Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (Trang 79)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠ NG HO ẠT ĐỘ NG ỦA NHTM VI ỆT NAM

4.2. Nhận xét chung

Sự độc quyền trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống NHTM lại gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế trong giai đoạn qua: lãi suất tăng giảm bất thường, chi phí vay vốn vẫn nằm ở mức khá cao so với các nước khác trong khu vực với ngun nhân chính là do tình trạng lạm phát của Việt Nam vẫn đạt mức cao. Tình trạng sở hữu chéo tại các NHTM gây ảnh hưởng to lớn đến việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ. Bên cạnh đó là tình trạng nợ xấu đang có nhiều diễn biến hết sức phức tạp với nguyên nhân chính là do việc chạy theo lợi nhuận dẫn đến buông lỏng quản lý và cho vay tràn lan. Các kết quả nghiên cứu từ mơ hình 2SLS và Tobit cũng cho thấy rõ điều này khi hiệu quả về mặt lợi nhuận của NH và các yếu tố tăng trưởng GDP, lạm phát có quan hệ nghịch biến.

Bên cạnh đó, các biến về thị phần, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngồi của các NHTM có tác động dương đến hiệu quả về chi phí được giải thích như một lợi thế kinh tế về quy mơ và thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngồi giúp giảm chi phí và gia tăng hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM có tác động tiêu cực đến hiệu quả về chi phí, vì nó làm gia tăng lãi suất trong nền kinh tế, sụt giảm tín dụng do lãi suất cấp tín dụng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến các DN sản xuất trong nền kinh tế.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần có các chính sách phù hợp cụ thể: chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, điều hành chính sách tỷ giá và lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều

hành ngoại tệ. Từng bước hoàn thành hệ thống pháp lý về NHTM và chỉ đạo thực hiện quá trình tái cấu trúc hệ thống NH để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các NHTM. Ngồi ra, Chính phủ và Bộ Tài chính cần phải xây dựng khung pháp lý cho các mơ hình TCTD mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD như: Cơng ty xếp hạng tín dụng, cơng ty mơi giới tiền tệ nhằm phát triển NHTM và TCTD. Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường, tích cực hỗ trợ các NHTM trong nước mở rộng quy mô và phát triển bền vững.

Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam và đồng thời cũng giúp cho nó phát huy tốt vai trị của mình và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của hệ thống NHTM đến tăng trưởng kinh tế quốc gia.

4.3.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam

4.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ và NHNN

Thứ nhất, cần hồn thiện mơi trường pháp lý theo hướng đảm bảo sự cơng bằng, tính minh bạch giữa các TCTD trong nước và nước ngoài để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các NH, bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của hệ thống NH, nhằm tạo ra một sân chơi thực sự bình đẳng cho các NHTM cũng như các DN hoạt động tại Việt Nam. Việc cấp thiết là phải cải cách hệ thống DNNN vì việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu tại các NHTMNN. Chính vì vậy, nếu khơng kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng là khó thực hiện.

Thứ hai, cần nâng cao tính độc lập và tự chủ cho NHNN Việt Nam để NHNN thực sự đóng vai trị và chức năng của một NH trung ương. Có như vậy, NHNN mới có thể quản lý tốt các hoạt động tiền tệ, tín dụng khi mà nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường với q trình tiền tệ hóa diễn ra mạnh mẽ, đồng thời cũng làm gia tăng hiệu quả truyền dẫn của chính sách

tiền tệ đến nền kinh tế, giúp NHNN điều hành thị trường tiền tệ một cách nhanh chóng, hiệu quả và theo tín hiệu của thị trường.

Thứ ba, Chính phủ cần triệt để xóa bỏ cơ chế bao cấp dưới mọi hình thức, bởi vì nếu cịn cơ chế bao cấp cho các NHTM thì khơng thể tạo ra động lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. Đồng thời cần nhanh chóng hợp nhất và điều chỉnh các chuẩn mực của Việt Nam cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong quản lý và điều hành các NHTM.

Thứ tư, nhanh chóng hợp nhất và điều chỉnh các chuẩn mực của Việt Nam cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong quản lý và điều hành các NHTM. Việc áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ giúp các NH thuận lợi hơn trong việc thu thập, xử lý và phân tích số liệu, đồng thời cũng giúp các NH minh bạch hố tình hình hoạt động của mình.

