Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho việt nam (Trang 44 - 47)

2.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp

2.4.1. Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN

2.4.1.1. Về khuyến khích đầu tư

FDI là nguồn vốn đầu tư với mục tiêu hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư luôn quan tâm đến sự an tồn và khả năng sinh lời của dịng vốn của họ. Vì vậy chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư là điều đầu tiên nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu về mơi trường pháp lý của nước chủ nhà.

Thơng qua chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN, có thể rút ra một số bài học sau:

Thuế là một cơng cụ thường được dùng trong việc khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó. Trong việc thu hút FDI, để khuyến khích nhà đầu tư, các dự án FDI thường được miễn thuế trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên do đặc điểm các dự án FDI trong nông nghiệp thường là các dự án dài hạn, do vậy việc khuyến khích về thuế cũng phải được thực hiện trong một thời gian dài để đảm bảo các dự án đầu tư đạt được hiệu quả cao. Cụ thể, Thái Lan, Malaysia miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án nông nghiệp từ 3-8 năm; các dự án trồng rừng ở Malaysia được miễn thuế trong 10 năm; ở Philippinnes thì các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 4 năm và có thể kéo dài đến 8 năm (ASEAN Investment Guidebook, 2009).

Hầu hết các quốc gia đều áp dụng chính sách ưu tiên về tín dụng dành cho các dự án FDI trong nông nghiệp như không hạn chế vay vốn đối với các dự án FDI, vay vốn với lãi suất thấp (ASEAN Investment Guidebook, 2009).

Một trong những yếu tố cũng rất được nhà đầu tư quan tâm là việc chuyển lợi nhuận ra nước ngồi. Hiện nay các nước ASEAN đều khơng hạn chế việc chuyển lợi nhuận, cổ tức của các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi nước chủ nhà, điều này tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư, tăng tính hấp dẫn của thị trường.

Ngồi việc thu hút được nguồn vốn lớn, thông qua các dự án FDI, nước chủ nhà cịn nhận được sự chuyển giao cơng nghệ, tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đồng thời nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong nước, đặc biệt thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển(R&D). Singapore, Malaysia miễn hồn tồn thuế cho các chi phí của hoạt động R&D. Điều này đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng tạo, đầu tư phát triển nhân tố con người trong các dự án FDI, mà nhân tố con người có một ý nghĩa đặc biệt trong việc thu hút FDI trong dài hạn.

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thu hút FDI nói chung và FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng là thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư nước ngồi như thủ tục đăng kí, cấp giấy phép đầu tư…Đây cũng là rào cản lớn đối

nhũng. Ngược lại những nước đã tiến hành cải cách một cách triệt để, toàn diện nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính về đầu tư, tạo môi trường thuận lợi, dễ dàng cho nhà đầu tư đã đạt được rất nhiều thành công trong việc thu hút dịng vốn FDI nói chung và FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng.

2.4.1.2. Về hạn chế đầu tư

Như đã phân tích, bên cạnh những lợi ích mà nguồn vốn FDI mang lại, có một sự thật là chính sách thu hút FDI khơng phải bao giờ cũng đạt được sự thành công tuyệt đối, mà hệ quả sẽ là những tác động tiêu cực nếu khơng có những cơ chế, định hướng phù hợp cho quá trình này. Đối với hoạt động thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên như đất đai, nước, bảo vệ môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngoài ra vấn đề về kinh tế như bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, về phát triển cân bằng giữa các vùng miền cũng cần được quan tâm. Do vậy, bên cạnh các chính sách khuyến khích đầu tư, các nước ASEAN cũng có các chính sách để hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp.

Thứ nhất, là thực hiện chính sách hạn chế với một số ngành nhất định vì mục đích bảo vệ nền sản xuất trong nước hoặc an toàn quốc gia. Mục đích của những chính sách này là tạo điều kiện cho các ngành trong nước phát triển đến mức đủ để cạnh tranh được với các cơng ty nước ngồi. Các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…đều đã thực hiện chính sách này, phần nào kìm hãm sự phát triển của các ngành khơng có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi, nhưng góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Thứ hai, về quyền sở hữu nước ngoài, là tỷ lệ vốn tối đa mà chủ đầu tư nước ngồi có thể nắm giữ trong các cơng ty. Về vấn đề này luật pháp các nước quy định không giống nhau. Một số quốc gia, như Philippin, chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ một tỷ trọng nhỏ vốn đầu tư trong các cơng ty; trong khi đó, các quốc gia như Thái Lan, Singapore… cho phép nhà đầu tư nắm giữ tỷ lệ vốn lớn, thậm chí là 100% thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong một số ngành, lĩnh vực sản xuất ưu tiên xuất khẩu. Bên cạnh quy định về tỷ lệ sở hữu tối

đa, các nước còn quy định về việc giảm dần tỷ lệ sở hữu và quyền kiểm soát, quản lý của các chủ đầu tư nước ngồi thơng qua bán lại cổ phần cho công chúng qua những thời kỳ nhất định.

Thứ ba, về hạn chế lĩnh vực đầu tư, đó là chính sách hạn chế hoạt động kinh doanh hoặc yêu cầu có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước trong một số ngành nhất định. Singapore hầu như không hạn chế lĩnh vực kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, trong khi một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia áp dụng chính sách này trong một số ngành như sản xuất lương thực, khai thác tài nguyên…

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)