Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.7. Thông tin về mẫu
Trong tổng số 300 mẫu tiến hành khảo sát có 120 mẫu phỏng vấn trực tiếp, 30 mẫu được gửi qua email, 150 mẫu được phát hành trực tiếp và qua đường bưu điện. Kết quả có 252 mẫu phản hồi, trong đó có 216 phiếu trả lời được chấp nhận, chiếm 72% so với tổng số mẫu tiến hành khảo sát. Các phiếu khảo sát bị loại bỏ trước tiên là phiếu không trả lời câu hỏi về ý định thành lập DN, hay chọn thiên lệch hẳn về một phía, hay trả lời không quá 2/3 số câu hỏi hoặc các lựa chọn phi logic cũng bị loại bỏ. 3.8. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn như là: Kết quả các nghiên cứu đã công bố về ngành dừa; Tổng hợp các báo cáo của các cơ quan chức năng tại tỉnh Bến Tre (Cục Thống Kê, Sở Công Thương, Hiệp hội dừa, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phịng Tài chính – Kế hoạch các huyện, TP Bến Tre) về hoạt động SXKD của DN, HKD ngành dừa từ năm 2012 đến nay; Các tạp chí, trang web có liên quan đến hoạt động của DN, HKD ngành dừa.
Cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu và các bài viết được chọn lọc từ các nguồn sau: Thư viện trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Tạp chí cây dừa; Kỷ yếu cây dừa; Tạp chí kinh tế; Bài giảng và giáo trình trong chương trình học của lớp cao học Chính sách cơng; và internet.
3.9. Mơ hình nghiên cứu
Như đã trình bày trong mục 3.4, biến phụ thuộc là biến “quyetdinh” nhận giá trị từ 0 hoặc 1. Do đó, tác giả chọn dạng hàm binary logit để xây dựng mơ hình kinh tế lượng cho luận văn này. Cụ thể như sau:
Ln [p/(1-p)]= f(thanhlap, laodong, gioitinh, tuoi, knghiem, dthu, taisan, vondautu, qhdn, qhnn, qhcn, thaido1, thaido2, chmuc1, chmuc2, chmuc3, chmuc4, tuchu1, tuchu2, theche1, theche2, hocvan1, hocvan2, sp1, sp3, sp4, sp5)
Trong đó: p là xác suất ra quyết định. Các biến số được mô tả trong bảng sau:
TT Biến Giải thích / mã hóa Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
A Biến phụ thuộc
1 quyetdinh Quyết định thành lập DN, khơng có ý định =
0, có ý định = 1 Biến giả
B Các biến giải thích
I Đặc điểm của đơn vị
1. thanhlap Thời gian thành lập Năm +
2. sp1 Nhóm sản phẩm bánh, kẹo từ dừa = 1, khác = 0
Biến giả -
3. sp2 Nhóm sản phẩm dầu, nước cốt, cơm dừa sấy=1, khác =0 (chọn làm biến tham chiếu)
Biến giả
4. sp3 Nhóm sản phẩm thạch dừa = 1, khác = 0 Biến giả - 5. sp4 Nhóm sản phẩm xơ, mụn, gáo dừa = 1, khác = 0 Biến giả - 6. sp5 Nhóm sản phẩm TCMN và sản phẩm khác=1,
khác= 0
Biến giả -
7. laodong Số lao động hiện đang làm việc Lao động +
II Vốn con người
TT Biến Giải thích / mã hóa Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
9. tuoi Tuổi của khách thể nghiên cứu Tuổi +
10. hocvan1 Tốt nghiệp lớp 12 trở xuống =1, khác = 0 Biến giả - 11. hocvan2 Trung học, cao đẳng =1, khác = 0 Biến giả - 12. hocvan3 Đại học, sau đại học =1, khác = 0
(chọn làm biến tham chiếu) Biến giả
13. knghiem Số năm kinh nghiệm điều hành (HKD hoặc DN) của khách thể nghiên cứu Năm +
III Vốn tài chính
14. dthu Doanh thu trung bình/năm của đơn vị Tỷ đồng + 15. taisan Tổng tài sản đã đầu tư vào việc SXKD của đơn vị Tỷ đồng + 16. vondautu Khả năng đầu tư trong tương lai của đơn vị Tỷ đồng +
IV Vốn xã hội
17. qhdn Mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với
HKD/DN khác(*) Điểm +
18. qhnn Mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với
cán bộ, nhân viên nhà nước(*) Điểm +
