của các nước ASEAN
Như đã phân tích trong phần các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở các nước, trong phần này chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực tế các nhân tố này ở các nước ASEAN.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên khu vực ASEAN thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp. Khí hậu đặc trưng của khu vực là nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao quanh năm; mưa theo mùa, có một mùa mưa nhiều và một mùa ít mưa. Một phần Bắc Việt Nam, Myanmar, Thái Lan có xen một mùa đơng lạnh. Phần nam bán đảo Malaca có khí hậu xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều và điều hịa quanh năm. Đặc điểm khí hậu tạo điều kiện cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, đặc biệt các loại cây nhiệt đới và cả ôn đới.
Về tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các quốc gia Đơng Nam Á đều có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú. Với 50% diện tích là rừng nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm quanh năm, là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp. Một số quốc gia có diện tích rừng lớn như Malaysia (59% diện tích). Khu vực ASEAN cũng có lợi thế về tài ngun nước. Hệ thống sơng ngịi dày đặc, với hệ thống sông lớn là sông Mê Kông, vừa cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho đánh bắt thủy sản nước ngọt. Ngoài ra, tất cả các nước châu Á, trừ Lào, đều có mặt giáp biển- biển Đơng. Biển Đơng có một ý nghĩa quan trọng đối với các nước ASEAN, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, thủy sản.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên khu vực ASEAN thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi, đến lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp nói chung của các nước ASEAN.
2.1.2. Dân cư và nguồn lao động
Dân số ASEAN hiện nay trên 600 triệu người, chiếm khoảng 1/10 dân số thế giới. Indonesia là quốc gia đông dân nhất khu vực với 237,6, triệu người, đứng thứ tư trên thế giới. Với lực lượng lao động khoảng 285 triệu người (ASEAN Labour Ministers Meeting, 2008), đây được coi là một trong những khu vực có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ trên thế giới. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sản xuất nơng nghiệp do đây là ngành địi hỏi nhiều lao động, trong bối cảnh nền nông nghiệp ở hầu hết các nước ASEAN cịn lạc hậu, tỷ trọng cơng nghiệp hóa, cơ giới hóa trong nơng nghiệp chưa cao.
Ngày nay, các dự án FDI không chỉ tập trung vào sản xuất nguyên liệu đầu vào, mà còn đầu tư vào cơng nghiệp chế biến, đặc biệt cịn mở rộng sang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học. Do vậy, bên cạnh việc tận dụng những lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thì việc xây dựng đội ngũ lao động, cán bộ có trình độ ngày càng trở nên quan trọng.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng phát triển tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, liên lạc, có tác động đến hầu hết các quy trình trong một dự án đầu tư, nhờ đó giúp nhà đẩu tư giảm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất cũng như lợi nhuận đạt được.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng trong việc thu hút đầu tư nước ngồi, trong những năm qua các nước ASEAN đã có nhiều đầu tư đáng kể để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước. Các quốc gia đã xây dựng sân bay quốc tế, cảng biển, hệ thống đường cao tốc và viễn thông, thông tin liên lạc... đến cả những vùng khó khăn nhất của đất nước. Chẳng hạn như Thái Lan đã phát triển hệ thống vận tải hàng không với hệ thống sân bay thương mại rộng khắp, biến tất cả các vùng của đất nước chỉ cách thủ đô Bangkok khoảng 1 giờ bay. Ngồi ra Thái Lan cũng có hệ thống đường bộ phát triển dài 390.206 km, trong đó có 98.5% là đường bê tơng trải nhựa đến các vùng của đất nước; hay như Malaysia cũng có hệ thống giao thông đường bộ và cảng biển rất phát triển.
Trên phạm vi khu vực, bên lề hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Washington, các bộ trưởng Tài chính ASEAN ngày 24/9/2011 đã nhất trí thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng trị giá gần 500 triệu USD nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực năng động này và các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, theo đó các quốc gia thành viên có thể đề nghị Quỹ cơ sở hạ tầng cấp các khoản vay để xây dựng đường bộ, đường sắt hay thực hiện các dự án khác về cơ sở hạ tầng.
