Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam từ mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (Trang 72)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠ NG HO ẠT ĐỘ NG ỦA NHTM VI ỆT NAM

3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam từ mơ hình nghiên cứu.

với hệ thống NHTM Việt Nam là giai đoạn nền kinh tế phát triển khá nóng, trong thời gian này, GDP của Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, và lạm phát cũng thuộc loại cao nhất trong khu vực và thế giới. Giai đoạn này hệ thống NHTM chạy theo lợi nhuận mở rộng tín dụng, cho vay tràn lan, các quy chuẩn về an toàn được xem nhẹ và đây chính là lý do dẫn đến sự giảm sút hiệu quả về mặt chi phí và lợi nhuận, bên cạnh đó cịn gia tăng nợ xấu, thanh khoản giảm sút và đẩy hệ thống NHTM đến những rủi ro không lường trước được trong tương lai mà những năm tiếp theo đã minh chứng điều đó.

3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam từ mơ hình nghiêncứu cứu

Từ mơ hình Tobit/2SLS, chúng ta rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM đó là: thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, GDP và lạm phát.

Thứ nhất, thị phần là yếu tố rất quan trọng không chỉ riêng đối với các

NHTM mà còn với bất kỳ DN nào kinh doanh trên thị trường, nó là cái bánh mà bất kỳ NHTM nào cũng muốn giành giật để lấy được phần to hơn. NH nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống lĩnh thị trường. Thị phần tín dụng và huy động của

khối NHTMQD vẫn dẫn đầu, tuy nhiên đã sụt giảm mạnh do sự chiếm lĩnh của khối NHTM cổ phần trong những năm gần đây. Trong khi đó, khối NH nước ngoài được gỡ bỏ hạn chế về huy động và bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh thực sự bình đẳng với các NHTM trong nước kể từ đầu 2011. Thị phần tín dụng của khối NHTMQD đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo tại phiên họp Quốc hội lần 8 khóa VIII ngày 1/11/2014, tổng thị phần tín dụng của nhóm các NHTMQD là 52%. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mức 74,2% tại thời điểm 2005. Khối NHTMCP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối NHTMQD: các NHTMCP có cơ cấu cổ đơng đa dạng hơn các NHTMQD, tập trung vào hoạt động cho vay các DN vừa và nhỏ và hoạt động NH bán lẻ. Thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTMQD, chiếm 48% thị phần tín dụng của tồn ngành trong năm 2013 với tổng số vốn điều lệ lên tới 195.981 tỷ đồng.

Thứ hai, rủi ro thanh khoản là yếu tố quan trọng mà bất kỳ NHTM nào cũng

phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh của mình. Dựa theo số liệu báo cáo tài chính năm 2013 của 9 NH hàng đầu, Vietinbank, BIDV và Eximbank dẫn đầu về tỷ lệ cho vay/huy động tương đối cao, 89,9% và 105,1% và 100,9%. Vietinbank và BIDV là hai NH có dư nợ cho vay đứng thứ 2 và 3 toàn ngành (chỉ sau Agribank). Vietcombank và Sacombank theo sau với tỷ lệ 83,3% và 78,4%. Các NH cịn lại có tỷ lệ này dao động ở mức 56% - 71%. Mặc dù nhiều NH của Việt Nam đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu CAR trên 9% nhưng trên bình diện chung, tỷ lệ CAR này cũng rất khác nhau giữa các NH và nhóm NH. Liên quan đến vấn đề thanh khoản, các diễn biến về cuộc đua lãi suất trong thời gian gần đây của các NH đã cho thấy những khó khăn về thanh khoản của hệ thống và nó đã phản ánh vào mức lãi suất bình qn liên NH có khi lên đến hơn 18% trong đầu tháng 11/2011. Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm thanh khoản của hệ thống NHTM:

- Các NHTM chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng lại tích cực cho vay trung và dài hạn, gây nên rủi ro lớn về lãi suất, thanh khoản và kỳ hạn cho NH của

mình. Chính việc điều hành và quản trị kém, cộng với cơng tác dự báo, phân tích cịn hạn chế, bên cạnh đó là việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá là một trong những nguyên nhân làm suy giảm thanh khoản, thậm chí là mất thanh khoản tại một số NHTM trong thời gian qua.

- Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động tại một số NHTM khá cao và dự trữ thứ cấp ít cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống NHTM gặp vấn đề về thanh khoản.

- Sự yếu kém trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống NHTM rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Các chính sách được đưa ra một cách nóng vội, khơng có lộ trình cụ thể, chỉ giải quyết các vấn đề trong ngắn hạn nhưng lại để lại hậu quả vô cùng to lớn cho hệ thống.

