Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 38)

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kế mô tả; phương pháp phân tích định tính, định lượng; phương pháp tổng hợp những thơng tin thực tế về q trình thành lập và vận hành của các DN, HKD tại tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm trong q trình cơng tác của bản thân để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập DN của HKD ngành dừa tỉnh Bến Tre.

Nghiên cứu định tính được thực hiện gồm các công việc như thành lập thang đo, điều chỉnh và bổ sung các biến và thành phần để có được thang đo đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chính thức. Cách thức nghiên cứu là sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu tài liệu. Nội dung thảo luận với các chuyên gia xoay quanh những thuận lợi và rào cản ảnh hưởng đến việc thành lập DN của HKD và các quy định về thuế của HKD và DN (Các nội dung phỏng vấn được tác giả nghi nhanh, tóm tắt trong phụ lục 1). Từ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, thang đo và bảng câu hỏi đã được xây dựng hoàn chỉnh để điều tra khảo sát.

Nghiên cứu định lượng là quá trình xử lý dữ liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát, lần lượt trải qua các bước bao gồm: tiến hành thống kê mô tả và so sánh, phân tích hồi quy đa biến, xác định vấn đề đa cộng tuyến và đánh giá tác động biên. 3.4. Đo lường

Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, có nhiều yếu tố được dùng để đo lường nhóm nhân tố nguồn lực. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với đa phần các nghiên cứu

dựa vào lý thuyết TPB khác là sự quan tâm, nhấn mạnh hơn vào nhóm các nhân tố kiểm sốt việc thực hiện hành vi (Actual behavior control) đặc thù cho hành vi thành lập DN trong luận văn này được gọi là nhóm nhân tố nguồn lực. Dựa vào sự tổng hợp từ kết quả phỏng vấn các chuyên gia và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước, đề tài xác định thành phần của nhóm nhân tố nguồn lực bao gồm: (1) vốn con người, (2) vốn tài chính; (3) vốn xã hội; và (4) đặc điểm của đơn vị. Để đánh giá vốn con người, tác giả đề xuất khảo sát các yếu tố về tuổi, giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm trong quản lý điều hành của người chủ đơn vị. Vốn tài chính được đo lường thông qua doanh thu, tổng tài sản dùng cho việc SXKD, giá trị nguồn vốn có thể huy động. Vốn xã hội được thể hiện thông qua số lượng mối quan hệ và mức độ gắn kết của khách thể nghiên cứu với các HKD, DN khác; với các cá nhân làm việc cho chính phủ; và với những cá nhân khác. Đặc điểm của đơn vị bao gồm các yếu tố về số năm đã thành lập, số lao động đang làm việc, loại sản phẩm chính mà đơn vị đang sản xuất. Thang đo được sử dụng trong phần này là thang đo định danh, thang đo thứ tự và thang đo tỷ lệ. Tác giả kỳ vọng nguồn lực càng lớn thì xác suất ra quyết định thành lập DN càng cao.

Như mơ hình nghiên cứu được đề xuất ở hình 2, nhóm nhân tố niềm tin bao gồm: thái độ về việc thành lập DN, chuẩn mực về việc thành lập DN và khả năng tự chủ về việc thành lập DN. Để đo lường thái độ về việc thành lập DN, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của khách thể nghiên cứu về lợi nhuận và sự phát triển bền vững của DN so với HKD. Đối với chuẩn mực về việc thành lập DN, theo góp ý của các chuyên gia, tác giả đề xuất đo lường thông qua đánh giá mức độ ảnh hưởng của các lời khuyên từ gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và đối tác đến ý định thành lập DN của HKD. Cịn lại nhóm nhân tố khả năng tự chủ về việc thành lập DN, đề tài tiến hành khảo sát nhận định của khách thể về mức độ khó hay dễ trong việc điều hành DN và thực hiện các thủ tục thuế. Thang đo được sử dụng trong phần này là thang đo likert 5 mức từ (1) rất không đồng ý đến (5) rất đồng ý. Tác giả kỳ vọng câu trả lời càng thiên về mức (5) rất đồng ý thì xác suất ra quyết định thành lập DN càng cao.

