Hạn chế Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho việt nam (Trang 68 - 76)

3.3. Đánh giá FDI vào nông nghiệp Việt Nam

3.3.2. Hạn chế Nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp vẫn cịn một số hạn chế

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động các dự án FDI trong nông nghiệp chưa cao.

Đây thực thực trạng tại nhiều dự án FDI trong nông nghiệp khi mà các dự án mới chỉ tập trung chủ yếu vào khai thác các tiềm năng, thế mạnh hiện có như đất đai, tài nguyên, lao động mà chưa tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, tạo hướng phát triển bền vững cho các dự án trong lĩnh vực nơng nghiệp. Ngồi ra, phần lớn các doanh nghiệp FDI vào nông nghiệp Việt Nam đều có số vốn vừa và nhỏ, dưới 2 triệu USD, thậm chí có doanh nghiệp số vốn dưới 500.000 USD như công ty TNHH Shin Wall của Hàn Quốc, vốn kinh doanh chỉ có 160.000 USD. Vốn đăng ký thấp, vốn thực tế hoạt động còn thấp hơn vốn đăng ký nhiều, chẳng hạn Công ty TNHH Trường Thái Việt Nam, vốn đầu tư của Đài Loan, vốn đăng ký kinh doanh là 1 triệu nhưng sau 2 năm hoạt động mới chỉ đầu tư được 570,000 USD.

Thứ hai, phân bố vốn FDI không đều giữa các địa phương

FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam phân bố không đều giữa các địa phương và vùng lãnh thổ. Hầu hết các dự án đều tập trung ở các vùng nguyên nhiên liệu, kinh tế trọng điểm, có địa kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển

sản xuất (như vùng Đông Nam Bộ), trong khi các địa phương, vùng kinh tế khó khăn đang rất “khát” FDI (khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ). Điều này đã hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn giữa các vùng, địa phương, tạo nên sự mất cân bằng ngày càng lớn về phát triển kinh tế.

Thứ ba, đối tác đầu tư thiếu đa dạng.

Trong cơ cấu các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, chủ yếu vẫn là các nước châu Á. Đài Loan vẫn là nước đầu tư nhiều nhất, tiếp theo là các nước ASEAN. Các cường quốc nông nghiệp như EU, Úc, Mỹ, Canada đã đầu tư vào Việt Nam nhưng tỷ trọng còn thấp. Do vậy, để tăng nguồn vốn FDI vào nơng nghiệp, cần phải đa dạng hóa hơn nữa đối tác đầu tư, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư từ các nước có nền nơng nghiệp phát triển, đẩy mạnh chuyển giao công nghiệp, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các nước đó.

Thứ tư, tỷ trọng FDI vào nơng nghiệp so với các ngành kinh tế khác cịn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành. Trong những năm qua, tỷ

trọng đầu tư cho nông nghiệp thấp và thiếu ổn định.

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003-2011

Nguồn: Tính tốn từ báo cáo FDI hàng năm của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư

Qua biểu đồ có thể thấy vốn FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn FDI vào Việt Nam và ngày càng có xu hướng giảm. Cụ thể giai đoạn 2003- 2005, FDI nơng nghiệp chiếm trên 6% thì đến năm 2006, giảm xuống 3.32%. Đặc biệt giai đoạn 2007-2011, tỷ trọng FDI trong nông nghiệp luôn nhỏ hơn 1%, chỉ đạt 0.6% năm 2007, 0.4% năm 2008, 2009, 0.19% năm 2010 và 0.8% năm 2011.

Nếu so với vai trị của ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế (chiếm trên 50% lao động, 20% GDP, 23% kim ngạch xuất khẩu năm 2008), cộng với tiềm năng, thế mạnh hiện có, thì rõ ràng vốn đề tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Hoạt động kinh doanh nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro.

Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp nhưng đồng thời cũng đem lại những bất lợi với sự biến đổi bất thường hàng năm kèm theo các hiện tượng thời tiết như thiên tai, bão lụt, hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Đặc biệt trong điều kiện nước ta khi mà hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ nơng nghiệp cịn hạn chế thì yếu tố thời tiết, khí hậu càng có ảnh hưởng quan trọng.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm diễn biến phức tạp với các dịch cúm A H5N1 trên gia cầm, cúm H1N1 trên lợn, dịch lở mồm long móng trên trâu bị…gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi.