Thứ năm, tập trung ổn định lãi suất, tỷ giá, đảm bảo các giao dịch trên thị trường liên NH được thông suốt. NHNN cần thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu ổn định trên để tạo sự ổn định về lãi suất, tỷ giá, nâng cao chất lượng tín dụng, định hướng đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cần tập trung phát triển, củng cố thị trường tiền tệ, nhất là thị trường liên NH vì đây là cửa sổ quan trọng để NHNN nắm bắt kịp thời diễn biến cung cầu trên thị trường tiền tệ nhằm can thiệp, điều tiết kịp thời các diễn biến thị trường. Đi cùng với đó là NHNN phải tập trung thực hiện việc đổi mới, nâng cấp hạ tầng công nghệ cũng như nâng cao năng lực phân tích, dự báo để giúp ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện cho ngành NH phát triển vững mạnh.

4.3.2. Giải pháp từ phía các NHTM

Thứ nhất, các NHTM phải xây dựng và hoàn thiện các chiến lược phát triển dài hạn cho riêng mình vì khơng có mơ hình chung cho từng NH, lựa chọn đối tác chiến lược, tăng năng lực tài chính và quản lý, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới khi mà hiện nay luồng vốn lưu chuyển trong nền kinh tế ngày cành nhanh và với quy mô ngày càng lớn. Chuyển đổi mơ hình tổ chức theo

hướng NH hiện đại, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, các NHTM khơng nên chạy theo lợi nhuận, cho vay tràn lan mà khơng có sự thẩm định kỹ, điều này dễ dẫn đến việc gia tăng nợ xấu, gia tăng rủi ro thanh khoản và hệ quả tất yếu là sự khủng hoảng của NH trong tương lai. Các NHTM cần hết sức quan tâm đến cơng tác thẩm định tín dụng và kiểm sốt rủi ro thanh khoản, tiếp tục gia tăng quy mơ của NH để có sức đề kháng cao hơn chống chọi với các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai, đồng thời tận dụng được lợi thế kinh tế về quy mơ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong q trình hội nhập ngày càng sâu rộng của hệ thống tài chính và nền kinh tế.

Thứ hai, các NHTM cần nâng cao năng lực tài chính bằng các biện pháp tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; đối với những NHTM hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục được những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi giấy phép hoạt động. Đồng thời nâng giới hạn vốn điều lệ và dần dần chuyển đổi và xóa bỏ loại hình NHTMCP nơng thôn. Tái cơ cấu NHTM đang là chủ đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Các NHTM có quy mơ vốn nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu có thể nghiên cứu việc sáp nhập, hợp nhất để nâng cao quy mô vốn điều lệ, tận dụng mạng lưới của nhau để phát triển thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các NHTM cũng cần cởi mở hơn, sẵn sàng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức nước ngồi. Có như vậy, NH trong nước mới có điều kiện tiếp thu, học hỏi những cái hay, cái mới từ các đối tác nước ngoài với bề dày kinh nghiệm về quản trị, điều hành, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ hiện đại cũng như các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến… Đây là những bước đi cần thiết trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Thứ ba, các NH cần phải sớm tiến hành thực hiện việc hiện đại hố, nhanh chóng đưa ra những sản phẩm dịch vụ NH hiện đại, nhất là hệ thống thơng tin quản lý cho tồn hệ thống NH phục vụ cơng tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm sốt hoạt động NH, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và cơng tác kế tốn, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa... nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Cần đẩy nhanh ứng dụng công

nghệ thông tin trong điều hành, quản lý và kinh doanh dựa trên nền tảng của việc cải thiện năng lực tài chính, chú trọng tính liên kết về giải pháp công nghệ giữa các NH đồng thời phải kết hợp với việc phát triển năng lực đội ngũ nhân viên để làm chủ công nghệ mới.

Thứ tư, các NHTM cần đổi mới cơ chế quản trị điều hành theo hướng tăng quyền tự chủ cho đơn vị cơ sở, khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các chi nhánh cấp cơ sở nhưng phải thiết lập cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ. Các NHTM phải sắp xếp, tinh giản lao động, bổ sung lao động chuyên môn nghiệp vụ mới, lao động kỹ thuật, các chuyên viên giỏi; chuyển đổi cơ cấu lao động nghiệp vụ theo hướng giảm lao động gián tiếp, trẻ hóa đội ngũ nhân viên. Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định đến thành bại của mỗi DN nói chung và NHTM nói riêng. Do đó, các NH cần chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, coi đào tạo là một bộ phận trong chiến lược phát triển NH, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới tuyển dụng, chú trọng đào tạo chuyên môn lẫn đạo đức để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, tinh thơng nghiệp vụ, đồng thời liên tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiện có để đáp ứng với những nhu cầu mới.