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện tại tỉnh Bến Tre, nhóm nhân tố mơi trường thể chế cơ bản là như nhau đối với tất cả mọi DN, HKD. Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ở hai nội dung được cho là có sự khác nhau giữa DN và HKD. Thứ nhất, tác giả đánh giá mức độ cảm nhận của khách thể về thủ tục đăng ký DN là dễ hay khó. Thứ hai, đo lường cảm nhận của khách thể nghiên cứu về mức độ dễ hay khó của thủ tục lập bảng kê trong báo cáo thuế của DN khi mua nguyên liệu đầu vào từ hộ nông dân. Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia cho rằng là rào cản các HKD khi thành lập DN. Thang đo được sử dụng trong phần này cũng là thang đo likert 5 mức từ (1) rất không đồng ý đến (5) rất đồng ý. Trong nội dung này, tác giả cũng kỳ vọng câu trả lời càng thiên về mức (5) rất đồng ý thì xác suất ra quyết định thành lập DN càng cao.

Tác giả đo lường ý định thành lập DN của HKD bằng thang đo định danh, nếu HKD khơng có ý định thì nhận giá trị 0, nếu HKD có ý định thì nhận giá trị 1, nếu là DN thì mặc định nhận giá trị là 1 (đã quyết định).

3.5. Bảng câu hỏi

Để khảo sát, đo lường nhóm nhân tố về niềm tin, nguồn lực và mơi trường thể chế như mơ hình nghiên cứu được đề xuất ở hình 2, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra, công việc này được thực hiện qua 2 bước. Đầu tiên, dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước, bảng câu hỏi sơ bộ được hình thành. Mục tiêu của bảng câu hỏi sơ bộ là thông qua các chuyên gia để điều chỉnh các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến việc ra quyết định thành lập DN. Dựa trên bảng câu hỏi sơ bộ, tác giả tiến hành trực tiếp phỏng vấn 5 người chủ DN, 5 người chủ HKD. Họ là những người có nhiều năm kinh nghiệm. Đồng thời, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia là những cán bộ phụ trách đăng ký kinh doanh, cán bộ thuế và kế toán của các DN. Trong quá trình khảo sát sơ bộ, tác giả có tổng hợp và đúc kết những ý kiến đóng góp của những người được khảo sát. Bảng câu hỏi sơ bộ và tồn bộ ý kiến đóng góp được trình bày ở phụ lục 1 và phụ lục 2. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ, bảng câu hỏi chính thức được hình thành và trình bày ở phụ lục 3.

3.6. Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu

Tổng thể nghiên cứu là các HKD (có đăng ký kinh doanh) và các DN sản xuất trong ngành dừa tại tỉnh Bến Tre, cụ thể là có khoảng 100 DN và khoảng 900 HKD. Theo Hair và các cộng sự (1998), quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích hồi quy đa biến là gấp 5 lần số biến quan sát. Mơ hình nghiên cứu này ước lượng có 23 biến quan sát, như vậy, kích thước mẫu ước lượng tối thiểu phải là 115. Để đảm bảo kích thước mẫu nghiên cứu lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu, tác giả chọn 300 mẫu để tiến hành khảo sát. Việc điều tra dự kiến được thực hiện phân bố khắp các huyện và thành phố trong tỉnh Bến Tre thông qua phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Từ danh sách các HKD, DN thu thập được từ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và cấp tỉnh, tác giả chọn ngẫu nhiên 90 DN và 210 HKD để tiến hành khảo sát. Quá trình khảo sát mẫu trong nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gửi thư trực tiếp hay qua được bưu điện và gửi qua email.

