Tình hình hoạt động của các NHTM năm 2013

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (Trang 41 - 48)

NGÂN HÀNG ROA ROE TỶ LỆ

NỢ XẤU NGÂN HÀNG ROA ROE NỢ XẤUTỶ LỆ

An Binh 0.27% 3.00% 7.63% Saigonbank 1.17% 4.93% 2.24% VPbank 0.84% 13.17% 2.81% Sacombank 1.38% 13.06% 1.46% Vietinbank 1.40% 13.70% 0.82% SHB 0.59% 8.21% 4.06% PGbank 0.15% 1.19% 2.98% TPbank 1.18% 10.29% 1.97% Vietcapital 0.45% 3.20% 4.12% Vietcombank 0.99% 10.33% 2.73% Maritime 0.31% 3.50% 2.71% SCB 0.03% 0.35% 1.63%

Kien Long 1.46% 9.93% 2.47% Eximbank 0.40% 4.30% 1.98%

Techcombank 0.41% 4.73% 3.65% ACB 0.60% 8.20% 3.00%

Lien Viet 0.78% 7.72% 2.48% Dong A 0.44% 5.57% 3.99%

Nam A 0.47% 4.14% 1.49% Oceanbank 0.40% 5.20% 2.97%

HBB 0.59% 8.21% 4.06% BIDV 0.78% 13.80% 2.37%

HDbank 0.25% 2.53% 3.67% MHB 0.28% 2.99% 3.00%

Phuong Nam 0.02% 0.41% 3.80% Phuong Dong 0.73% 6.08% 2.90%

MB 1.28% 16.31% 2.45% GPbank 0.44% 3.23% 4.60%

VIB 0.07% 0.63% 2.82% Baovietbank 0.05% 0.63% 2.92%

Trong năm 2013, ngân hàng đạt mức ROA cao nhất là Vietinbank, ở mức 1.4%. Trong khi đó, ROE cao nhất là ngân hàng Quân Đội với mức 16.31%. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất cũng là Vietinbank, đạt mức 0.82%, và cao nhất là ngân hàng An

01 /2 00 5 06 /2 00 5

Bình, lên tới 7.63%. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và an tồn hoạt động tín dụng. Điều quan trọng nhất là nợ xấu phải được phân loại, ghi nhận và trích lập DPRR đầy đủ theo mức độ rủi ro, đồng thời có biện pháp bảo đảm tiền vay (tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh…). Khơng nên tuyệt đối hố tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp hoặc chỉ dựa vào mức DPRR đã trích lập trong q trình đánh giá chất lượng tín dụng và xác định khả năng tổn thất tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng khơng được trích lập DPRR đầy đủ và thiếu tài sản bảo đảm thì có thể nguy hiểm hơn là tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng được trích lập DPRR và có tài sản bảo đảm đầy đủ.

Một số ngun nhân dẫn đến chất lượng tín dụng suy giảm

Nhóm nguyên nhân thuộc môi trường kinh doanh

Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó mơi trường kinh doanh và hoạt động NH gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình qn 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012 dư nợ tín dụng khơng tăng nhưng nợ xấu tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài chính của các DN suy giảm mạnh.

Chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Điều này phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD.

Khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất NH cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hố khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay NH của DN.

Theo báo cáo của Cục Thống kê, số lượng DN giải thể, tạm ngừng hoạt động năm 2013 có 60.737 DN tăng 11,9% so với năm trước trong đó có 9.818 DN đã giải thể.

Nhiều DN hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay NH, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi mơi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi mơi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mơ thắt chặt, lãi suất tăng thì các DN dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ.

Nhóm nguyên nhân chủ quan:

- Hầu hết các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro của TCTD còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là các NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng. Một bộ phận khơng nhỏ vốn tín dụng tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh.

- Các NHTM có tỷ lệ sở hữu cao của Nhà nước thường bị chi phối bởi các chính sách của Chính phủ, buộc phải thực hiện các khoản cho vay đối với các tập đoàn kinh tế Nhà nước, gây ra tình trạng tam giác lợi ích trong nền kinh tế và đẩy rủi ro đạo đức tăng lên, và Vinashin, Vinalines, và các tập đoàn lớn của Nhà nước như PVN, EVN... là một trong những thủ phạm làm cho nợ xấu của hệ thống NHTM tăng mạnh trong thời gian vừa qua.

2.2.3. Thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam

Tình hình thanh khoản cua các NH lơn (tỷ đồng) 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0

CTG BIDV VCB ACB TCB MBB STB EIB SHB Tín dụng Huy đợng

Biểu đồ 2.4: Tình hình thanh khoản của các NH lớn năm 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính của 9 NH lớn)

Dựa theo số liệu báo cáo tài chính năm 2013 của 9 NH hàng đầu, Vietinbank, BIDV và Eximbank dẫn đầu về tỷ lệ cho vay/huy động tương đối cao, 89,9% và 105,1% và 100,9%. Vietinbank và BIDV là hai NH có dư nợ cho vay đứng thứ 2 và 3 toàn ngành (chỉ sau Agribank). Vietcombank và Sacombank theo sau với tỷ lệ 83,3% và 78,4%. Các NH cịn lại có tỷ lệ này dao động ở mức 56% - 71%.