19. qhcn Mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với
các cá nhân khác trong xã hội(*) Điểm +
V Thái độ về việc thành lập DN
20. thaido1 Lợi nhuận khi lập DN là nhiều hơn so với HKD Điểm +
21. thaido2 DN phát triển bền vững hơn HKD Điểm +
VI Chuẩn mực về việc thành lập DN
22. chmuc1 Gia đình, người thân khun tơi nên thành lập
DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tơi Điểm
+ 23. chmuc2 Bạn bè khuyên tôi nên thành lập DN và điều
đó ảnh hưởng đến ý định của tơi Điểm
+ 24. chmuc3 Đối tác, đồng nghiệp khuyên tôi nên thành lập
DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tơi Điểm
+
25. chmuc4 Chính quyền địa phương khuyên tôi nênthành lập DN và điều đó ảnh hưởng đến ý định của tôi
Điểm +
VII Khả năng tự chủ
26. tuchu1 Tơi có khả năng điều hành DN Điểm +
27. tuchu2 Tơi có khả năng điều hành việc thực hiện các thủ tục về thuế của DN đúng theo quy định của pháp luật
Điểm +
VIII Môi trường thể chế
TT Biến Giải thích / mã hóa Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
29. theche2 Thủ tục lập bảng kê khi mua nguyên liệu đầuvào từ hộ nông dân trong khai báo thuế của DN là dễ dàng
Điểm
+
Bảng 3.1. Mô tả các biến số
(*) Để có thể lượng hóa mức độ quan hệ xã hội nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả giả thiết cả 3 loại mối quan hệ đều được tính điểm bằng nhau cho cùng một mức độ gắn kết, cụ thể như sau:
Mức độ gắn kết Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Điểm/mối quan hệ 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
Bảng 3.2. Giả thiết tính điểm về mức độ gắn kết
Dựa trên giả thiết này, tác giả có thể tính điểm cho từng loại mối quan hệ của khách thể nghiên cứu theo công thức như sau: T = ∑ Ai x Ni
; i 1,5
Trong đó:
T là tổng số điểm cho một loại mối quan hệ (có 3 loại mối quan hệ nêu trên) Ai là điểm số giả thiết của mức gắn kết thứ i
Ni là số lượng mối quan hệ ở mức gắn kết thứ i
Dựa trên công thức này, tác giả có thể tính điểm cho từng loại mối quan hệ của khách thể nghiên cứu.
Như vậy, trong chương 3 tác giả đã tiến hành xây dựng khung phân tích bao gồm 3 nhóm nhân tố, (1) nhóm nhân tố niềm tin, (2) nhóm nhân tố nguồn lực và (3) nhóm nhân tố mơi trường thể chế tác động lên ý định (dẫn đến quyết định) thành lập DN. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng quyết định thành lập DN của các HKD và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Trong chương này, thang đo và bảng câu hỏi sơ bộ cũng đã xây dựng từ cơ sở lý thuyết và được điều chỉnh thông qua khảo sát sơ bộ và hỏi ý kiến chuyên gia. Sau khi hồn chỉnh bảng câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành thu thập số liệu và ghi nhận các kết quả.
0 5 10 15 truocdn
Chương 4: KẾT QUẢ
Nội dung cơ bản của chương này là tiến hành thống kê mơ tả để đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến xu hướng ra quyết định thành lập DN của các HKD. Bước tiếp theo, tiến hành hồi quy đa biến với mơ hình logit và đánh giá tác động biên để nhận diện các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến quyết định thành lập DN của các HKD. Trong chương này tác giả dùng phần mềm excel 2007 kết hợp với stata 11 để tiến hành thống kê mô tả và phân tích định lượng.
4.1. Thống kê mơ tả
Trong số 216 DN, HKD được khảo sát trong bài viết này có 78 DN và 138 HKD. Các số liệu chứng minh phần thống kê mô tả được tác giả đưa vào phần phụ lục số 4, trong đó các bảng số liệu được đánh số từ PL4.1 cho đến PL4.21.
