Tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao?

Một phần của tài liệu Bài tập định tội danh hình phạt mẫu (Trang 25 - 26)

II. GIẢI QÚT TÌNH H́NG

2. Tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao?

Tại sao?

Để có thể xác định tội mà Đ thực hiện mà ở đây là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành vật chất hay hình thức thì ta căn cứ vào những đặc điểm của cấu thành tội vật chất và hình thức để phân biệt:

* CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Đối với dấu hiệu hậu quả (và cùng với nó là dấu hiệu mối quan hệ nhân quả) ở loại CTTP này lại được quy định theo hai mức độ khác nhau:

+ Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm hoàn thành. Ở loại CTTP này, nhà làm luật không trực tiếp đưa dấu hiệu hậu quả vào trong CTTP mà hậu quả được quy định gián tiếp thông qua cách quy định về hành vi phạm tội.

+ Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Ở dạng CTTP này, nhà làm luật trực tiếp đưa hậu quả vào các quy định của CTTP với ý nghĩa là điều kiện xác định những trường hợp thoả mãn CTTP của loại tội đó, loại trừ những trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm.

=> Cấu thành tội phạm vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan gồm hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả.

* Cấu thành tội phạm hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. CTTP hình thức là CTTP chỉ có một dấu hiệu của mặt khách quan được mô tả trong CTTP là dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong CTTP hình thức khơng có dấu hiệu hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Do đặc điểm của CTTP hình thức

như vậy mà quan hệ tâm lí của người phạm tội với các dấu hiệu của tội phạm có CTTP hình thức có điểm khác căn bản so với tội phạm có CTTP vật chất.

Căn cứ vào những khái niệm và đặc điểm của CTTP nêu trên, ta có thể khẳng định tội mà Đ phạm phải (lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 bộ luật hình sự) có CTTP vật chất. Ta thấy ở mặt khách quan của tội mà Đ phạm, có đầy đủ dấu hiệu như hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ở đây, hậu quả còn là yếu tố bắt buộc để định tội Đ, giả sử tấm vé Đ giữ khơng trúng thưởng, vì một lý do gì đó C địi lại nhưng Đ khơng trả thì cũng khơng thể định tội Đ mặc dù ở đây có yếu tố lừa dối, do đó hậu quả là yếu tố bắt buộc trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp của Đ, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội, vì nếu lừa đảo nhưng khơng hay chưa chiếm đoạt được tài sản thì cũng khơng thể định tội danh được; hành vi của Đ lừa dối đi đến kết quả là lấy được số tiền trúng thưởng của C, và kết quả đã hồn thành.

Khơng thể khẳng định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành hình thức vì CTTP hình thức chỉ xét đến hành vi, lỗi đã là lỗi cố ý trực tiếp, xét riêng hành vi đã thấy được hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù hậu quả có thể xảy ra hay khơng xảy ra vì những điều kiện khách quan. Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặc dù lỗi cũng là lỗi cố ý trực tiếp nhưng phải tính đến yếu tố “chiếm đoạt tài sản”, nghĩa là xảy ra hậu quả tài sản bị chiếm đoạt thì mới định tội danh được, hành vi lừa dối

Một phần của tài liệu Bài tập định tội danh hình phạt mẫu (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w