Mơ hình lý thuyết về hành vi dự định

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 25 - 28)

Thái độ hướng đến hành vi (attitude toward behaviot) là sự đánh giá, cách nhìn nhận của chủ thể về những kết quả mà hành vi có thể mang lại. Đó có thể là kết quả tích cực hoặc tiêu cực và nó được đo lường thơng qua những niềm tin nổi bật (behavioral beliefs - vốn tồn tại sẵn trong chủ thể) về những giá trị của hành vi (behavior outcomes) và mức độ quan trọng của các giá trị đó đối với chủ thể (outcome evaluation).

Chuẩn mực của chủ thể (subjective norm) ám chỉ áp lực mà chủ thể cảm thấy từ việc xã hội, hay những người khác nghĩ gì về việc chủ thể thực hiện hay không thực hiện hành vi. Áp lực này được đo lường bởi việc nhận định những chuẩn mực mà chủ thể đang tuân theo. Đối với một số hành vi, vai trò của những chuẩn mực này có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành ý định thực hiện hành vi, ngược lại cũng có những hành vi mà các chuẩn mực này khơng thực sự có vai trị gì.

Nhận thức về khả năng kiểm sốt hành vi (perceived behavior control) là đại diện cho sự tự đánh giá của chủ thể về khả năng bản thân thực hiện một hành vi có dễ dàng hay khơng, hay nói cách khác đó là sự tự tin về việc thực hiện hành vi của chủ thể. Trong mơ hình lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý chưa xuất hiện yếu tố này vì giả định của TRA lúc đó đơn giản hơn, chỉ cần một người có mong muốn, có ý định

thực hiện hành vi thì hành vi sẽ xảy ra. Cũng đã có nhiều nghiên cứu khác bàn đến nhóm yếu tố này và khẳng định niềm tin vào năng lực tự thân có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn hành vi, sự chuẩn bị để thực hiện hành vi và sự nỗ lực trong suốt thời gian thực hiện hành vi. Và điều đó tác động rất lớn đến khả năng thực hiện thành cơng hành vi đó.

Các yếu tố kiểm sốt hành vi có thể xuất phát từ bên trong của từng cá nhân (sự quyết tâm, nguồn lực để thực hiện) hay bên ngoài cá nhân (cơ hội, điều kiện, môi trường).

Ý định thực hiện hành vi (intention) là sự tổng hợp các động lực thực hiện hành vi của chủ thể (Ajzen, 1991). Ý định được thể hiện bằng sự sẵn sàng và nỗ lực hành động, có lên kế hoạch và sẵn sàng đầu tư thời gian, nguồn lực để thực hiện hành động.

Phạm vi ứng dụng của mơ hình TPB rất đa dạng. Từ việc được dùng trong nghiên cứu các hành vi liên quan đến sức khỏe như: ý định giảm cân, lựa chọn thực phẩm, từ bỏ thuốc lá (Topa và Moriano, 2010), sử dụng bao cao su (Carmack, 2007), hành vi hiến máu (Giles M. et al., 2004); cho đến những hành vi trong học tập như trốn học hay ý định phấn đấu tốt nghiệp (Ingram K. L. et al., 2001); và những nghiên cứu về hành vi kinh tế như: mua hàng qua internet (George J. F., 2004), những lựa chọn việc làm và cả việc một người có quyết định trở thành một doanh nhân hay khơng.

Tóm lại, theo lý thuyết TPB, trong nghiên cứu này ý định (để dẫn đến quyết định) thành lập DN là mức độ mà các HKD tin rằng họ sẽ thực hiện hành vi thành lập DN, chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố là: (1) Thái độ đối với việc thành lập DN là mức độ mà các chủ HKD đánh giá là có ích hay khơng đối với việc thành lập DN; (2) Chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng (trong đó bao gồm sự ảnh hưởng của chính quyền địa phương, đối tác, khách hàng, công nhân, thân tộc, họ hàng và những người quen biết) sẽ nghĩ rằng các chủ HKD nên thành lập hay không

thành lập DN; và (3) Kiểm sốt hành vi thành lập DN là nhận thức tính dễ hay khó của chủ HKD về khả năng kiểm sốt của họ trong việc thành lập và vận hành DN. 2.6.1.2. Lý thuyết khung sinh kế

Định nghĩa: “Sinh kế” là một khái niệm rộng bao gồm các phương tiện tự nhiên,

kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ.

Theo khái niệm của DFID (Bộ phát triển Quốc tế Anh) đưa ra thì “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.

Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ.

Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố (như các vấn đề kinh tế, an ninh lương thực). Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ khơng bị đặt ra bên ngồi.

Sinh kế bền vững: Theo Chambers & Conway (1991) Sinh kế bao gồm năng lực, tài

sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích rịng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.”

Tài sản sinh kế

Ảnh hưởng và các nguồn tiếp cận Các chiến lược sinh kế

Chính sách, cơ quan thủ tục Kết quả sinh kế Cơ quan -Các cấp chính quyền -Lĩnh vực tư -Luật

Bối cảnh dễ bị tổn thương H -Thu nhập tăng

-Đời sống nâng cao -Tính bền vững cao

-An ninh lương thực đảm bảo -Sử dụng đất lâu dài S N -Các cú sốc Các xu hướng Tính mùa vụ -Chính sách -Văn hóa -Thể chế Thực hiện F P

Khung phân tích sinh kế bền vững: Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố

chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Khung sinh kế bền vững có dạng như sau:

Ghi chú:

H: Nguồn vốn con người S: Nguồn vốn xã hội N: Nguồn vốn tự nhiên P: Nguồn vốn vật chất F: Nguồn vốn tài chính

Nguồn: DFID, sustainable livelihoods guidance sheets, 1999

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh ngành dừa tỉnh bến tre (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w