3.7. Thông tin về mẫu

Trong tổng số 300 mẫu tiến hành khảo sát có 120 mẫu phỏng vấn trực tiếp, 30 mẫu được gửi qua email, 150 mẫu được phát hành trực tiếp và qua đường bưu điện. Kết quả có 252 mẫu phản hồi, trong đó có 216 phiếu trả lời được chấp nhận, chiếm 72% so với tổng số mẫu tiến hành khảo sát. Các phiếu khảo sát bị loại bỏ trước tiên là phiếu không trả lời câu hỏi về ý định thành lập DN, hay chọn thiên lệch hẳn về một phía, hay trả lời không quá 2/3 số câu hỏi hoặc các lựa chọn phi logic cũng bị loại bỏ. 3.8. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn như là: Kết quả các nghiên cứu đã công bố về ngành dừa; Tổng hợp các báo cáo của các cơ quan chức năng tại tỉnh Bến Tre (Cục Thống Kê, Sở Công Thương, Hiệp hội dừa, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, TP Bến Tre) về hoạt động SXKD của DN, HKD ngành dừa từ năm 2012 đến nay; Các tạp chí, trang web có liên quan đến hoạt động của DN, HKD ngành dừa.

Cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu và các bài viết được chọn lọc từ các nguồn sau: Thư viện trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Tạp chí cây dừa; Kỷ yếu cây dừa; Tạp chí kinh tế; Bài giảng và giáo trình trong chương trình học của lớp cao học Chính sách cơng; và internet.

3.9. Mơ hình nghiên cứu

Như đã trình bày trong mục 3.4, biến phụ thuộc là biến “quyetdinh” nhận giá trị từ 0 hoặc 1. Do đó, tác giả chọn dạng hàm binary logit để xây dựng mơ hình kinh tế lượng cho luận văn này. Cụ thể như sau:

Ln [p/(1-p)]= f(thanhlap, laodong, gioitinh, tuoi, knghiem, dthu, taisan, vondautu, qhdn, qhnn, qhcn, thaido1, thaido2, chmuc1, chmuc2, chmuc3, chmuc4, tuchu1, tuchu2, theche1, theche2, hocvan1, hocvan2, sp1, sp3, sp4, sp5)

Trong đó: p là xác suất ra quyết định. Các biến số được mô tả trong bảng sau:

TT Biến Giải thích / mã hóa Đơn vị tính Dấu kỳ vọng

A Biến phụ thuộc

1 quyetdinh Quyết định thành lập DN, khơng có ý định =

0, có ý định = 1 Biến giả

B Các biến giải thích

I Đặc điểm của đơn vị

1. thanhlap Thời gian thành lập Năm +

2. sp1 Nhóm sản phẩm bánh, kẹo từ dừa = 1, khác = 0

Biến giả -

3. sp2 Nhóm sản phẩm dầu, nước cốt, cơm dừa sấy=1, khác =0 (chọn làm biến tham chiếu)

Biến giả

4. sp3 Nhóm sản phẩm thạch dừa = 1, khác = 0 Biến giả - 5. sp4 Nhóm sản phẩm xơ, mụn, gáo dừa = 1, khác = 0 Biến giả - 6. sp5 Nhóm sản phẩm TCMN và sản phẩm khác=1,

khác= 0

Biến giả -

7. laodong Số lao động hiện đang làm việc Lao động +

II Vốn con người

TT Biến Giải thích / mã hóa Đơn vị tính Dấu kỳ vọng

9. tuoi Tuổi của khách thể nghiên cứu Tuổi +

10. hocvan1 Tốt nghiệp lớp 12 trở xuống =1, khác = 0 Biến giả - 11. hocvan2 Trung học, cao đẳng =1, khác = 0 Biến giả - 12. hocvan3 Đại học, sau đại học =1, khác = 0

(chọn làm biến tham chiếu) Biến giả

13. knghiem Số năm kinh nghiệm điều hành (HKD hoặc DN) của khách thể nghiên cứu Năm +

III Vốn tài chính

14. dthu Doanh thu trung bình/năm của đơn vị Tỷ đồng + 15. taisan Tổng tài sản đã đầu tư vào việc SXKD của đơn vị Tỷ đồng + 16. vondautu Khả năng đầu tư trong tương lai của đơn vị Tỷ đồng +

