Hệ thống xếp hạng tín dụng của ACB

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 53 - 56)

Chƣơng 1 : Tổng quan về xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

2.4. So sánh hệ thống xếp hạng của Agribank với các ngân hàng thương mại khác của

2.4.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ACB

2.4.1.1. Giới thiệu hệ thống xếp hạng của ACB

ACB là một trong những ngân hàng thương mại tiên phong trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. ACB áp dụng phương pháp ước tính dự phịng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế IAS 398 gồm hai phần Phân loại các khoản cho vay và Lập dự phòng. ACB áp dụng 2 hệ thống chấm điểm:

- Hệ thống chấm điểm phục vụ cho xét duyệt (Scoring Xét duyệt): nhằm mục đích đánh giá rủi ro của khách hàng đồng thời phục vụ cho việc xét duyệt hồ sơ tín dụng, kết quả xếp hạng khách hàng được sử dụng làm một trong các căn cứ để đưa ra quyết định tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng.

- Hệ thống chấm điểm phục vụ cho phân loại nợ (Scoring Phân loại nợ): là công cụ để thực hiện phân loại nợ theo thông lệ quốc tế và căn cứ vào kết quả phân loại nợ để tính tốn và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB được xây dựng bao gồm các thành phần: Hệ thống XHTD cho doanh nghiệp; Hệ thống XHTD cho hộ kinh doanh; Hệ thống XHTD cho cá nhân.

Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân

Khách hàng cá nhân vay vốn để tiêu dùng: Chỉ tiêu chấm điểm bao gồm 2 nhóm tiêu chí: Nhân thân (tỷ trọng 40%); Khả năng trả nợ (60%).

Khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh/đầu tƣ : Chỉ tiêu chấm điểm bao gồm 3 nhóm tiêu chí: Thông tin cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh (tỷ trọng 10%); liên quan đến cơ sở kinh doanh (tỷ trọng 55%); Phương án sản xuất kinh doanh/phương án đầu tư (tỷ trọng 35%)

Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ACB:

Hệ thống XHTD doanh nghiệp của ACB bao gồm hai hệ thống chấm điểm: Hệ thống chấm điểm phục vụ cho xét duyệt (Scoring Xét duyệt): nhằm mục đích đánh giá rủi ro của doanh nghiệp đồng thời phục vụ cho việc xét duyệt hồ sơ tín dụng, kết quả xếp hạng khách hàng được sử dụng làm một trong các căn cứ để đưa ra quyết định tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng.

Hệ thống chấm điểm phục vụ cho phân loại nợ (Scoring Phân loại nợ): là công cụ để thực hiện phân loại nợ theo thơng lệ quốc tế, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng.

Nội dung chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ACB bao gồm phần điểm tài chính và điểm phi tài chính. Việc đánh giá yếu tố tài chính dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập. Các yếu tố phi tài chính được đánh giá chi tiết theo phân loại có báo cáo tài chính hay khơng có báo cáo tài chính và quy mơ doanh nghiệp.

Scoring Xét duyệt

Đối với khách hàng chưa có BCTC, thơng tin phi tài chính được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu: Sự hỗ trợ của thành viên góp vốn/Ban điều hành đến hoạt động của Công ty, Hiệu quả của phương án kinh doanh; Rủi ro từ yếu tố tài chính - Nguồn trả

nợ; Uy tín trong quan hệ ACB và các TCTD khác; Tính ổn định của mơi trường kinh doanh/rủi ro ngành.

Đối với khách hàng có BCTC, thơng tin phi tài chính được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu tương ứng với từng quy mơ: Hiệu quả/tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Khả năng trả nợ/Phương án kinh doanh; Tính ổn định của mơi trường kinh doanh/rủi ro ngành; Tình hình giao dịch/Uy tín quan hệ tại ACB và TCTD; Tính ổn định của thị trường đầu vào/đầu ra/khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ Sự hỗ trợ của thành viên góp vốn/Ban điều hành đến hoạt động Công ty.

Scoring Phân loại nợ

Đối với khách hàng chưa có BCTC, điểm phi tài chính xác định dựa trên: Rủi ro liên quan đến vận hành doanh nghiệp; Phương án kinh doanh/tình hình kinh doanh; Đánh giá rủi ro từ môi trường hoạt động của doanh nghiệp; Đánh giá rủi ro từ các sự kiện bất thường; Đánh giá rủi ro từ yếu tố tài chính.

Đối với khách hàng có BCTC, thơng tin phi tài chính cũng được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu tương ứng với từng quy mô khác nhau: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp; Quan hệ với Ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp; Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ/ Khả năng quản trị điều hành của Chủ doanh nghiệp.

2.4.1.2. So sánh hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank và ACB Xếp hạng khách hàng cá nhân

Agribank và ACB cùng xây dựng chỉ tiêu xếp hạng khách hàng cá nhân gồm chỉ tiêu về nhân thân và khả năng trả nợ. Tuy nhiên tỷ trọng của 2 ngân hàng với các chỉ tiêu này là khác nhau. Trong khi Agribank đánh giá cao chỉ tiêu nhân thân hơn khi sử dụng tỷ trọng cho các chỉ tiêu này là 60% thì ACB lại đánh giá chỉ tiêu khả năng trả nợ cao hơn (60%).

Trong nhóm chỉ tiêu về nhân thân, ACB xây dựng 15 chỉ tiêu trong đó có 11 chỉ tiêu giống với Agribank. Đây là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến người vay. So với Agribank, ACB không đưa chỉ tiêu “Đánh giá về mối quan hệ của người vay với thành viên trong gia đình” vào chấm điểm mà đánh giá thêm 4 chỉ tiêu: Thời gian lưu trú trên địa bàn hiện tại, Quan hệ của người vay với cộng đồng, Năng lực pháp luật dân sự, hình sự của người thân, Tình trạng hơn nhân. Tuy nhiên những chỉ tiêu này khó đánh giá và ít ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay.

Cịn đối với nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của người vay, ACB xây dựng nhóm chỉ tiêu gồm 11 chỉ tiêu, nhiều hơn hẳn so với 4 chỉ tiêu của Agribank. Tuy nhiên 1 số chỉ tiêu bị trùng lắp như “Tổng thu nhập hàng tháng của người vay” và “Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng”, “Tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm đánh giá” và “ Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại”.

Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ACB khác với các ngân hàng khác khi sử dụng 2 hệ thống chấm điểm khác nhau khi xét duyệt cho vay và phân loại nợ. Scoring xét duyệt có điểm cao hơn Scoring phân loại nợ giúp cho ACB xây dựng các chính sách khách hàng tốt hơn và giảm thiểu rủi ro khi quyết định cấp tín dụng. Việc thiết lập các chỉ tiêu chấm điểm khác nhau giữa quy mô doanh nghiệp lớn/vừa/nhỏ và quy mô rất nhỏ cho thấy mục tiêu của ACB là phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ khi tiếp cận lượng khách hàng có quy mơ rất nhỏ. Việc xếp hạng các doanh nghiệp này cịn dựa trên các thơng tin về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp/Ban điều hành.

Một phần của tài liệu Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w