4.1.1. Đặc điểm của đơn vị
Hình 4.1. Biểu đồ phân phối số năm tồn tại ở dạng HKD của DN trước khi thành lập Qua số liệu thống kê về thời gian tồn tại của DN và HKD được trình bày ở bảng PL4.1 cho thấy thời gian thành lập lớn nhất của DN là 15 năm, HKD là 17 năm, giá trị trung bình của DN (5,97 năm) thấp hơn chưa đầy 1 năm so với HKD (6,58 năm), độ lệch chuẩn của DN (3,17) thấp hơn so với HKD (3,34). Cả hai loại hình đều có thời gian thành lập dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao (chiếm hơn 80%), trong đó DN thì phân bố đều cho 2 khoản (1) dưới 5 năm và (2) từ 5 năm đến dưới 10 năm (cùng
D e n si ty .0 5 .1 5 .2 5 .1 .2 0
chiếm khoảng 41%), còn đối với HKD thì tập trung nhiều nhất trong khoản từ 5 năm đến dưới 10 năm (chiếm 56.52%). Trong số 78 DN được khảo sát thì có đến 68 DN (chiếm hơn 87%) được thành lập trên cơ sở HKD, thời gian các DN này tồn tại ở loại hình HKD trung bình là 5,63 năm. Con số 5,63 năm là nhỏ hơn 6,58 năm (giá trị trung bình số năm thành lập của các HKD được khảo sát), cho thấy sau khoản thời gian thành lập trung bình từ 5 đến 6 năm thì HKD có xu hướng chuyển thành DN, nếu vượt qua thời gian này thì HKD có xu hướng khơng thành lập DN.
Bảng PL4.2 cho thấy số lao động thấp nhất của DN là 6 người, của HKD là 5 người, cao nhất của DN là 450 người, của HKD là 180 người, trung bình DN có 71,33 lao động, HKD có 32,34 lao động, độ lệch chuẩn của DN là 78,25 trong khi của HKD chỉ là 22,80. Số lượng lao động của DN được phân bố dàn trải hơn so với HKD. Có hơn 80% HKD có hơn 10 lao động và tập trung nhiều nhất là khoản từ hơn 10 lao động đến 40 lao động, chiếm 63,04%. Điều này cho thấy quy định của pháp luật hiện nay về số lượng lao động tối đa của HKD (10 người) là khơng có tính pháp chế.
Số liệu thống kê về nhóm sản phẩm được trình bày ở bảng PL4.3 cho thấy trong khảo sát này nhóm sản phẩm bánh kẹo từ dừa có số lượng cao nhất là 73 đơn vị, trong đó đa phần là HKD chiếm 78% và DN chiếm 22%. Kế đến là nhóm mụn, than gáo dừa có 52 đơn vị, trong đó 50% là DN và 50% là HKD. Đối với nhóm thạch dừa, trong khảo sát này có 39 đơn vị, trong đó chủ yếu là HKD, chiếm 71,79%. Nhóm sản phẩm dầu dừa, nước cốt, cơm dừa sấy có 30 đơn vị, trong đó phần nhiều là loại hình DN, chiếm 66,67%. Nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ (TCMN) từ dừa và các sản phẩm khác có 22 đơn vị, trong đó có đến 77,27% là HKD.
4.1.2. Vốn con người
Bảng PL4.4 cho thấy tỷ lệ nữ/nam ở hai loại hình HKD và DN là tương đương nhau. Trong cả hai loại hình DN và HKD những người chủ đa số đều là nam, chiếm từ 71,76% đến 73,08%.
Theo kết quả thống kê, trong 216 quan sát, tuổi nhỏ nhất là 27 tuổi, tuổi lớn nhất là 68 tuổi, tuổi trung bình của những người chủ HKD và DN là khá cao (45,65 tuổi). Đối với HKD, tập trung nhiều nhất là nhóm tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi (chiếm 48,55%) trong khi đối với DN thì có hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao là nhóm từ 40 đến dưới 50 tuổi (chiếm 34,62%) và nhóm từ 50 đến dưới 60 tuổi (chiếm 32,05%). Các số liệu này được trình bày ở bảng PL4.5.
Kết quả thống kê ở bảng PL4.6 cho thấy mức độ phân bổ về trình độ học vấn của người chủ DN tương đối đồng đều hơn so với HKD. Đối với trình độ học vấn của người chủ DN phần nhiều là chưa tốt nghiệp lớp 12 và trung cấp, cùng chiếm 30,77% trong 78 DN được khảo sát. Đối với trình độ học vấn của người chủ HKD chiếm tỷ lệ cao nhất là có trình độ tốt nghiệp lớp 12 (chiếm 39.86%), kế đến là có trình độ trung cấp (chiếm 31,88%). Cũng từ bảng trên cho thấy trình độ học vấn của người chủ DN và HKD chủ yếu là từ trung cấp trở xuống, chiếm 87,04%, trong khi đó trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 12,96% trong tổng số 216 người được khảo sát. Đây cũng là vấn đề mà chính quyền địa phương cần quan tâm để có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực bền vững, nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương. Theo đánh giá của các chuyên gia, đó là kết quả của tình trạng “chảy máu chất xám”.
