Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo từ xa trường đh mở tp HCM (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp nghiên cứu

4.1.1.Mơ hình phân tích:

Như đã giới thiệu ở phần cuối Chương 2, tác giả chọn mơ hình của Bean và Metzner (1985) làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của sinh viên ĐTTX, mơ hình này các tác giả đã phát triển một mơ hình về sinh viên phi truyền thống bỏ học, theo đó sinh viên phi truyền thống có khuynh hướng bỏ học bởi ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi nhiều hơn sinh viên truyền thống. Theo tác giả, mơ hình trên có sự phù hợp với phương thức đào tạo của Trường hiện tại do đa số sinh viên của Trường mang đặc tính của hình thức giáo dục mở và từ xa. Mặc dù có một số khác biệt nhỏ về việc Trường có phát triển giảng dạy trực tuyến sau này, nhưng trong mơ hình này cũng dựa vào nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học hoặc bỏ học của sinh viên như: Yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân, thói quen học tập và yếu tố mơi trường. Từ nhóm các yếu trên, nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan về kết quả học tập, kết quả tâm lý có phù hợp với mơi trường học tập, cũng theo nhóm tác giả thì yếu tố về môi trường hay các tác động bên ngồi có rất nhiều ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục học hay không của sinh viên.

Qua tổng hợp mơ hình của Bean và Metzner (1985) và nhiều nghiên cứu khác, tác giả đã rút lọc ra được 9 nhóm yếu tố chủ yếu gồm: Thu nhập, thời gian, nghề nghiệp, gia đình, kết quả học tập, động lực cá nhân, sức khỏe, cơ sở đào tạo và khoảng cách của địa điểm học; trong từng nhóm được phân ra thành 24 nguyên nhân chi tiết cụ thể. Từ đây, tác giả thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn làm cơ sở cho phân tích dữ liệu về sau.

Các yếu tố học thuật

- - - -

Thói quen học tập Tư vấn Có mơn học để đăng ký Chương trình phù hợp

Kết quả học tập

- Điểm trung bình hiện tại

Các yếu tố đặc điểm cá nhân

- - - - Tuổi Tình trạng cư trú Mục tiêu học tập Điểm trung bình trước đây

Kết quả tâm lý Sự hài lịng Sự ức chế Cảm thấy có ích Gắn kết với mục tiêu Gắn kết với trường

Các yếu tố mơi trường

Tài chính

Thời lượng phải làm việc Trách nhiệm với gia đình Khích lệ từ xã hội, bên ngoài Cơ hội chuyển đổi chương trình học-- -

- -

Mơ hình của Bean và Metzner (1985) về sinh viên bỏ học.

4.1.2.Phương pháp thống kê mô tả:

Sử dụng số liệu thống kê của Trung Tâm Đào tạo Từ xa qua các năm học 2010, 2011, 2012 và 2013 và số liệu thu thập riêng của tác giả qua nhiều năm, tác giả đã tổng hợp lại theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, lập thành các biểu phân tích chi tiết theo nội dung yêu cầu. Cụ thể các bảng thống kê bao gồm: - Thống kê tổng quát về tình hình tuyển sinh 10 năm từ 2004 đến 2013, phân

chia theo khu vực và tỉnh, thành.

- Bảng thống kê về tình hình đăng ký và bỏ học từ 2010 đến 2013, trong đó có phân chia theo khu vực.

- Bảng thống kê sinh viên bỏ học phân theo độ tuổi từ 2010 đến 2013. - Bảng thống kê sinh viên bỏ học phân theo ngành học từ 2010 đến 2013.

Tất cả đều được phân tích ở chương sau nhằm bổ sung cơ sở thực tiễn cho việc phân tích các nguyên nhân bỏ học thuộc các nhóm yếu tố có liên quan đến cá nhân, kết quả học tập, địa phương, ngành học…

4.1.3.Phương pháp định lượng:

Căn cứ kết quả phiếu thăm dị, sử dụng mơ hình hồi quy binary logistic với biến phụ thuộc là biến giả (dummy) có ảnh hưởng hay khơng ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học và các biến độc lập bao gồm các biến: Thu nhập, nghề nghiệp, gia đình, thời gian, động lực, học tập, vị trí, cơ sở đào tạo, sức khỏe. Việc phân tích các yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động đến tình trạng bỏ học để tìm ra những nguyên nhân thuộc chủ quan, đề xuất ý kiến nhằm cải thiện tình hình và khắc phục những nhược điểm đã có; qua đó nhà trường có những định hướng mới giúp hoàn thiện phương thức đào tạo tốt hơn trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo từ xa trường đh mở tp HCM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w