Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 31 - 35)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.6. Cơ sở lý thuyết

2.6.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

Trong giới hạn nguồn thông tin mà tác giả tiếp cận được, chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về hành vi ra quyết định thành lập DN của các HKD. Có chăng là những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc một người quyết định trở thành doanh nhân. Đây là một câu hỏi đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học, tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một mơ hình, lý thuyết chính thức nào để trả lời cho vấn đề này. Đa phần các nghiên cứu đều tiến hành xem xét và kiểm nghiệm một cách rời rạc những nhân tố mà họ quan tâm và được cho là có ảnh hưởng nhiều đến việc một cá nhân có xu hướng trở thành doanh nhân nhiều hơn những người khác. Trong đó có một số nhân tố đã đạt được nhiều bằng chứng thực nghiệm tốt và được công nhận bởi số đông như là những nhân tố thường được xem xét khi đề cập đến chủ đề này và chúng thường được xếp vào một trong ba nhóm: (1) Vốn con người (Human

Capital); (2) Vốn xã hội (Social Capital); và (3) Vốn tài chính (Financial Capital).

Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm thể hiện vai trị của những nhân tố thuộc 3 nhóm trên.

Các yếu tố về vốn con người

Các yếu tố vốn con người được xem là sự tổng hợp giữa các khả năng và kỹ năng của một người dùng để sống và làm việc. Đối với việc làm chủ một DN, nhiều nghiên cứu đã đo lường vốn con người thông qua rất nhiều đặc điểm về: giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và đầu tư, và cả đặc điểm nền tảng gia đình trước đó có làm kinh doanh hay khơng cũng đã được khai thác. Ví dụ, trong nghiên cứu của Ullah và cộng sự (2011) đã chỉ ra trong nghiên cứu trên 190 mẫu khảo sát của họ bằng chứng rất rõ ràng về sự liên quan giữa 4 đặc tính: (1) Mong muốn thành công (need for achievement); (2) Khả năng tự chủ, điều khiển được các tình huống (internal locus of control); (3) Khả năng chấp nhận sự mơ hồ (tolerance for ambiguity); và (4) vai trò của trực giác (role of intuition) với khả năng một người trở thành doanh nhân.

Các yếu tố về vốn xã hội

Vốn xã hội là khái niệm thường dùng để chỉ mạng lưới các mối quan hệ bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức mà một người thường xun liên hệ và có thể tìm được cơ hội cộng tác hoặc chia sẻ, giúp đỡ trong công việc (Bastie F. et al., 2011). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố vốn xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc một cá nhân muốn mở DN chứ không chỉ đơn thuần các yếu tố về nguồn lực tài chính. Vốn xã hội đã được đo lường bằng nhiều cách như: số lượng các mối quan hệ, mức độ gắn kết, tần suất gặp gỡ hoặc xin lời khuyên (Renko H. Y. et al., 2001), cho đến đặc điểm của cộng đồng xung quanh chủ thể (Marshall M. I. và Samal A., 2006).

Các yếu tố về vốn tài chính

Vốn tài chính là một yếu tố rất quan trọng để giúp một DN thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh (Marshall M. I. và Samal A., 2006). Nhiều nghiên cứu đã khai thác rất

nhiều khía cạnh của vốn tài chính và đạt được những bằng chứng về sự ảnh hưởng của những khía cạnh này đến việc một cá nhân có xu hướng trở thành chủ DN nhiều hơn những người khác. Một vài thước đo về vốn tài chính tiêu biểu là tổng giá trị tài sản hiện có, thu nhập rịng hàng tháng và giá trị nguồn vốn có thế tiếp cận.