Mặc dù nhiều NH của Việt Nam đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu (Capital Adequacy Ratio “CAR”) trên 9% nhưng trên bình diện chung, tỷ lệ CAR này cũng rất khác nhau giữa các NH và nhóm NH. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề thanh khoản, các diễn biến về cuộc đua lãi suất trong thời gian gần đây của các NH đã cho thấy những khó khăn về thanh khoản của hệ thống và nó đã phản ánh vào mức lãi suất bình qn liên NH có khi lên đến hơn 18% trong đầu tháng 11/2011.

Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm thanh khoản của hệ thống NHTM

Thứ nhất, các NHTM chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng lại tích cực cho vay trung và dài hạn, gây nên rủi ro lớn về lãi suất, thanh khoản và kỳ hạn cho NH của mình. Chính việc điều hành và quản trị kém, cộng với cơng tác dự báo, phân

tích cịn hạn chế, bên cạnh đó là việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá là một trong những nguyên nhân làm suy giảm thanh khoản, thậm chí là mất thanh khoản tại một số NHTM trong thời gian qua.

Thứ hai, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động tại một số NHTM khá cao và dự trữ thứ cấp ít cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống NHTM gặp vấn đề về thanh khoản.

Thứ ba, sự yếu kém trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống NHTM rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Các chính sách được đưa ra một cách nóng vội, khơng có lộ trình cụ thể, chỉ giải quyết các vấn đề trong ngắn hạn nhưng lại để lại hậu quả vô cùng to lớn cho hệ thống. Ví dụ điển hình là vào năm 2008, NHNN đã phát hành 3000 tỷ tín phiếu bắt buộc để kiềm chế lạm phát trong năm này. Biện pháp chữa cháy này chẳng những không thể kiềm chế lạm phát năm 2008 dưới 10% như mục tiêu đã đề ra mà còn làm cho hệ thống NHTM lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản.

2.2.4. Tình trạng sở hữu chéo giữa các NH trong hệ thống

Hiện nay Luật pháp không cấm các NH sở hữu lẫn nhau, chỉ hạn chế tỷ lệ, vì thế một NH có thể là một cổ đơng lớn của NH khác. Trong q trình tăng vốn và qua hoạt động giao dịch cổ phiếu, mối quan hệ sở hữu giữa các NH hiện nay đã khá rắc rối. Các thương vụ mua bán cổ phần liên tục được thực hiện. Điển hình là Eximbank mua 9,7% cổ phần của Sacombank sau khi thối tồn bộ hơn 8% cổ phần tại VietA Bank hồi cuối năm 2011.

Sơ đồ dưới đây thể hiện quan hệ sở hữu giữa các NH. Việc sở hữu chéo chằng chịt và phức tạp này đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề trong giai đoạn vừa qua như tình trạng độc quyền, chi phối hệ thống NHTM của một số tổ chức, cá nhân mà vụ việc bắt giữ ơng Nguyễn Đức Kiên đã gióng lên hồi chng cảnh báo, hơn nữa nó cịn tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ làm lũng đoạn thị trường, và tạo ra ảnh hưởng dây chuyền khi một trong các NHTM này gặp khó khăn.

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ sở hữu chéo giữa các NHTM và các DN hiện nay

2.2.5. Thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM hiện nay

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ chính từ năm 2011 đến năm 2013 là tập trung đánh giá đúng thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản của các TCTD, ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; đảm bảo khả năng chi trả của các TCTD; triển khai sát nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD và từng bước tái cơ cấu hoạt động, quản trị, điều hành.

Với mục tiêu nâng cao vai trị, vị trí chi phối của các NHTMNN; đảm bảo các NHTMNN thực sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD, có quy mơ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, việc triển khai thực hiện Đề án dựa trên quan điểm: (i) cơ cấu lại hệ thống các TCTD là 1 quá trình thường xuyên, liên tục; (ii) củng cố, phát triển hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu, quy mơ và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; (iii) khuyến khích việc sát nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; (iv) thực hiện cơ cấu lại tồn diện tài chính, hoạt động, quản trị của các TCTD theo các hình thức, biện pháp và lộ trỉnh thích hợp; và (v) khơng để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn về hoạt động NH ngồi tầm kiểm sốt của Nhà nước. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các TCTD hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí cùa ngân sách Nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống các TCTD.

Theo Dziobek và Pazarbasioglu (1998) thì tái cấu trúc hệ thống NHTM đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp như:

- Chính phủ bơm tiền hoặc mua cổ phiếu nắm giữ quyền quản lý.

- Đóng cửa các NH khơng có khả năng tồn tại một cách có trật tự (Đồng thời chi trả bảo hiểm tiền gửi hoặc bán phần hoạt động tốt cho các NH khác).

- Sát nhập các NH trong nước với các NH nước ngoài. - Sát nhập các NH trong nước với nhau.

- Thành lập công ty quản lý quỹ tài sản.

- Thay đổi cơ cấu sở hữu NH (tư nhân hoá các NHTM nhà nước).

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc tái cấu trúc hệ thống NHTM, nhưng nhìn chung hoạt động của hệ thống NHTM vẫn đảm bảo an toàn và đang từng bước cải thiện năng lực tài chính, nâng cao khà năng đối phó với những khó khăn của hệ thống NH và đàm bảo khả năng chi trả của các TCTD được cải thiện, nguy cơ đổ vỡ, mất an toàn hệ thống giảm dần, tiền gửi của nhân dân được đảm bảo an toàn. Đến cuối năm 2013 thì tổng tài sản của hệ thống NH đạt 5,810,648 tỷ đồng. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại VN (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w