Cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo từ xa trường đh mở tp HCM (Trang 42)

CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Cơ sở dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: nguồn cung cấp từ Trung tâm Đào tạo Từ xa - trường Đại học Mở TP. HCM và các số liệu thu thập riêng của tác giả.

- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi điều tra bằng điện thoại phỏng vấn trực tiếp những sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu, kích thước mẫu sau khi thu thập là 182 kết quả phiếu thăm dò (Phụ lục.7).

Mẫu nghiên cứu này bao gồm đầy đủ các đặc điểm của sinh viên các khóa học từ năm 2010 đến 2013 tổng cộng đăng ký là 26.503 sinh viên, đang học là 18.645 sinh viên chiếm tỉ lệ 70,35% và bỏ học 3 học kỳ liên tiếp là 7.858 sinh viên chiếm tỉ lệ 29,35%, trong đó bao gồm các thơng tin: họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ, đơn vị đăng ký học, ngành học, năm nhập học, số môn đã học,

kết quả học tập…thuộc Trường và 32 cơ sở liên kết đào tạo của các tỉnh, thành từ Bình Định đến Cà Mau, kể cả 2 huyện đảo (Phú Quốc và Côn Đảo).

4.3. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu:

Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng bỏ học của sinh viên ĐTTX nói

chung là khá cao so với với tỉ lệ bỏ học của sinh viên thông thường (Barefoot, 2004; Kember, 1995; Wojciechowski & Palmer, 2005) trong đó có rất nhiều những nguyên nhân đa dạng và khác nhau, nhưng nói chung đa số phụ thuộc vào các nguyên nhân chủ quan và khách quan bao gồm những yếu tố chính như tác giả đã trình bày trong mơ hình nghiên cứu của tác giả. Để thực hiện phân tích hồi quy tác giả chọn biến phụ thuộc Y trong mơ hình là biến định tính sẽ mang giá trị là “1” nghĩa là bỏ học và ngược lại mang giá trị “0” có nghĩa là cịn đang học. Qua đó, cho ta thấy xác suất sinh viên bỏ học hay còn đang học là biến phụ thuộc vào sự giải thích của các biến độc lập như: thu nhập, thời gian, nghề nghiệp, gia đình, động lực cá nhân, học lực, nợ môn học, cơ sở đào tạo, vị trí học.

Mơ hình nghiên cứu tác giả đề nghị: Nghi_hoc Ln ( 1 - Nghi_hoc Trong đó: ) = βo + β1*G1 + β2*G2 + β3*G3 + β4*G4 + β5*G5 + β6*G6 + β7*G7 + β8*G8 + β9*X9 + ε Nghi_hoc - Biến phụ thuộc Y = Ln ( 1 - Nghi_hoc ) có các giá trị:

+ Nghỉ học = 1 (có tham gia học nhưng nghỉ học 3 học kỳ liên tiếp). + Đang học = 0

- Biến độc lập (Xi) và biến giả (Gi) có giá trị (1,0).

Theo Lê Thị Thanh Thu (2013) nguồn tổng hợp các nguyên bỏ học từ nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho ra gồm 17 nhóm mục tiêu, trong đó chia ra

có 39 nguyên nhân chi tiết. Để phù hợp với tình trạng thực tế và mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp lại cịn 9 nhóm ngun nhân chủ yếu (yếu tố) để làm nội dung cho khảo sát của tác giả.

Theo Hoelter (1983), thì kích thước mẫu phải đạt tối thiểu 10 mẫu đối với mỗi biến (yếu tố) trong mơ hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này để tìm ra được những nguyên nhân bỏ học của sinh viên ĐTTX các khóa từ 2010 đến 2013, tác giả đã chọn ngẫu nhiên 200 sinh viên đã bỏ học 3 học kỳ liên tiếp trong khoảng thời gian trên dựa trên danh sách thống kê sinh viên bỏ học được lưu trữ tại Trung tâm Đào tạo từ xa thuộc trường đại học Mở TP. HCM. Trong số đó có một số sinh viên vẫn cịn nghỉ học và một số đã học lại.

Mẫu thăm dò bằng điện thoại qua nội dung của bảng câu hỏi gồm có 9 nội dung mục tiêu (yếu tố) bao gồm 24 nguyên nhân chi tiết về bỏ học cụ thể được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 01/3/2014 đến tháng 15/11/2014 và tập họp thống kê lại theo bảng 4.1:

Tổng hợp kết quả phiếu thăm dò thu thập được, sau khi loại bỏ những phiếu trả lời không rõ ràng hoặc sai nội dung trong bảng trả lời câu hỏi kết quả có 191 phiếu có kết quả đúng yêu cầu, sau khi loại bỏ 09 phiếu có kết quả thấp, tổng cộng còn lại là 182 phiếu với 367 ý kiến được đưa vào mơ hình.

