Giả thiết tính điểm về mức độ gắn kết

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 44)

Dựa trên giả thiết này, tác giả có thể tính điểm cho từng loại mối quan hệ của khách thể nghiên cứu theo công thức như sau: T = ∑ Ai x Ni

; i 1,5

Trong đó:

T là tổng số điểm cho một loại mối quan hệ (có 3 loại mối quan hệ nêu trên) Ai là điểm số giả thiết của mức gắn kết thứ i

Ni là số lượng mối quan hệ ở mức gắn kết thứ i

Dựa trên công thức này, tác giả có thể tính điểm cho từng loại mối quan hệ của khách thể nghiên cứu.

Như vậy, trong chương 3 tác giả đã tiến hành xây dựng khung phân tích bao gồm 3 nhóm nhân tố, (1) nhóm nhân tố niềm tin, (2) nhóm nhân tố nguồn lực và (3) nhóm nhân tố mơi trường thể chế tác động lên ý định (dẫn đến quyết định) thành lập DN. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng quyết định thành lập DN của các HKD và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Trong chương này, thang đo và bảng câu hỏi sơ bộ cũng đã xây dựng từ cơ sở lý thuyết và được điều chỉnh thông qua khảo sát sơ bộ và hỏi ý kiến chuyên gia. Sau khi hoàn chỉnh bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành thu thập số liệu và ghi nhận các kết quả.

0 5 10 15 truocdn

Chương 4: KẾT QUẢ

Nội dung cơ bản của chương này là tiến hành thống kê mô tả để đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến xu hướng ra quyết định thành lập DN của các HKD. Bước tiếp theo, tiến hành hồi quy đa biến với mơ hình logit và đánh giá tác động biên để nhận diện các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến quyết định thành lập DN của các HKD. Trong chương này tác giả dùng phần mềm excel 2007 kết hợp với stata 11 để tiến hành thống kê mơ tả và phân tích định lượng.

4.1. Thống kê mô tả

Trong số 216 DN, HKD được khảo sát trong bài viết này có 78 DN và 138 HKD. Các số liệu chứng minh phần thống kê mô tả được tác giả đưa vào phần phụ lục số 4, trong đó các bảng số liệu được đánh số từ PL4.1 cho đến PL4.21.

4.1.1. Đặc điểm của đơn vị

Hình 4.1. Biểu đồ phân phối số năm tồn tại ở dạng HKD của DN trước khi thành lập Qua số liệu thống kê về thời gian tồn tại của DN và HKD được trình bày ở bảng PL4.1 cho thấy thời gian thành lập lớn nhất của DN là 15 năm, HKD là 17 năm, giá trị trung bình của DN (5,97 năm) thấp hơn chưa đầy 1 năm so với HKD (6,58 năm), độ lệch chuẩn của DN (3,17) thấp hơn so với HKD (3,34). Cả hai loại hình đều có thời gian thành lập dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao (chiếm hơn 80%), trong đó DN thì phân bố đều cho 2 khoản (1) dưới 5 năm và (2) từ 5 năm đến dưới 10 năm (cùng

D e n si ty .0 5 .1 5 .2 5 .1 .2 0

chiếm khoảng 41%), cịn đối với HKD thì tập trung nhiều nhất trong khoản từ 5 năm đến dưới 10 năm (chiếm 56.52%). Trong số 78 DN được khảo sát thì có đến 68 DN (chiếm hơn 87%) được thành lập trên cơ sở HKD, thời gian các DN này tồn tại ở loại hình HKD trung bình là 5,63 năm. Con số 5,63 năm là nhỏ hơn 6,58 năm (giá trị trung bình số năm thành lập của các HKD được khảo sát), cho thấy sau khoản thời gian thành lập trung bình từ 5 đến 6 năm thì HKD có xu hướng chuyển thành DN, nếu vượt qua thời gian này thì HKD có xu hướng khơng thành lập DN.

Bảng PL4.2 cho thấy số lao động thấp nhất của DN là 6 người, của HKD là 5 người, cao nhất của DN là 450 người, của HKD là 180 người, trung bình DN có 71,33 lao động, HKD có 32,34 lao động, độ lệch chuẩn của DN là 78,25 trong khi của HKD chỉ là 22,80. Số lượng lao động của DN được phân bố dàn trải hơn so với HKD. Có hơn 80% HKD có hơn 10 lao động và tập trung nhiều nhất là khoản từ hơn 10 lao động đến 40 lao động, chiếm 63,04%. Điều này cho thấy quy định của pháp luật hiện nay về số lượng lao động tối đa của HKD (10 người) là khơng có tính pháp chế.