Thứ ba, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài. Những nhà đầu tư nước

ngồi với tiềm lực tài chính, cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý… tham gia nắm giữ cổ phần của các NHTM Việt Nam đã khơng cịn xa lạ, ngay cả đối với các NHTMQD. Điển hình như thương vụ Mizuho mua 15% cổ phần VietcomBank trị giá 567.3 triệu USD là thương vụ có giá trị lớn nhất năm 2011. Năm 2012 khép lại với thương vụ đạt giá trị kỷ lục 743 triệu USD cho 20% cổ phần VietinBank do Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua lại. Với tiềm lực sẵn có cùng lợi thế mà các đối tác nước ngoài mang lại về công nghệ, sản phẩm, phương pháp quản lý, các NHTM sẽ càng gia tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Thứ tư, GDP và lạm phát. Đây là những yếu tố vĩ mơ có tác động rất lớn lên

hoạt động của các NHTM cũng như các DN trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu từ mơ hình cho thấy GDP và lạm phát có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của NHTM. Có nghĩa rằng, GDP càng cao, tỷ lệ lạm phát càng cao thì hiệu quả của hệ thống NH càng giảm. Điều này có thể được giải thích như sau: giai đoạn nghiên cứu của đề tài đối với hệ thống NHTM Việt Nam (2005-2013) là giai đoạn nền kinh tế phát triển khá nóng, trong thời gian này, GDP của Việt Nam ln đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, và lạm phát cũng thuộc loại cao nhất trong khu vực

và thế giới. Giai đoạn này hệ thống NHTM chạy theo lợi nhuận mở rộng tín dụng, cho vay tràn lan, các quy chuẩn về an tồn được xem nhẹ và đây chính là lý do dẫn đến sự giảm sút hiệu quả về mặt chi phí và lợi nhuận, bên cạnh đó cịn gia tăng nợ xấu, thanh khoản giảm sút khiến cho hiệu quả hoạt động của hệ thống NH ngày càng giảm và điều đó thể hiện trong năm 2013 khi hàng loạt các NH tiến hành tái cấu trúc (mua bán sát nhập, tuyên bố phá sản…) để giải quyết tình trạng nợ xấu của các NH.

Kết luận chương 3

Qua kết quả nghiên cứu từ các mơ hình, luận văn rút ra được một số kết luận như sau:

Kết quả nghiên cứu từ phương pháp SFA cho thấy tồn tại bằng chứng chứng minh rằng các yếu tố chủ quan lẫn khách quan tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ này. Trong đó các yếu tố chủ quan bao gồm: Thị phần, Rủi ro thanh khoản, Tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngồi và Quy mơ NH. Các yếu tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội (GDP) và Lạm phát.

Kết quả trên là phù hợp với lý thuyết nền cũng như thực tiễn hoạt động NHTM và nền kinh tế Việt Nam hiện nay, và đây là cơ sở để luận văn đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

4.1.Xu hướng phát triển hiện nay đối với hoạt động của các NHTM

Hoạt động của các NHTM hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi q trình tự do hố tài chính và đặc biệt là những thay đổi to lớn của khoa học công nghệ đã khiến các NHTM phải trải qua những biến động lớn về cấu trúc, loại hình tổ chức… Những thay đổi này đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, cụ thể như sau:

- Sức ép cung cấp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: trước sức ép cạnh tranh gay gắt của ngành cũng như những địi hỏi ngày một cao hơn từ phía khách hàng và sự thay đổi của công nghệ NH, đã đẩy các NHTM phải nhanh chóng mở rộng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cung cấp cho các khách hàng. Chính điều này đã làm tăng chi phí hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, những dịch vụ mới này cũng tạo ra những nguồn thu mới cho NH, và hiện nay nguồn thu từ các dịch vụ này có xu hướng tăng trưởng nhanh so với các nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống.

- Cạnh tranh ngày càng gia tăng: sức ép cạnh tranh đối với các NHTM không chỉ gia tăng ở sản phẩm dịch vụ truyền thống mà giờ còn gia tăng mạnh mẽ ở các hoạt động dịch vụ tài chính. Sự cạnh tranh khơng chỉ đến từ các NHTM khác mà còn từ các TCTD phi NH khác như: các cơng ty tài chính, cơng ty chứng khốn, các tổ chức bảo hiểm… Đây thực sự là những động lực thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ trong tương lai. Mặt khác, sức ép gia tăng của cạnh tranh còn thể hiện ở chỗ, các NH đang phải đối mặt với các khách hàng ngày càng thông thái và khó tính hơn. Bởi vậy, các khoản tiền gửi trung thành của NH dễ dàng bị lôi kéo bởi những đối thủ cạnh tranh. Do vậy, NHTM luôn phải nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể duy trì được các khách hàng truyền thống cũng như qua đó thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Khi cạnh tranh về lãi suất đã đến mức bão hồ, các NHTM cần có những biện pháp khác để giữ chân khách hàng bằng thái độ phục vụ tận tình, chun nghiệp và các lợi ích đi kèm hấp dẫn khác.