2.1.4. Thị trường sản phẩm
Dân số đông không chỉ đáp ứng nhu cầu về lao động cho sản xuất nơng nghiệp mà cịn đảm bảo yếu tố thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy nhiên, các dự án FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp hiện nay khơng chỉ góp phần đảm bảo nhu cầu trong nước mà còn tập trung hướng về xuất khẩu. Do vậy, việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới có vai trị quan trọng trong việc tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp. Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, tất cả các nước ASEAN hiện nay, trừ Lào, đều đã là thành viên của WTO; có 7 nước tham gia APEC. Các quốc gia ASEAN cũng đã ký kết các thoả thuận tự do thương mại với rất nhiều quốc gia, khu vực, tổ chức khác trên thế giới như Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản, Úc, New Zealand và gần đây nhất là Ấn Độ.... Ngoài ra, hiện nay tổ chức này đang đàm phán thoả thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu, khi thỏa thuận tự do thương mại ASEAN-EU được ký kết sẽ càng mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của ASEAN vào thị trường EU.
2.1.5. Luật pháp
Môi trường pháp lý, thủ tục cấp giấy phép, triển khai, quản lý dự án đầu tư.
Về môi trường pháp lý, các quốc gia đều tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư với các bộ luật của mình. Luật Lao động Thái Lan cho phép các nhà đầu tư được tuyển lao động trực tiếp và không quy định lương tối thiểu cũng như thủ tục tuyển dụng. Các dự án đầu tư được quyền quyết định các điều kiện, điều khoản, phương thức, số lượng lao động tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với lao động nước ngồi có một số hạn
đầu tư nước ngoài sử hữu đất đai, mặc dù phải qua thủ tục phê duyệt nhưng cũng là một ưu đãi lớn cho phép nhà đầu tư được tự do trong q trình kinh doanh của mình.
Về đơn giản hóa thủ tục pháp lý, cấp giấy phép, triển khai, quản lý dự án, thủ tục, quy trình thơng thống, đơn giản khơng chỉ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí trong q trình làm thủ tục, cấp phép đầu tư mà cịn đẩy nhanh q trình thực hiện dự án, đưa dự án vào hoạt động, qua đó giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt cơ hội cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách liên quan đến thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp
Về hình thức đầu tư, các quốc gia áp dụng đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngồi lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất với đặc điểm lĩnh vực mà họ muốn hoạt động kinh doanh, với quy mô vốn và mục đích đầu tư.
Về lĩnh vực thu hút đầu tư, một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia đã chuyển việc quản lý dự án, lĩnh vực đầu tư theo hình thức danh mục khuyến khích đầu tư sang hạn chế đầu tư. Thay vì quy định chung chung các danh mục khuyến khích đầu tư như trước đây, hiện nay danh mục hạn chế đầu tư đã quy định rõ ràng những địa bàn, hình thức đầu tư, các ngành, các lĩnh vực khơng được phép đầu tư. Khi sử dụng danh mục này, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào bất kỳ dự án, lĩnh vực nào không thuộc danh mục hạn chế đầu tư, qua đó lĩnh vực đầu tư được mở rộng hơn rất nhiều và cũng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trọng quá trình làm thủ tục đăng ký đầu tư.
Về địa bàn đầu tư, bên cạnh việc tích cực mở rộng các hình thức, lĩnh vực đầu tư, các nước cũng rất chú trọng đến cân đối nguồn vốn đầu tư giữa các vùng miền trong nước, đặc biệt là tăng cường thu hút FDI vào các khu vực vùng sâu vùng xa. Thái lan là một trong những quốc gia đã có những chính sách rất hợp lý trong vấn đề này với việc chia đất nước ra thành ba khu vực đầu tư với những sự ưu đãi khác nhau, những khu vực vùng sâu, vùng xa, xa trung tâm kinh tế sẽ được hưởng ưu đãi hơn.
Về chính sách ưu đãi đầu tư, các nước đều sử dụng các chính sách khác nhau như ưu đãi về thuế, ưu đãi về tài chính và các ưu đãi phi tài chính để khuyến khích FDI.