Nhiều yếu tố kết hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo từ xa trường đh mở tp HCM (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

2.3. Các nghiên cứu trước đây

2.3.1. Nhiều yếu tố kết hợp

- Sinh viên có thể lựa chọn học theo hình thức ĐTTX, bởi vì họ nghĩ rằng những chương trình/khóa học sẽ được dễ dàng hơn (Carnevale, 2000); Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp như mong đợi, sinh viên bị vỡ mộng khi họ nhận ra rằng chương trình/khóa học địi hỏi những nỗ lực tương tự như các khóa học truyền thống, nếu khơng nói là kéo dài hơn chương trình/khóa học truyền thống (Fozdar & Kumar, 2006).

- Các nhà nghiên cứu có xu hướng nhấn mạnh thêm về sự ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi, chẳng hạn như nghề nghiệp và hỗ trợ từ gia đình của sinh viên (Kember, 1995).

- Sinh viên ghi danh trong ĐTTX thường là người lớn tuổi, tham gia bán thời gian, công chức tồn thời gian và tất cả đều đang có trách nhiệm gánh vác gia đình (McGivney, 2004). Đối với sinh viên như vậy, các yếu tố như “khơng có thời gian”, “thiếu thông tin phản hồi về bài tập”, “quản lý thời gian “, “ kỳ vọng không thực tế”… tất cả đều là những nguyên nhân góp phần bỏ học (Garland, 1993; Ostman & Wagner, 1987). Các yếu tố khác bao gồm “thiếu hướng dẫn và thông tin trước khi đăng ký và ghi danh “, “ thiếu sự hỗ trợ của giảng viên, và khó khăn liên hệ với giảng viên” (Brown, 1996; Cookson, 1989; Pierrkeas, Xenos, Panagiiotakopoulos, & Vergidis, 2004; Tresman, 2002).

- Utley (2002), …chỉ có vài sinh viên tham dự các lớp học lý thuyết mặt đối mặt và tham dự là không bắt buộc. Do vậy, sinh viên cảm thấy bị cô lập và quyết định bỏ học giữa chừng do thiếu thông tin về lịch trình của buổi học từ các trường đại học và khoảng cách của Trung tâm nghiên cứu từ nơi cư trú của họ.

27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo từ xa trường đh mở tp HCM (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w