Giá cả của các sản phẩm nông nghiệp thường xuyên chịu biến động bởi nhiều yếu tố, trong khi đó sản phẩm nơng nghiệp lại mang tính thời vụ cao, khó bảo quản trong thời gian dài. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào nơng nghiệp cịn phải đầu tư đào tạo chun mơn cho lao động và đầu tư xây dựng các cơng trình kết

cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp như thủy lợi nội đồng, đường liên thôn bản, hệ thống dẫn nước trong sản xuất nơng nghiệp và các cơng trình phúc lợi cho cơng nhân tại các cơ sở chế biến nông sản, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong khi các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp, thương mại không phải chịu những khoản đầu tư này. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong sản xuất nơng nghiệp và chế biến nơng sản đang địi hỏi các nhà đầu tư phải tăng thêm vốn đầu tư vào xử lý chất thải và chống ô nhiễm, làm tăng thêm chi phí sản xuất. Giá cả biến động, chi phí sản xuất tăng khiến nhà đầu tư ít nhìn thấy lợi nhuận để quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam quy mơ nhỏ, phân tán, thiếu tính liên kết, phối hợp và khơng chun nghiệp, chưa tạo ra sức thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI.

Nơng nghiệp nước ta chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún và chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Các hộ gia đình là chủ thể chủ yếu của sản xuất nơng nghiệp với phương thức sản xuất truyền thống, kỹ thuật giản đơn, thô sơ, chủ yếu là lao động chân tay, chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, quản lý. Họ tự quyết định đầu tư mua sắm vật tư sản xuất như giống cây, con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, cải tạo đồng ruộng, xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Việc thiếu các dịch vụ cung ứng chuyên nghiệp đã khiến chất lượng các nhân tố đầu vào thấp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của sản phẩm đầu ra. Trong khi đó, các vùng sản xuất cũng chưa được chun mơn hóa với kết cấu hạ tầng đồng bộ; cơ cấu sản xuất chưa ổn định. Nông nghiệp là ngành sản xuất mang tính chất mùa vụ, điều này đã là một ảnh hưởng không thuận đến động lực đầu tư. Trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thiếu gắn kết giữa các hộ nơng dân thì ảnh hưởng này lại càng tăng lên.

Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng chưa phát triển đủ mạnh, chưa tạo đủ vốn tín dụng cho người sản xuất nơng nghiệp đã làm tăng gánh nặng về vốn tiền mặt ngắn hạn lên các doanh nghiệp nói chung và nhà đầu tư FDI nói riêng trong việc thu mua sản phẩm của nông dân, dẫn đến làm suy giảm động lực của họ trong đầu tư vào nơng nghiệp. Sản xuất nơng nghiệp chưa hình thành được các chuỗi giá trị bền vững từ cung ứng đầu vào, canh tác trên đồng ruộng, thu hoạch, đến bảo

quản, chế biến và tiêu thụ, tình trạng chia cắt, tranh chấp đã tạo ra thị trường nông sản ngun liệu khơng lành mạnh, mang tính phổ biến làm nản lịng các doanh nghiệp và nhà đầu tư FDI.

Cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Hệ thống giao thông, đặc biệt giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế cịn khó khăn. Cụ thể, hết năm 2011, trên cả nước vẫn còn 149 xã chưa có đường ơtơ (Đức Phương, 2012), khoảng trên 31.300 km đường cấp huyện, trong đó rải nhựa chỉ chiếm 3,6%, cịn lại là đá răm, đường đất. Khơng những thiếu về số lượng mà chất lượng các tuyến đường giao thông hiện nay cũng không đảm bảo, xuống cấp, thường xuyên phải nâng cấp, sửa chữa. Nhiều tuyến đường phía Bắc thường xụt lở vào mùa mưa bão, phía Nam ngập lụt chỉ đi được vào mùa khô. Đường giao thơng thơn, bản càng hết sức khó khăn, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đây chính là sự hạn chế lớn để phát triển và tiêu thụ nông sản đối với các dự án phát triển nguồn nguyên liệu ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể các vùng trồng mận ở Mộc Châu, Nhãn ở Sông Mã (Sơn La), vải thiều (Bắc Giang), ... xe ôtô không thể tiếp cận để tiến hành thu mua. Đây chính là rào cản lớn đối với FDI vào nông nghiệp các khu vực này.

Hệ thống lưới điện cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Hệ thống điện nước ta vẫn chủ yếu là từ các nhà máy thủy điện, điều này đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vào mùa khô khi mực nước các sông hồ hạ xuống thấp, hiện tượng thiếu điện thường xuyên xẩy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Các dự án chăn nuôi là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng thiếu điện này. Nắng nóng, cắt điện luân phiên làm tăng chi phí sản xuất do phải làm mát chuồng trại bằng nguồn năng lượng thay thế, đồng thời tăng nguy cơ mắc loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng…ở gia súc, gia cầm.

Hệ thống giao thông thủy lợi được coi là “mạch máu” trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hệ thống này ở nước ta vẫn còn rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng

được nhu cầu tưới nước trong mùa khô, tiêu nước trong mùa mưa. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vẫn diễn ra ở các vùng khô hạn miền Trung, Tây Nguyên, miền núi, thiếu nước cho thau chua rửa mặn ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nơng thơn cịn thiếu. Cụ thể, tính đến năm 2010, các tỉnh phía Bắc, Tây Ngun, bình qn 10km2 chỉ có 0,1-0,2 chợ. Cả nước cịn hơn 3.000 xã thiếu chợ hoặc chỉ có chợ quy mơ nhỏ; 43% chợ tạm. Trong khi đó, nhiều chợ đầu mối xây dựng hồnh tráng, kinh phí hàng tỷ đồng lại khơng phát huy hiệu quả (Nguyễn Tố, 2010). Ngoài ra, các trung tâm thương mại, kho bảo quản, kho lạnh chưa được quan tâm đầu tư, trong khi đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp là các sản phẩm không bảo quản được trong thời gian dài, dễ bị biến đổi về chất lượng.

Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống quản lý, xúc tiến FDI của ngành nông nghiệp chưa hiệu quả

Công tác vận động, xúc tiến đầu tư còn chưa được thực hiện hiệu quả, chưa tạo được sức thu hút đối với các nhà đầu tư đến tham quan tìm hiểu cơ hội đầu tư cũng như ra quyết định đầu tư. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nước ta đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, những nước có sức hút FDI lớn, kể cả trong lĩnh vực nơng nghiệp, thì việc đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư, quảng bá thơng tin và hình ảnh Việt Nam, của nơng nghiệp Việt Nam và cơ hội đầu tư tới các nhà đầu tư tiềm năng ngày càng có ý nghĩa trong việc tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam nói chung, vào lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng.

Chi phí đầu tư cao. Các chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân cơng cùng với những

chi phí vận hành cố định như điện, điện thoại, internet, viễn thông, vận tải ... đều ở mức xấp xỉ của các nước cùng khu vực như Thái Lan, Singapore...trong khi hạ tầng cơ sở của Việt Nam lại kém hơn các nước trong cùng khu vực rất nhiều. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cịn phải chịu rất nhiều các loại, phí, lệ phí, phụ phí khác như phí lưu kho sân bay, phí an ninh, phụ phí xăng dầu…Chi phí kinh doanh cao ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư, làm giảm động lực của nhà đầu tư khi cân nhắc đầu tư.

Ngoài ra, khi đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, các nhà đầu tư cịn phải chịu thêm các chi phí khác như chi phí để có được mặt bằng cho sản xuất bao gồm chi phí theo hộp đồng thuê đất với Nhà nước, chi phí đền bù, san lấp mặt bằng; chi phí dành cho đào tạo chuyên môn cho lao động, đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp như thủy lợi nội đồng, đường liên thôn bản, hệ thống dẫn nước trong sản xuất nơng nghiệp và các cơng trình phúc lợi cho công nhân tại các cơ sở chế biến nơng sản; các chi phí dành cho xử lí chất thải, chống ơ nhiễm…

Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các nhà đầu tư FDI trong nông nghiệp thiếu rõ ràng, minh bạch

Hiện nay, các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư, về tổ chức hoạt động của các dự án FDI trong nơng nghiệp chưa tính hết những đặc thù như: chứa đựng nhiều rủi ro trong kinh doanh; khả năng tiên lượng về thị trường khó khăn; các mối quan hệ giữa các tác nhân trong triển khai dự án phức tạp hơn so với dự án FDI trong công nghiệp, xây dựng và thương mại... Điều này khiến cho các quy định của luật pháp về đầu tư FDI hiện nay ít phù hợp với ngành nơng nghiệp và cơng nghiệp chế biến nơng sản. Ngồi ra, việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong thẩm định, cấp phép dự án chưa rõ ràng, gây khó khăn, lãng phí thời gian, tăng chi phí của nhà đầu tư trong việc xin cấp phép triển khai dự án.

Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong lĩnh vực nơng nghiệp, các chính sách này chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Hầu hết các dự án FDI trong lĩnh vực này cần vùng nguyên liệu tập trung, đều gặp phải sự trắc trở, thậm chí là bế tắc trong tiếp cận đất đai. Nhiều dự án trồng rừng, trồng mía cơng nghiệp gặp khó khăn do chỉ được giao một phần nhỏ diện tích đất trồng rừng so với quy định tại giấy phép đầu tư. Các dự án trồng và chế biến rau quả gặp cản trở trong thuê đất và quan hệ với nông dân về đất đai. Các dự án thủy sản gặp khó khăn trong giao mặt nước cho ni trồng thủy sản ở các vùng biển do trở ngại về môi trường sinh thái trong điều kiện năng lực quản lý của Việt Nam cịn hạn chế. Chính sách tín dụng cũng chưa phát huy được vai trị hỗ trợ vốn cho các dự án FDI.

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ từ lâu vốn được xem là ưu thế của nước ta trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để phát triển bền vững bất kỳ ngành kinh tế nào, chất lượng nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Thực tế các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, vốn cũng là những nước có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đang ngày càng tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng sức cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ở Việt Nam, theo thống kê cho thấy, năm 2009 tổng số lao động ngành nông nghiệp cả nước là 46,7 triệu người, chiếm 74,6% tổng lực lượng lao động toàn xã

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho việt nam (Trang 68 - 76)