Số liệu thống kê về nhóm sản phẩm được trình bày ở bảng PL4.3 cho thấy trong khảo sát này nhóm sản phẩm bánh kẹo từ dừa có số lượng cao nhất là 73 đơn vị, trong đó đa phần là HKD chiếm 78% và DN chiếm 22%. Kế đến là nhóm mụn, than gáo dừa có 52 đơn vị, trong đó 50% là DN và 50% là HKD. Đối với nhóm thạch dừa, trong khảo sát này có 39 đơn vị, trong đó chủ yếu là HKD, chiếm 71,79%. Nhóm sản phẩm dầu dừa, nước cốt, cơm dừa sấy có 30 đơn vị, trong đó phần nhiều là loại hình DN, chiếm 66,67%. Nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ (TCMN) từ dừa và các sản phẩm khác có 22 đơn vị, trong đó có đến 77,27% là HKD.

4.1.2. Vốn con người

Bảng PL4.4 cho thấy tỷ lệ nữ/nam ở hai loại hình HKD và DN là tương đương nhau. Trong cả hai loại hình DN và HKD những người chủ đa số đều là nam, chiếm từ 71,76% đến 73,08%.

Theo kết quả thống kê, trong 216 quan sát, tuổi nhỏ nhất là 27 tuổi, tuổi lớn nhất là 68 tuổi, tuổi trung bình của những người chủ HKD và DN là khá cao (45,65 tuổi). Đối với HKD, tập trung nhiều nhất là nhóm tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi (chiếm 48,55%) trong khi đối với DN thì có hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao là nhóm từ 40 đến dưới 50 tuổi (chiếm 34,62%) và nhóm từ 50 đến dưới 60 tuổi (chiếm 32,05%). Các số liệu này được trình bày ở bảng PL4.5.

Kết quả thống kê ở bảng PL4.6 cho thấy mức độ phân bổ về trình độ học vấn của người chủ DN tương đối đồng đều hơn so với HKD. Đối với trình độ học vấn của người chủ DN phần nhiều là chưa tốt nghiệp lớp 12 và trung cấp, cùng chiếm 30,77% trong 78 DN được khảo sát. Đối với trình độ học vấn của người chủ HKD chiếm tỷ lệ cao nhất là có trình độ tốt nghiệp lớp 12 (chiếm 39.86%), kế đến là có trình độ trung cấp (chiếm 31,88%). Cũng từ bảng trên cho thấy trình độ học vấn của người chủ DN và HKD chủ yếu là từ trung cấp trở xuống, chiếm 87,04%, trong khi đó trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 12,96% trong tổng số 216 người được khảo sát. Đây cũng là vấn đề mà chính quyền địa phương cần quan tâm để có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực bền vững, nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương. Theo đánh giá của các chun gia, đó là kết quả của tình trạng “chảy máu chất xám”.

Theo số liệu trong bảng PL4.7, số năm kinh nghiệm làm công tác điều hành của người chủ DN ít nhất là 3 năm, nhiều nhất là 20 năm và của người chủ HKD ít nhất là 2 năm, nhiều nhất là 17 năm. Số năm kinh nghiệm trung bình của DN là 10,26 năm, cao hơn gần 3 năm so với kinh nghiệm của HKD là 7,59 năm, số năm kinh nghiệm trung bình của khách thể nghiên cứu là 8,56 năm. Gần như tất cả người chủ DN (hơn 97%) đều có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, trong đó số có kinh nghiệm hơn 10 năm chiếm hơn 50%. Có gần 85% số HKD được khảo sát có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, trong đó số có kinh nghiệm trong khoản từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm đến gần 60%. Qua đó cho thấy trên bình diện chung thì người chủ DN có kinh nghiệm nhiều hơn người chủ HKD.