Theo số liệu trong bảng PL4.7, số năm kinh nghiệm làm công tác điều hành của người chủ DN ít nhất là 3 năm, nhiều nhất là 20 năm và của người chủ HKD ít nhất là 2 năm, nhiều nhất là 17 năm. Số năm kinh nghiệm trung bình của DN là 10,26 năm, cao hơn gần 3 năm so với kinh nghiệm của HKD là 7,59 năm, số năm kinh nghiệm trung bình của khách thể nghiên cứu là 8,56 năm. Gần như tất cả người chủ DN (hơn 97%) đều có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, trong đó số có kinh nghiệm hơn 10 năm chiếm hơn 50%. Có gần 85% số HKD được khảo sát có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, trong đó số có kinh nghiệm trong khoản từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm đến gần 60%. Qua đó cho thấy trên bình diện chung thì người chủ DN có kinh nghiệm nhiều hơn người chủ HKD.
4.1.3. Vốn tài chính
Doanh thu thấp nhất của DN là 400 triệu đồng/năm, cao nhất là 100 tỷ đồng/năm, doanh thu trung bình là 9,08 tỷ đồng/năm. Doanh thu thấp nhất của HKD là 300 triệu đồng/năm, cao nhất là 18 tỷ đồng/năm, doanh thu trung bình là 4,39 tỷ đồng/năm. Đối với HKD nhóm có doanh thu dưới 5 tỷ đồng/năm chiếm tỷ lệ cao nhất đến 57,97%, cịn đối với DN thì nhóm có doanh thu chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,31% nằm trong khoản từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/năm. Mặc dù kết quả thống kê cho thấy doanh thu trung bình của HKD chỉ bằng khoảng 50% so với DN, tuy vậy chúng ta cũng nhận thấy rằng có đến 39,86% số HKD (thấp hơn rất ít so với 42,31% số DN) có doanh thu nằm trong khoản từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/năm. Như vậy, nếu cho rằng HKD có doanh thu nằm trong khoản từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng/năm có khả năng chuyển thành DN thì kết quả khảo sát này cho thấy có đến 39,86% số HKD có khả năng. Tất cả các số liệu nêu trên được trình bày ở bảng PL4.8.
Bảng PL4.9 trình bày số liệu thống kê về tài sản của DN và HKD. DN có tổng tài sản thấp nhất là 0,3 tỷ đồng, cao nhất là 45 tỷ đồng, trung bình là 6,95 tỷ đồng và HKD có tổng tài sản thấp nhất là 0,1 tỷ đồng, cao nhất là 30 tỷ đồng, trung bình là 3,32 tỷ đồng, chỉ bằng 50% so với tài sản trung bình của DN. Cả hai loại hình DN và HKD đều có tài sản trong mức dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó 43,59% số DN và 76,09% số HKD.
Số liệu thống kê ở bảng PL4.10 cho thấy nguồn vốn có thể huy động để đầu tư vào việc SXKD trong tương lai của DN thấp nhất là 0,2 tỷ đồng, cao nhất là 30 tỷ đồng, độ lệch chuẩn là 4,46 và HKD thấp nhất là 0,1 tỷ đồng, cao nhất là 10 tỷ đồng, độ lệch chuẩn là 1,67. Tổng vốn có thể huy động trong thời gian tới của 78 DN là 365 tỷ đồng, trong khi tổng vốn đầu tư dự kiến của 138 HKD chỉ là 302 tỷ đồng. Trung bình mỗi DN có khả năng đầu tư là 4,68 tỷ đồng, trong khi đó HKD chỉ 2,22 tỷ đồng, thấp hơn một nửa so với DN. Số liệu về mức vốn có thể huy động đầu tư của DN được phân bố dàn trải hơn so với HKD. Đối với DN, mức vốn có thể huy động
0 500
qhdnHKD 1000 0 200 qhdnDN400 600 800
đầu tư dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,41% và 33,33% nằm trong mức từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng. Trong khi đối với HKD, trong các khoản này lần lượt là 88,24% và 11,03%.
4.1.4. Vốn xã hội
Bảng PL4.11 cho thấy số điểm đánh giá mối quan hệ với các DN, HKD khác của DN thấp nhất là 42 điểm, cao nhất là 785 điểm, trung bình là 219 điểm và của HKD