- Sự gia tăng chi phí vốn: sự gia tăng cạnh tranh cùng với quá trình tự do hóa khu vực tài chính đã làm tăng chi phí bình qn của các tài khoản tiền gửi vì các NH phải trả lãi suất do thị trường cạnh tranh quyết định. Đồng thời, để đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững của hệ thống NH, Chính phủ cũng yêu cầu các NH phải sử dụng vốn chủ sở hữu của mình nhiều hơn để tài trợ cho các tài sản của NH. Điều này, đã làm chi phí vốn của các NH gia tăng đáng kể và để nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình buộc các NH ln phải tìm cách cắt giảm chi phí hoạt động và tìm nguồn vốn mới như chứng khốn hóa một số tài sản.

- Tiến bộ công nghệ NH: trước sức ép cạnh tranh, để phục vụ khách hàng ngày tốt hơn đòi hỏi các NH phải cung cấp nhiều dịch vụ mới trên nền tảng phát triển của công nghệ thông tin như sử dụng các hệ thống NH tự động và điện tử để thay thế cho các hệ thống dựa trên công nghệ sử dụng nhiều lao động, ví dụ như các hoạt động nhận tiền gửi, thanh tốn bù trừ và cấp tín dụng. Đặc biệt cần phát triển các phương thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ… cùng với cơ sở hạ tầng hỗ trợ vì đây là xu hướng của thời đại mới và đang dần thay thế cho phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt.

- Xu hướng mở rộng hoạt động về mặt địa lý: để khai thác hiệu quả hệ thống NH tự động trên nền tảng của tiến bộ cơng nghệ NH, hiện nay các NH có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động về mặt địa lý để gia tăng số lượng khách hàng bằng việc thành lập nhiều chi nhánh mới. Ngồi ra, xu hướng tổ chức xây dựng mơ hình tập đoàn kinh tế sở hữu NH hay mua lại các NH nhỏ và đưa chúng thành bộ phận của các NH đa trụ sở đang diễn ra ngày càng phổ biến. Số lượng các NH nhỏ có xu hướng giảm dần.

- Q trình tồn cầu hóa: tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn bao giờ hết, những thách thức cũng như các đối thủ cạnh tranh đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ của một quốc gia. Các đối thủ đáng gờm từ bên ngoài biên giới đã và đang nhăm nhe gia nhập thị trường, bằng tiềm lực vượt trội về vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý… đã từng bước giành giật thị phần với các NHTM nội đia. Chính q trình này đã và đang buộc các NH

nội địa phải tìm cách giảm thiểu chi phí hoạt động, đa dạng hố sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa cơng nghệ NH để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của mình. Cạnh tranh lành mạnh sẽ gia tăng sức mạnh nội tại cho các NH và mang lại những bước phát triển bền vững cho hệ thống NHTM Việt Nam, cũng như mang đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và hợp lý cho khách hàng.

4.2.Nhận xét chung

Sự độc quyền trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống NHTM lại gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế trong giai đoạn qua: lãi suất tăng giảm bất thường, chi phí vay vốn vẫn nằm ở mức khá cao so với các nước khác trong khu vực với ngun nhân chính là do tình trạng lạm phát của Việt Nam vẫn đạt mức cao. Tình trạng sở hữu chéo tại các NHTM gây ảnh hưởng to lớn đến việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ. Bên cạnh đó là tình trạng nợ xấu đang có nhiều diễn biến hết sức phức tạp với nguyên nhân chính là do việc chạy theo lợi nhuận dẫn đến buông lỏng quản lý và cho vay tràn lan. Các kết quả nghiên cứu từ mơ hình 2SLS và Tobit cũng cho thấy rõ điều này khi hiệu quả về mặt lợi nhuận của NH và các yếu tố tăng trưởng GDP, lạm phát có quan hệ nghịch biến.

Bên cạnh đó, các biến về thị phần, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngồi của các NHTM có tác động dương đến hiệu quả về chi phí được giải thích như một lợi thế kinh tế về quy mơ và thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngồi giúp giảm chi phí và gia tăng hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM có tác động tiêu cực đến hiệu quả về chi phí, vì nó làm gia tăng lãi suất trong nền kinh tế, sụt giảm tín dụng do lãi suất cấp tín dụng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến các DN sản xuất trong nền kinh tế.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần có các chính sách phù hợp cụ thể: chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, điều hành chính sách tỷ giá và lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều

hành ngoại tệ. Từng bước hoàn thành hệ thống pháp lý về NHTM và chỉ đạo thực hiện quá trình tái cấu trúc hệ thống NH để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các NHTM. Ngồi ra, Chính phủ và Bộ Tài chính cần phải xây dựng khung pháp lý cho các mơ hình TCTD mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD như: Cơng ty xếp hạng tín dụng, cơng ty mơi giới tiền tệ nhằm phát triển NHTM và TCTD. Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường, tích cực hỗ trợ các NHTM trong nước mở rộng quy mô và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w