4.1.3. Vốn tài chính

Doanh thu thấp nhất của DN là 400 triệu đồng/năm, cao nhất là 100 tỷ đồng/năm, doanh thu trung bình là 9,08 tỷ đồng/năm. Doanh thu thấp nhất của HKD là 300 triệu đồng/năm, cao nhất là 18 tỷ đồng/năm, doanh thu trung bình là 4,39 tỷ đồng/năm. Đối với HKD nhóm có doanh thu dưới 5 tỷ đồng/năm chiếm tỷ lệ cao nhất đến 57,97%, cịn đối với DN thì nhóm có doanh thu chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,31% nằm trong khoản từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/năm. Mặc dù kết quả thống kê cho thấy doanh thu trung bình của HKD chỉ bằng khoảng 50% so với DN, tuy vậy chúng ta cũng nhận thấy rằng có đến 39,86% số HKD (thấp hơn rất ít so với 42,31% số DN) có doanh thu nằm trong khoản từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/năm. Như vậy, nếu cho rằng HKD có doanh thu nằm trong khoản từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/năm có khả năng chuyển thành DN thì kết quả khảo sát này cho thấy có đến 39,86% số HKD có khả năng. Tất cả các số liệu nêu trên được trình bày ở bảng PL4.8.

Bảng PL4.9 trình bày số liệu thống kê về tài sản của DN và HKD. DN có tổng tài sản thấp nhất là 0,3 tỷ đồng, cao nhất là 45 tỷ đồng, trung bình là 6,95 tỷ đồng và HKD có tổng tài sản thấp nhất là 0,1 tỷ đồng, cao nhất là 30 tỷ đồng, trung bình là 3,32 tỷ đồng, chỉ bằng 50% so với tài sản trung bình của DN. Cả hai loại hình DN và HKD đều có tài sản trong mức dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó 43,59% số DN và 76,09% số HKD.

Số liệu thống kê ở bảng PL4.10 cho thấy nguồn vốn có thể huy động để đầu tư vào việc SXKD trong tương lai của DN thấp nhất là 0,2 tỷ đồng, cao nhất là 30 tỷ đồng, độ lệch chuẩn là 4,46 và HKD thấp nhất là 0,1 tỷ đồng, cao nhất là 10 tỷ đồng, độ lệch chuẩn là 1,67. Tổng vốn có thể huy động trong thời gian tới của 78 DN là 365 tỷ đồng, trong khi tổng vốn đầu tư dự kiến của 138 HKD chỉ là 302 tỷ đồng. Trung bình mỗi DN có khả năng đầu tư là 4,68 tỷ đồng, trong khi đó HKD chỉ 2,22 tỷ đồng, thấp hơn một nửa so với DN. Số liệu về mức vốn có thể huy động đầu tư của DN được phân bố dàn trải hơn so với HKD. Đối với DN, mức vốn có thể huy động

0 500

qhdnHKD 1000 0 200 qhdnDN400 600 800

đầu tư dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,41% và 33,33% nằm trong mức từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng. Trong khi đối với HKD, trong các khoản này lần lượt là 88,24% và 11,03%.

4.1.4. Vốn xã hội

Bảng PL4.11 cho thấy số điểm đánh giá mối quan hệ với các DN, HKD khác của DN thấp nhất là 42 điểm, cao nhất là 785 điểm, trung bình là 219 điểm và của HKD thấp nhất là 33 điểm, cao nhất là 1.130 điểm, trung bình là 191 điểm. Hình 4.2 cho thấy sự phân bố số liệu của HKD là dàn trải hơn so với DN và mặc dù có một số HKD có mối quan hệ rất rộng, tuy nhiên trên bình diện chung thì đa phần DN có mối quan hệ tốt hơn so với HKD.

Hình 4.2. Biểu đồ phân phối mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với các DN, HKD khác

Bảng PL4.12 cho thấy số điểm đánh giá mối quan hệ với cá nhân làm việc trong cơ quan nhà nước của DN thấp nhất là 40 điểm, cao nhất là 785 điểm, trung bình là 181 điểm và của HKD thấp nhất là 24 điểm, cao nhất là 213 điểm, trung bình là 100 điểm. Sự phân bố số liệu của DN là dàn trải hơn và có điểm số trung bình cao hơn gần gấp đơi so với HKD. Điều đó cho thấy DN có mối quan hệ với các cơ quan nhà nước đa dạng hơn và tốt hơn. Số liệu này là phù hợp thực tế vì hiện nay nhà nước có nhiều quy định bắt buộc các DN phải tuân theo hơn là HKD và thông qua việc thực hiện các quy định này DN tạo ra mối quan hệ với các cơ quan nhà nước. Trong khi D e n si ty .0 0 1 .0 0 2 .0 0 3 .0 0 4 .0 0 5 0 D e n si ty .0 0 1 .0 0 2 .0 0 3 .0 0 4 0

0 50 100

qhnnHDK 150 200 0 200 qhnnDN400 600 800

500 1000 1500

qhcnHKD 2000 2500 1000 2000qhcnDN 3000 4000

đó, theo ý kiến các chun gia thì hầu hết các HKD chỉ đặt mối quan hệ tập trung với một số cơ quan nhất định để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của họ. Do vậy, biểu đồ ở hình 4.3 gần như là phân phối chuẩn và tập trung trong khoản từ 50 đến 150 điểm.

