Toàn bộ số tài sản chiếmđoạt được K đã bán lại cho N Theo anh (chị) N có phải chịu TNHS về hành vi của mình khơng? Tạ

Một phần của tài liệu Bài tập định tội danh hình phạt mẫu (Trang 33)

II. GIẢI QÚT TÌNH H́NG

3. Toàn bộ số tài sản chiếmđoạt được K đã bán lại cho N Theo anh (chị) N có phải chịu TNHS về hành vi của mình khơng? Tạ

anh (chị) N có phải chịu TNHS về hành vi của mình khơng? Tại sao?

Ta khẳng định, N có thể sẽ phải chịu TNHS về hành vi của mình.

Để kết luận N có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng ta cần xét xem giữa K và N có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước với nhau hay không? Và xét đến yếu tố lỗi của N, có ba trường hợp sau đây:

– Trường hợp 1: Nếu giữa K và N có sự thỏa thuận về việc cất giấu và tiêu thụ tài sản trước khi hành vi phạm tội của K xảy ra thì người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ sẽ bị coi là đồng phạm giúp sức theo Điều 20 BLHS.

– Trường hợp 2 : Nếu giữa K và N khơng có sự thỏa thuận, bàn bạc trước, N có hành vi chứa chấp tài sản mà biết rằng tài sản đó có được bằng con đường phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp thì N sẽ bị truy cứu TNHS về Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS).

+ Về mặt khách quan: Hành vi chứa chấp và hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ bị xử lý theo Điều 250 khi hành vi đó thực hiện mà khơng có sự thỏa thuận hay hứa hẹn trước.

Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người phạm tội mà có thể hiện bằng các hành vi như: cho người phạm tội cất giấu tài sản do phạm tội mà có; chuyển đổi tài sản do phạm tội mà có thành tài sản hợp pháp, mua lại hoặc đem bán lại bộ tài sản mà biết đó là tài sản phạm tội mà có…

+ Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp nên người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản phải chịu trách nhiệm hình sự khi biết tài sản đó là do người khác phạm tội mà có.

– Trường hợp 3:Nếu N khơng biết và khơng có khả năng biết tài sản của K là sở hữu bất hợp pháp thì N không phải chịu TNHS về tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Như vậy, N có thể phải chịu TNHS về hành vi mua lại số hàng hóa mà K đã chiếm đoạt của Cơng ty X.

KẾT LUẬN

Thực tiễn xét xử còn nhiều vụ án về tội xâm phạm quan hệ sở hữu có tính chiếm đoạt còn xử nhầm, xử sai. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa làm cơ sở cho việc xét xử các vụ án được nhanh chóng, chính xác, đúng người đúng tội, tránh để tội phạm lọt lưới cũng như các vụ oan sai. Bài tập tình huống trên đây chỉ là một ví dụ cụ thể về việc định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu.

Một phần của tài liệu Bài tập định tội danh hình phạt mẫu (Trang 33)

w