Xu thế FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho việt nam (Trang 26 - 30)

1.4.1. Xu thế chung trên thế giới

Trong năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều biến động, nhưng dịng vốn FDI tồn cầu vẫn tăng lên 1.509 tỷ USD so với 1.290 tỷ USD năm 2010, cao

hơn mức FDI trung bình thời kì trước khủng hoảng là 1472 tỷ USD. Các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đạt kỷ lục 755 tỷ USD, chiếm hơn một nửa dòng vốn FDI của thế giới (Global Investment Trends Monitor, 1/2012)

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn FDI tăng từ 2 tỷ USD năm 2001 lên 5 tỷ USD năm 2008. Không những thế, nếu như trước đây các nhà đầu tư thường chỉ tham gia vào các giai đoạn như chế biến và phân phối, thì hiện nay cịn trực tiếp tham gia vào khâu sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với nơng dân, góp phần làm tăng quy mơ cũng như hiệu quả của các dự án FDI.

Theo dự báo của UNCTAD, xu thế này sẽ được duy trì trong tương lai vì một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, đặc trưng của sản phẩm nơng nghiệp là có cầu ít co giãn đối với giá và thu nhập. Điều này được phản ánh rõ trong thời kỳ khủng hoảng, khi mà các ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh tế như công nghiệp chế biến hay dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, thì cầu đối với sản phẩm nơng nghiệp lại tương đối ổn định.

Thứ hai, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng do sự gia tăng dân số, đặc biệt tại các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ…và tại các quốc gia, khu vực có nền nơng nghiệp kém phát triển như châu Phi, vùng Vịnh…

Thứ ba, việc tìm kiếm nguồn năng lượng sạch, thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường khiến cho hoạt động sản xuất năng lượng sinh học cũng đang tăng rất nhanh, đồng nghĩa với nhu cầu về các loại sản phẩm nông sản phục vụ việc sản xuất loại năng lượng này như ngũ cốc, các hạt có dầu sẽ ngày càng tăng.

Những nhân tố này, cùng với sự lo ngại về an ninh lương thực ở nhiều nước đẩy giá lương thực tăng nhanh là động lực thơi thúc các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực vốn được xem là ít tiềm năng so với các ngành kinh tế khác này. Điều này sẽ thúc đẩy các dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào khu vực nông nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi có lợi thế tương đối về nguồn lực đất, nước, và con người (FDI và cơ hội cho ngành nông nghiệp, 2010).

1.4.2. Xu hướng các nước đang phát triển

So với các nước phát triền, ngành nơng nghiệp ở các nước phát triển có một tầm quan trọng tương đối, cộng với sự dồi dào về đất đai cho nông nghiệp, các

chính sách ưu tiên của chính phủ, điều này đã khiến giá trị FDI đầu tư vào nông nghiệp tại các nước đang phát triển có xu hướng cao hơn tại các nước phát triển. Hơn nữa, xét về tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong giá trị FDI lũy kế với tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, nơng nghiệp chiếm một vị trí quan trọng hơn nhiều tại các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế là FDI dành cho chế biến thực phẩm tại các nước phát triển vẫn cao hơn, điều đó cho thấy đa phần các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn vẫn tập trung tại các nước phát triển.

Về cơ cấu vốn, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp tại các vùng kinh tế đang phát triển tập trung chủ yếu ở các khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ Latin và Caribe, Châu Phi.

Biểu đồ 1.1: Vốn FDI vào nông nghiệp khu vực các nước đang phát triển năm 2002 và 2007

Nguồn : UNCTAD Database

Qua biểu đồ ta thấy xu hướng dòng vốn FDI vào các khu vực đang phát triển phân bổ không đồng đều giữa các khu vực. Cụ thể khu vực Châu Á- Thái Bình Dương ln chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn FDI, với 77% năm 2002 và 78% năm 2007; trong khi đó khu vực châu Phi ln chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 7% trong hai năm 2002 và 2007.

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho việt nam (Trang 26 - 30)