Thứ năm, NHTM cần xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, NH và khách hàng ln gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Đặc biệt các NHTM cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn kết hợp với đổi mới cơng nghệ thanh tốn với những dịch vụ mới như Internet banking, phone banking..., cải tiến chính sách lãi suất đa dạng tương ứng với những hình thức huy động, cho phép chuyển đổi dễ dàng giữa những hình thức huy động…

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Duy Phú (2002), Phương pháp đánh giá hiệu quả của NHTM qua hàm sản xuất và hàm chi phí, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006, Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3. Frederic S. Miskin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Huỳnh Thế Du (2005), Cải cách Ngân hàng ở Việt Nam: cịn lắm chơng gai,

Chương trình Fullbright, TP.HCM. 5. IMF (1998 – 2014)

6. Lê Dân (2004), Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động

của NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Lê Hoàng Lan (2006), Hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế

Quốc dân.

8. Lê Thị Hương (2002), Nâng cao hiệu quả đầu tư của các NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ

thống NHTM Việt Nam, Tạp chí Khoa học 2012:21a,pp. 158-168.

10. Nguyễn Khắc Minh (2006), Phân tích định lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng một số ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Nguyễn Tân Thanh Thảo (2005), Chặng đường đổi mới – hiện đại hoá ngân hàng

Việt Nam, bài trình bày tại TP.HCM tháng 7/2005, “Đa dạng hoá hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (7).

12. Nguyễn Thị Hồng Hải (2006), “Những thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt

Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí cơng nghiệp, trang 29.

13. Nguyễn Thị Việt Anh (2004), Ước lượng các nhân tố phi hiệu quả cho ngân hàng

nông nghiệp và phát triển thông thôn Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Kinh Tế, Đại

học Kinh tế Quốc dân.

14. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Hà Nội.

15. NHNN Việt Nam (1996 đến 2014), Báo cáo thường niên. 16. NHTM Việt Nam (2000 đến 2014), Báo cáo thường niên. 17. Peter S. Rose (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính.

18. Phạm Thanh Bình (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, Đề tài trọng điểm cấp

ngành, mã số: KNHTĐ 2003.01.

19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín

dụng, NXB Chính trị quốc gia.

20. Tơ Kim Ngọc, Tuân thủ yêu cầu của Basel I – tiêu chuẩn đo lường khả năng hội nhập của hệ thống NHTMVN, Học viện Ngân hàng.

21. Thủ tướng Chính phủ (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai

đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.

22. Trần Huy Hoàng (2012), Giáo trình quản trị ngân hàng. Đại học Kinh tế TP.HCM. 23. Trần Nguyễn Trâm Anh (2013), Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

24. Trần Quang Tuyến (2008), Tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế tư nhân ở các

nước đang phát triển, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25

(2009) 9-16.

25. Vũ Thị Hải Minh (2012), Liên kết các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học

26. Vũ Văn Thực (2013), Tái cơ cấu hệ thống NHTM ở Việt Nam, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 10 (20) 18-21.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Aigner and Chu (1968), “On Estimating the Industry Production Function, The

American Economic Review”, 4, 58, pp. 826-839.

2. Aigner et al. (1977), "Formulation and Estimation of Stochastic Frontier

Production Function Models", Journal of Econometrics, 6, pp. 21-37.

3. Akhter, S. & Daly, K. (2009), “Bank health in varying macroeconomic conditions:

A panel study”, International Review of Financial Analysis 18, pp. 285-293.

4. Barbara Casu (2009), “Does competition lead to efficiency The case of EU

commercial banks”, working paper series wp 01/2009.

5. Barry Williams (2003), “Domestic and international determinants of bank profit:

Foreign banks in Australia”, Journal of Banking & Finance, 27, pp. 1185-1210. 6. Battese and Corra (1977), “Estimation of a Production Frontier Model: With

Application to the Pastoral Zone of Eastern Australia”, Australia Journal of

Agricultural Economics 21, pp. 169-179.

7. Ben Naceur S. and M. Goaied (2001), “The determinants of the Tunisian deposit

banks’ performance”, Applied Financial Economics, Vol.11, pp. 317-19.

8. Berger, A. and Humphrey, D. (1997), “Efficiency of Financial Institutions:

International survey and direction for future research”, European Journal of

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w