Quy trình cấp tín dụng của Agribank

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 36 - 39)

Chƣơng 1 : Tổng quan về xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

2.2. Quy trình cấp tín dụng của Agribank

Các đối tượng tham gia quy trình cấp tín dụng trong hệ thống Agribank:

 Người thẩm định là người được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thực hiện công việc thẩm định hoặc tái thẩm định khoản vay.

 Người kiểm soát khoản vay là người được giao nhiệm vụ kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định (tái thẩm định), kiểm soát báo cáo đề xuất giải ngân, kiểm soát báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

 Người phê duyệt khoản vay là người được quyết định cho vay đối với một khách hàng, một dự án đầu tư, tổng mức quyết định cho vay đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định của Hội đồng thành viên. Người phê duyệt khoản vay là Giám đốc (Phó Giám đốc) Phịng giao dịch, Giám đốc (Phó Giám đốc) Chi nhánh, Tổng Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Hội đồng thành viên.

 Người quản lý khoản vay là người được giao nhiệm vụ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đề xuất giải ngân khoản vay, kiểm tra, giám sát khoản vay, theo dõi đôn đốc thu hồi và xử lý khoản vay.

7 Nguồn Agribank : http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2014/11/8197/fitch-nang-xep- hang-tin-nhiem-agribank--07-11-2014-.aspx

Quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chia làm 6 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thẩm định và phê duyệt tín dụng

Giai đoạn này gồm các bước:

- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng: người thẩm định khoản vay tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn.

- Thẩm định và quyết định cấp tín dụng: sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, người thẩm định khoản vay sẽ tiến hành thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật; mục đích vay vốn; khả năng, năng lực tài chính của khách hàng; tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đảm bảo tiền vay; đánh giá tình hình khách hàng quan hệ với ngân hàng và lợi ích ngân hàng được hưởng… Người thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định khoản vay nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đưa ra đề xuất cho vay hoặc không cho vay. - Người kiểm sốt khoản vay kiểm sốt tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ

sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định của Người thẩm định và đề xuất cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay. - Người phê duyệt khoản vay căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định và

các tài liệu có liên quan quyết định cho vay hay không cho vay. Thẩm quyền phê duyệt thuộc về Giám đốc (Phó Giám đốc) Phịng giao dịch, Giám đốc (Phó Giám đốc) Chi nhánh, Tổng Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Hội đồng thành viên.

- Sau khi đồng ý cấp tín dụng, Ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành thương lượng các điều khoản về kỳ hạn vay, phương thức thanh tốn, lãi suất, phí, điều khoản đảm bảo tiền vay và các vấn đề khác.

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ

Sau khi được phê duyệt khoản vay, Ngân hàng và khách hàng tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến khoản vay như ký kết các hợp đồng, công chứng hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 3: Giải ngân

Sau khi hoàn tất các thủ tục hồ sơ thì tiến hành giải ngân theo nhu cầu vốn thực tế của khách hàng. Cán bộ quản lý khoản vay phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình giải ngân để nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Giai đoạn 4: Giám sát sau khi cấp tín dụng

Sau khi giải ngân, cán bộ quản lý khoản vay phải thường xuyên kiểm tra, giám sát khoản vay thông qua các số liệu, các điều khoản đã ký, tình trạng tài sản bảo đảm, khả năng thanh tốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng hay kịp thời nắm bắt các dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay, tài sản đảm bảo…

Giai đoạn 5: Xử lý nợ có vấn đề

Khi nhận thấy khoản vay có các vấn đề liên quan đến sử dụng vốn sai mục đích, nguồn trả, tài sản đảm bảo… thì phải theo dõi chặt chẽ để có những biện pháp hỗ trợ khách hàng kịp thời hoặc cố gắng thu hồi nợ.

Giai đoạn 6: Xử lý nợ xấu

Trong cơng tác tín dụng thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Khi đã xảy ra nợ xấu thì phải xử lý để thu hồi nợ, giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra. Biện pháp xử lý trong giai đoạn này có thể bằng các biện pháp pháp lý như khởi kiện, xử lý tài sản, mua bán nợ hay sử dụng các biện pháp khác như tái cơ cấu khoản nợ, khoanh nợ, xóa nợ…

Theo quy trình tín dụng thì việc chấm điểm tín dụng khách hàng được thực hiện trong giai đoạn thẩm định tín dụng và đây là một trong những cơ sở để quyết định phê duyệt tín dụng. Việc chấm điểm được thực hiện trên hệ thống IPCAS và cũng sẽ được sử dụng làm căn cứ phân loại nợ nếu khoản vay được giải ngân, từ đó xác định mức trích lập dự phịng rủi ro và quản trị rủi ro. Căn cứ chấm điểm dựa trên kết quả thu thập thơng tin từ khách hàng và cán bộ tín dụng sẽ đánh giá lại thông tin mà khách hàng lựa chọn. Việc chấm điểm dựa trên các bộ chỉ tiêu theo loại hình của khách hàng vay phân loại thành cá nhân, hộ nông dân, hộ kinh doanh khách hàng cũ/mới, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính/cho th tài chính, cơng ty chứng khốn, ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên do hạn chế của đề tài như đã trình bày nên luận văn sẽ chỉ nêu lên và phân tích quy trình chấm điểm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, so sánh với các ngân hàng thương mại khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w