Các nhóm NH năm 2014

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (Trang 37 - 41)

Đơn vị tính: tỷ đồng Vốn điều lệ Số lượng NH Vốn điều lệ Nhóm 1 >20 nghìn 4 120.836 Nhóm 2 Từ 5 nghìn tỷ đồng đến 20 nghìn 15 129.711 Nhóm 3 Từ 3,5 nghìn tỷ đồng đến dưới 5 nghìn 8 32.545 Nhóm 4 Dưới 3,5 nghìn 11 33.725

(Nguồn: Báo cáo của NHNN)

Khối NHTMQD vẫn chiếm ưu thế về vốn và Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối tại một số NH đã cổ phần hóa. Các NHTMQD là các NH thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc đã được cổ phần hóa một phần nhưng chủ sở hữu chính vẫn là Nhà nước. Hầu hết các NH trong khối này đều có lợi thế về quy mơ vốn, với tổng vốn điều lệ của 4 NH lớn là 120.836 tỷ đồng, dẫn đầu là Vietinbank với 37.234 tỷ đồng. Tuy nhiên việc cho vay các DN quốc doanh tiềm tàng nguy cơ nợ xấu nhiều hơn so với các DN khác. Theo thống kê của NHNN, trong 4,48% nợ xấu tồn ngành của năm 2013, có tới 52,3% là nợ xấu của các DN quốc doanh. Trong đó Agribank chiếm đến 3,52% tuong đương với 33,5 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động kém hiệu quả của các NH này, vì thế NHNN cần nghiêm khắc trong việc tái cơ cấu các NHTM đặc biệt là đối với những NH kém hiệu quả như Agribank.

Thị phần tín dụng của khối này đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2013 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo tại phiên họp Quốc hội lần 8 khóa VIII ngày 1/11/2014, tổng thị phần tín dụng của nhóm các NHTMQD là 52%. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mức 74,2% tại thời điểm 2005.

Khối NHTMCP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối NHTMQD: các NHTMCP có cơ cấu cổ đơng đa dạng hơn các NHTMQD, tập trung vào hoạt động cho vay các DN vừa và nhỏ và hoạt động NH bán lẻ. Thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTMQD, chiếm 48% thị phần tín dụng của tồn ngành với tổng số vốn điều lệ lên tới 195.981 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mơ của nhóm NH này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các NHTMQD. Dẫn đầu về vốn điều lệ trong nhóm này là Sacombank với 12.425 tỷ đồng, Eximbank với 12.355 tỷ đồng và SCB với 12.295 tỷ đồng. Một số NHTMCP khác cũng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng bao gồm Techcombank, Seabank…

Tăng trưởng tín dụng và huy động ở mức cao trên 20% giai đoạn 2005 – 2010, sau đó giảm mạnh xuống cịn từ 10 – 19% năm 2011, 2012. Mức tăng trung bình cho tín dụng và huy động trong giai đoạn này lần lượt là 28,43% và 27%, trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với 53,89% và 47,64%.

So với các nước trong khu vực, tăng trưởng tín dụng và M2 của Việt Nam cao hơn nhiều so với Indonesia (14,5% và 12,4%) và Thái Lan (7% và 4%). Đây là một trong những yếu tố đóng góp vào sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này, thể hiện qua tốc độ tăng GDP trung bình là 7,15%, đạt đỉnh 8,5% vào năm 2007. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam mắc phải khi nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản.

Nền kinh tế vẫn nằm trong tình trạng suy thối, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ khiến cho nhu cầu vay vốn sụt giảm nghiêm trọng. Tín dụng tồn hệ thống chỉ tăng khoảng 9% cuối 2013 trong khi tăng trưởng huy động đạt 15%.

2.2.2. Thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam.

Nợ xấu hiện đạng là 1 vấn đề đang được chú ý trong giai đoạn hiện nay. Nó là nguyên nhân gây mất thanh khoản, nguy cơ đổ vỡ của các NHTM nói riêng và

tồn hệ thống NH nói chung. Trong ngắn hạn, giải quyết nợ xấu đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Bản chất của nợ xấu NH là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay khơng hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu hiện nay của các TCTD được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng khơng tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh.

Điều đáng lưu ý là nợ xấu theo kết quả giám sát cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD. Vấn đề này xảy ra là do:

- Thứ nhất, các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành bao gồm tiêu chí định lượng (như: thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ…) và tiêu chí định tính (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng). Việc bao gồm các tiêu chí định tính và định lượng trong phân loại nợ là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do năng lực quản trị rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD.

- Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập dự phịng.

- Thứ ba, do thiếu thơng tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.

Theo một nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC), một phần lớn các khoản nợ cần chú ý thực chất là nợ xấu. Nếu phân loại lại các khoản nợ cần chú ý này thành nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH sẽ còn cao hơn rất nhiều.

35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 -

Nợ cần chu y Nợ xấu

Do các nguyên nhân trên, nợ xấu do TCTD báo cáo thường thấp hơn nợ xấu theo kết quả giám sát TCTD và còn thấp hơn nữa so với nợ xấu theo kết quả thanh tra tại chỗ của NHNN. Theo báo cáo của các NHTM thỉ nợ xấu cuối năm 2013 dao động ở mức 3,6%-3,9%. Tuy nhiên theo công bố tại phiên họp Chính phủ 1/4/2014 con số này lên đến 7% và theo đánh giá của Moody’s công bố báo cáo triển vọng hệ thống NH 2014 đánh giá nợ xấu của hệ thống NH ở Việt Nam ít nhất 15% .Điều này cho thấy vẫn còn thiếu thống nhất trong việc đánh giá tỷ lệ nợ xấu của các TCTD dẫn đến nợ xấu thực tế của các TCTD cao hơn nhiều số liệu báo cáo.

Biểu đồ 2.2: Nợ xấu và nợ cần chu ý năm 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)

Hầu như các NH đã phân loại các khoản vay cần chú ý quá nhiều thậm chí là gấp 2, 3 lần nợ xấu đối với BIDV, Vietcombank, MB… Nếu phân loại lại các khoản cho vay cần chú ý này thành nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 4.08% 3.50% 3.79% 3% 3.40% 3.20% 2.20% 2.60% 2% ty lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống NHTM giai đoạn 2005 – 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w