IV Vốn xã hội

17. qhdn Mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với

HKD/DN khác(*) Điểm +

18. qhnn Mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với

cán bộ, nhân viên nhà nước(*) Điểm +

19. qhcn Mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với

các cá nhân khác trong xã hội(*) Điểm +

V Thái độ về việc thành lập DN

20. thaido1 Lợi nhuận khi lập DN là nhiều hơn so với HKD Điểm +

21. thaido2 DN phát triển bền vững hơn HKD Điểm +

VI Chuẩn mực về việc thành lập DN

22. chmuc1 Gia đình, người thân khun tơi nên thành lập

DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tôi Điểm

+ 23. chmuc2 Bạn bè khun tơi nên thành lập DN và điều

đó ảnh hưởng đến ý định của tôi Điểm

+ 24. chmuc3 Đối tác, đồng nghiệp khuyên tôi nên thành lập

DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tơi Điểm

+

25. chmuc4 Chính quyền địa phương khuyên tôi nênthành lập DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tôi

Điểm +

VII Khả năng tự chủ

26. tuchu1 Tơi có khả năng điều hành DN Điểm +

27. tuchu2 Tơi có khả năng điều hành việc thực hiện các thủ tục về thuế của DN đúng theo quy định của pháp luật

Điểm +

VIII Mơi trường thể chế

TT Biến Giải thích / mã hóa Đơn vị tính Dấu kỳ vọng

29. theche2 Thủ tục lập bảng kê khi mua nguyên liệu đầuvào từ hộ nông dân trong khai báo thuế của DN là dễ dàng

Điểm

+

Bảng 3.1. Mơ tả các biến số

(*) Để có thể lượng hóa mức độ quan hệ xã hội nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả giả thiết cả 3 loại mối quan hệ đều được tính điểm bằng nhau cho cùng một mức độ gắn kết, cụ thể như sau:

Mức độ gắn kết Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Điểm/mối quan hệ 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

Bảng 3.2. Giả thiết tính điểm về mức độ gắn kết

Dựa trên giả thiết này, tác giả có thể tính điểm cho từng loại mối quan hệ của khách thể nghiên cứu theo công thức như sau: T = ∑ Ai x Ni

; i 1,5

Trong đó:

T là tổng số điểm cho một loại mối quan hệ (có 3 loại mối quan hệ nêu trên) Ai là điểm số giả thiết của mức gắn kết thứ i

Ni là số lượng mối quan hệ ở mức gắn kết thứ i

Dựa trên công thức này, tác giả có thể tính điểm cho từng loại mối quan hệ của khách thể nghiên cứu.

Như vậy, trong chương 3 tác giả đã tiến hành xây dựng khung phân tích bao gồm 3 nhóm nhân tố, (1) nhóm nhân tố niềm tin, (2) nhóm nhân tố nguồn lực và (3) nhóm nhân tố mơi trường thể chế tác động lên ý định (dẫn đến quyết định) thành lập DN. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng quyết định thành lập DN của các HKD và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Trong chương này, thang đo và bảng câu hỏi sơ bộ cũng đã xây dựng từ cơ sở lý thuyết và được điều chỉnh thông qua khảo sát sơ bộ và hỏi ý kiến chuyên gia. Sau khi hồn chỉnh bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành thu thập số liệu và ghi nhận các kết quả.

0 5 10 15 truocdn

Chương 4: KẾT QUẢ

Nội dung cơ bản của chương này là tiến hành thống kê mô tả để đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến xu hướng ra quyết định thành lập DN của các HKD. Bước tiếp theo, tiến hành hồi quy đa biến với mơ hình logit và đánh giá tác động biên để nhận diện các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến quyết định thành lập DN của các HKD. Trong chương này tác giả dùng phần mềm excel 2007 kết hợp với stata 11 để tiến hành thống kê mô tả và phân tích định lượng.

4.1. Thống kê mơ tả

Trong số 216 DN, HKD được khảo sát trong bài viết này có 78 DN và 138 HKD. Các số liệu chứng minh phần thống kê mô tả được tác giả đưa vào phần phụ lục số 4, trong đó các bảng số liệu được đánh số từ PL4.1 cho đến PL4.21.

4.1.1. Đặc điểm của đơn vị

Hình 4.1. Biểu đồ phân phối số năm tồn tại ở dạng HKD của DN trước khi thành lập Qua số liệu thống kê về thời gian tồn tại của DN và HKD được trình bày ở bảng

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w