Hình 4.3. Biểu đồ phân phối mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với các cá nhân làm việc trong cơ quan nhà nước

Bảng PL4.13 cho thấy số điểm đánh giá mối quan hệ với cá nhân khác (bao gồm: họ hàng, bạn bè, hàng xóm, những người làm việc trong đơn vị và những người quen biết khác) của DN thấp nhất là 590 điểm, cao nhất là 4.210 điểm, trung bình là 1.687 điểm và của HKD thấp nhất là 362 điểm, cao nhất là 2660 điểm, trung bình là 1.226 điểm. Sự phân bố số liệu của DN là dàn trải hơn (thể hiện ở Hình 4.4) và có điểm số trung bình cao gần 2,5 lần so với HKD. Điều đó cho thấy mối quan hệ của DN với các cá nhân khác là tốt hơn so với HKD.

Hình 4.4. Biểu đồ phân phối mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với cá nhân khác

D e n si ty D e n si ty 5 .0 e -0 4 .0 0 1 5 .0 0 1 .0 0 2 .0 0 4 .0 0 6 .0 0 8 .0 1 0 0 D e n si ty D e n si ty 2 .0 e -0 4 4 .0 e -0 4 6 .0 e -0 4 .0 0 2 .0 0 4 .0 0 6 0 0

4.1.5. Thái độ về việc thành lập DN

Từ số liệu thống kê ở bảng PL4.14 cho thấy có hơn 50% các HKD và DN đều đồng ý hay rất đồng ý cho rằng khi thành lập DN thì có lợi nhuận nhiều hơn. Ở trạng thái trung dung, DN có 32,05% và HKD có 39,13%. Số HKD và DN trả lời khơng đồng ý hoặc rất không đồng ý chỉ chiếm trong khoản từ 8% đến 9%. Đánh giá về mức độ phát triển bền vững khi thành lập DN, có hơn 45% HKD đồng ý hay rất đồng ý cho rằng DN sẽ phát triển bền vững hơn và gần 40% ở trạng thái trung dung, số cịn lại khơng đồng ý hay rất khơng đồng ý chỉ chiếm chưa đến 15%. Đối với DN thì có gần 55% đồng ý hay rất đồng ý về vấn đề này, có 33,77% có ý kiến trung dung và hơn 10% không đồng ý hay rất không đồng ý đối với nhận định này.

4.1.6. Chuẩn mực về việc thành lập DN

Tất cả số liệu thống kê về chuẩn mực đối với việc thành lập DN được trình bày ở bảng PL4.15. Số liệu cho thấy số HKD đồng ý hay rất đồng ý cho rằng lời khuyên của người thân, gia đình có ảnh hưởng của đến ý định thành lập DN của họ chiếm tỷ lệ rất cao (gần 80%), có 17,78% ở trạng thái trung dung và chỉ có hơn 2% khơng đồng ý hay rất khơng đồng ý. Từ đó có thể khẳng định sự ảnh hưởng của người thân và gia đình đến ý định thành lập DN của người chủ HKD trong khảo sát này là rất lớn. Đối với DN thì số liệu này được phân bố tương đối dàn trải hơn. Có hơn 50% đồng ý hay rất đồng ý, hơn 30% trung dung và hơn 15% không đồng ý hay rất không đồng ý với nhận định này.

Về mức độ ảnh hưởng bởi lời khuyên của bạn bè đến ý định thành lập DN, số liệu cho thấy nhận định của DN và HKD là gần giống nhau. Trung bình có gần 50% đồng ý và rất đồng ý, gần 35% trung dung và hơn 15% không đồng ý hay rất không đồng ý cho rằng bạn bè ảnh hưởng đến ý định của họ. Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của bạn bè đến ý định thành lập DN của HKD là thấp hơn so với DN nhưng mức chênh lệch là không nhiều.

Về mức độ ảnh hưởng bởi lời khuyên của đối tác, đồng nghiệp đến ý định thành lập

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w