần đầu tiên thâm nhập thị trường mới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp khơng thuộc danh mục đầu tư có điều kiện, do đó hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi được đa số các nhà đầu tư lựa chọn. (Xem phụ lục 7)

3.2.2.3. Cơ cấu vốn theo địa phương

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp theo vùng lãnh thổ giai đoạn 1988-2008

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư

Cho đến nay, hầu hết các tỉnh và thành phố đều đã có dự án FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong nông nghiệp phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu vào các vùng kinh tế trọng điểm, những vùng có điệu kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế, trong khi các tỉnh vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn, tỷ trọng cịn rất thấp.

Cụ thể, hơn ½ lượng vốn FDI nông nghiệp tập trung ở khu vực Đơng Nam Bộ, là vùng có điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc biệt là phát triển vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các tỉnh, thành phố có lượng vốn FDI lớn như Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An.

Trong cơ cấu FDI vào nông nghiệp theo vùng miền, một điểm đáng lưu ý là khu vực đồng bằng sông Hồng được coi là có điều kiện thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, tuy nhiên lượng vốn FDI đổ vào khu vực này còn rất hạn chế, chiếm 5,7% vốn đăng ký và 5,3% vốn thực hiện trong tổng vốn FDI vào nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Nguyên nhân một phần do công tác quản lý đất nơng nghiệp chưa hiệu quả, điển hình đây là khu vực có mức độ mức độ manh mún trong việc chia ô, thửa ruộng cao nhất cả nước (tính đến tháng 5/2008, có 26.353.080 thửa ruộng được chia cho 2.815.934 hộ nơng dân, trung bình gần 9,4 thửa ruộng trên một hộ). Điều này gây khó khăn cho việc quy hoạch, chuẩn bị nguồn đất đai cho các dự án FDI. Các khu vực có điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn cho phát triển nơng nghiệp như miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên cũng là những khu vực có lượng vốn FDI vào nơng nghiệp thấp.

Ngồi ra, đặc trưng của hầu hết các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung ở vùng nguyên liệu truyền thống, thuận lợi khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, như các dự án mía đường tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh Đông Nam Bộ; các dự án trồng chè, trồng rau, hoa tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Lâm Đồng…

Theo cơ cấu địa phương, Bình Dương là tỉnh thu hút lượng vốn FDI nhiều nhất vào lĩnh vực nơng nghiệp, đồng thời cũng có nhiều dự án nhất với 265 dự án,

dự án, trừ một số dự án sản xuất mía đường, thức ăn chăn ni có quy mơ hàng chục triệu USD, phần lớn các dự án FDI vào nông nghiệp có quy mơ nhỏ và gắn với nguồn nguyên liệu địa phương.

3.2.2.4. Cơ cấu theo đối tác đầu tư.

Biểu đồ 3.4: Vốn FDI đăng ký trong nông nghiệp theo đối tác giai đoạn 1988- 2008

Đơn vị: %

Nguồn: Vụ kế hoạch, bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

Qua biểu đồ ta thấy, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp nước ta chủ yếu từ các quốc gia châu Á như Đài Loan, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản… Cụ thể trong giai đoạn 1988- 2008, Đài Loan là nước đầu tư lớn nhất chiếm 28% tổng vốn FDI, tiếp đó là các nước ASEAN với 25%, Trung Quốc là 5%. Như vậy chỉ riêng ba quốc gia và khu vực đã chiếm tới 58% tổng vốn FDI vào nơng nghiệp Việt Nam. Cịn tính đến hết năm 2011, trong hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI cịn hiệu lực trong lĩnh vực nơng nghiệp ở Việt Nam, các nhà đầu tư đến từ châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký.

Các quốc gia châu Âu đầu tư có số vốn đầu tư đáng kể là Pháp 8%, British Virgin 11%. Trong khi đó đầu tư của Hoa kỳ chỉ chiếm 4%. Các quốc gia còn lại chiếm 19% trong tổng vốn FDI vào nơng nghiệp Việt Nam.

Nhìn chung, cơ cấu FDI vào nơng nghiệp theo đối tác đầu tư còn thiếu đa dạng, tập trung chủ yếu ở các quốc gia châu Á, trong khi các nước khác, đặc biệt các quốc gia có nền nơng nghiệp tiên tiến Âu, Mỹ đầu tư cịn hạn chế vào nơng nghiệp nước ta.

3.3. Đánh giá FDI vào nông nghiệp Việt Nam3.3.1. Thành tựu đạt được 3.3.1. Thành tựu đạt được

3.3.1.1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp

Mặc dù tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác không cao nhưng đây vẫn là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho việc đầu tư phát triển nơng nghiệp nơng thơn.

Nơng nghiệp ngày càng đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập trong q trình phát triển, một trong số đó là nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Mức đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua khơng tương xứng với vai trị của ngành đối với phát triển kinh tế cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn 2000-2010, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội cho ngành nông nghiệp giảm từ 13,8% GDP năm 2000 xuống còn 7,5%

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho việt nam (Trang 54 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)