Yếu tố mơi trường thể chế và các yếu tố khác

Liên quan đến gánh nặng thuế của DN, luận án “Hồn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Phạm Xuân Hòa (2014) đã làm rõ gánh nặng thuế của DN được cấu thành bởi hai yếu tố là số thuế trực thu phải nộp và chi phí tuân thủ thuế. Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu là: (1) Chi phí tuân thủ thuế về thời gian của DNNVV ở Việt Nam được phản ánh qua thời gian kê khai, nộp thuế, thời gian chờ hoàn thuế, khiếu nại về thuế, thời gian phục vụ thanh tra, kiểm tra về thuế; (2) Chi phí tuân thủ thuế bằng tiền phản ánh qua chi phí th tư vấn thuế bên ngồi, tiền lương trả cho kế tốn thuế, chi phí bồi dưỡng kiến thức về thuế và các chi phí khác. Bằng kết quả khảo sát, luận án đã cho thấy ở Việt Nam hiện nay DNNVV đang phải gánh chịu chi phí tn thủ thuế lớn. Trong khi đó, HKD khơng chịu các khoản chi phí này do thực hiện theo hình thức nộp thuế khốn. Từ đó tác giả cho rằng vấn đề về môi trường thể chế (cụ thể là các quy định về thuế) là có ảnh hưởng đến quyết định thành lập DN của các HKD.

Theo nghiên cứu Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển của tác giả Jean-Pierre Cling và cộng sự (2013), những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đăng ký DN bao gồm: (1) Nhóm các yếu tố về kích cỡ DN, doanh thu và lợi nhuận; (2) Sự e ngại các quy định quản lý của nhà nước như an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cháy nổ và các vấn đề khác; (3) Các đặc trưng của từng ngành; (4) Cơ sở vật chất hiện tại (cơ sở vật chất càng ít thì ít có mong muốn đăng ký DN hơn); (5) Các yếu tố cá nhân của người chủ đơn vị như giáo dục, giới tính (nghiên cứu này chỉ ra nữ ít có ý định đăng ký hơn), truyền thống ngành nghề gia đình, số năm kinh nghiệm; (6) Các yếu tố động cơ như khả năng tiếp cận vốn, thị trường hay được đối xử công bằng. Trong bài viết này, tác giả quan tâm các nhóm yếu tố (1), (2), (4), (5), (6) để nghiên cứu hành vi ra quyết định thành lập DN của các HKD. Do đề tài chỉ nghiên

cứu trong ngành công nghiệp chế biến dừa nên tác giả không quan tâm yếu tố thứ (3) Các đặc trưng của từng ngành.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại thành phố Hồ Chí Minh của Đặng Thị Ngọc Dung (2012) đã khảo sát gần 300 người dân sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 225 người có hiểu biết về Metro. Nghiên cứu đã xác định 4 nhóm nhân tố tác động đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro đó là: (1) Nhận thức sự hữu ích của Metro, (2) Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân, (3) Chuẩn chủ quan và (4) Nhận thức về mơi trường (với ý nghĩa là sử dụng metro ít ơ nhiễm mơi trường hơn là phương tiện cá nhân). Trong đó, tác động mạnh nhất đến ý định là nhân tố Nhận thức sự hữu ích của Metro, tiếp theo là Nhận thức về môi trường, Chuẩn chủ quan và cuối cùng là Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân. Cùng nghiên cứu về hành vi ra quyết định, để nghiên cứu quyết định thành lập DN của các HKD, tác giả xác định 4 nhóm nhân tố tương đồng bao gồm: (1) Nhận thức sự hữu ích (hay lợi ích) của DN, (2) Sự hấp dẫn (hay lợi ích) của HKD, (3) Chuẩn chủ quan, và (4) Nhận thức về công tác quản lý nhà nước (với ý nghĩa là đăng ký DN thì nhà nước dễ dàng quản lý hơn là HKD). Tuy nhiên, lý thuyết hành vi DN cho rằng DN chịu sự tác động mạnh bởi lợi ích (lợi nhuận) của DN hơn là lợi ích chung của cộng đồng hay nhà nước. Do đó, tác giả khơng đưa nhóm nhân tố thứ (4) vào nghiên cứu.

Tóm lại, chương này đã trình bày khái niệm và phân loại các loại hình DN, nêu lên sự khách biệt cơ bản giữa DNTN và HKD để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu. Tác giả cũng đã tiến hành phân tích đánh giá các thủ tục hiện hành và tình hình đăng ký thành lập DN, HKD. Đồng thời, chương này đã trình bày các lý thuyết làm cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu cho luận văn. Thơng qua các mơ hình phân tích liên quan và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam và trên thế giới, chương này cũng đã nhận diện, liệt kê các nhóm yếu tố có thể tác động đến quyết định thành lập DN của các HKD.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w