BẢNG 4.1 BẢNG CHI TIẾT KẾT QUẢ THĂM DỊ NHĨM YẾU

TỐ BỎ HỌC NGUN NHÂN CHI TIẾT HỌC NGHỈ TỔNGCỘNG TỶ LỆ Thu nhập

Thấp 16 7

50 13,90%

Khơng có tài trợ 7 6

Khơng đủ năng lực tài chính 11 3

Thời gian

Không đủ thời gian 2 14

29 7,90% Thời gian đầu tư cho việc học

vượt dự kiến ban đầu 3 10

Nghề nghiệp

Thay đổi công việc/chức vụ… 5 11

70 18,80% Phải làm việc ngồi giờ

Đi cơng tác thường 12 42

Gia đình Khơng ủng hộ việc học 6 5 42 11,44%

Bận nhiều việc gia đình 17 9 44

Lý do khác 3 2

Động lực cá nhân

Thay đổi mục tiêu

Mục tiêu đã đạt 6 3

49 13,35% Thiếu kiên trì/động lực 12 7

Muốn thay đổi ngành nghề

khác 10 2 Tự học cảm thấy buồn/chán nản 6 3 Học lực Khá 4 3 73 19,89% Trung bình 10 33 Dưới trung bình 8 15

Nợ mơn Nợ nhiều mơnMơn học khó/Chương trình 21 12 54 14,71%

khơng thích hợp 15 6

Cơ sở đào tạo

Trường đang theo học không

được đánh giá cao 1 0

4 Loại bỏ

Muốn thay đổi trường 0 2

Học phí cao 0 1

Vị trí học Nơi học xa 1 3 5 Loại

bỏ

Không thuận tiện 0 1

Từ bảng thống kê chi tiết các phiếu thăm dò, qua nghiên cứu sơ bộ tác giả đã lọc ra được các biến: Sức khỏe, cơ sở đào tạo, khoảng cách cơ sở đào tạo không được các sinh viên quan tâm thông qua phiếu trả lời phỏng vấn (tổng cộng có 9 trường hợp), do đó tác giả đã thay thế vào các biến bổ sung là: Giới tính, độ tuổi và số mơn đã học thêm vào trong mơ hình, từ đây cho thấy có kết quả khả quan sau khi hồi quy.

Như vậy, mơ hình đề nghị của nghiên cứu cụ thể sẽ là: Ln ( Nghi_hoc

) = βo + β1*Thu_nhap + β *Nghe_nghiep + β *Gia_dinh

1 - Nghi_hoc 2 3

+ β4*Thoi_gian + β5*No_mon_hoc + β6*Ca_nhan + β7*Hoc_luc + β8*Gioi_tinh + β9*Tuoi +

4.4.Giải thích các biến:

Dựa vào nội dung của bảng câu hỏi thăm dị, các biến trong mơ hình được giải thích như sau:

-Các biến giả (dummy) (Gi):

+ Thu nhập (Thu_nhap): Là biến khá quan trọng có ảnh hưởng đến việc bỏ học, thu nhập càng cao thì nguy cơ bỏ học càng ít và ngược lại thu nhập càng thấp, khơng có tài trợ, khơng đủ năng lực tài chính thì nguy cơ bỏ học càng cao, kỳ vọng dấu âm (-).

+ Nghề nghiệp (Nghe_nghiep): Là biến khá quan trọng có ảnh hưởng đến việc bỏ học, người đang làm việc họ rất bận việc cơ quan, đang kinh doanh hoặc làm ngành nghề khác, đa số thời gian của họ đều dành cho việc mưu sinh cho nên có sự ảnh hưởng đan xen với việc học; công việc càng bận rộn, thay đổi cơng việc, bận cơng tác thì nguy cơ bỏ học càng cao và ngược lại công việc càng phù hợp, càng hỗ trợ cho cơng việc thì tỷ lệ nghỉ học càng giảm, kỳ vọng dấu âm (-).

+ Gia đình (Gia_dinh): Cùng với biến thời gian và nghề nghiệp, công việc gia đình cũng tham gia vào quá trình tiêu hao động lực học tập nhất là phụ nữ, vì vậy càng bận việc gia đình, gia đình khơng ủng hộ việc học thì nguy cơ bỏ học càng nhiều, kỳ vọng dấu (+).

+ Thời gian (Thoi_gian): Là biến rất quan trọng, thời gian đây được hiểu là thời gian dành cho việc học. Khơng có thời gian học thì tỷ lệ nghỉ học tăng, trong số học viên ĐTTX có những người lớn tuổi và đang làm việc cho nên nếu bận rộn nhiều do cơng việc thì họ khó có thể hồn thành các mơn học, vì vậy nguy cơ bỏ học vì lý do thiếu thời gian học là rất lớn, kỳ vọng dấu âm (-).

+ Nợ môn học (No_mon_hoc): Nếu học viên nợ nhiều mơn thì thì tỷ lệ bỏ học càng cao, kỳ vọng dấu dương (+).

+ Động lực cá nhân (Ca_nhan): Bao gồm nhiều yếu tố thuộc chủ quan người học như thiếu kiên trì, thiếu động lực học tập, bị tác động do thay đổi nghề

nghiệp, thay đổi mục tiêu, học cảm thấy buồn chán,.. Nếu người học không vượt qua các rào cản thì nguy cơ bỏ học càng cao và ngược lại, kỳ vọng dấu âm (-).

+ Kết quả học tập (Hoc_luc): Đây là biến rất quan trọng trong việc đánh giá tỷ lệ bỏ học. Học viên có kết quả học tập tốt sẽ có động cơ học tốt hơn bởi vì họ có nền tảng tiếp thu tốt, khơng nợ mơn, họ sẽ cố gắng hơn vì kết quả học tập tốt làm cho họ cảm thấy hãnh diện với bè bạn và khả năng tiếp tục học sẽ tăng. Ngược lại, học viên có nguy cơ bỏ học do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là kỹ năng học tập kém, mất kiến thức căn bản, nợ nhiều mơn. Do đó, kết quả học càng kém thì tỷ lệ nghỉ học càng tăng và ngược lại, kỳ vọng dấu âm (-).

+ Giới tính (Gioi_tinh): Nữ bằng (0) và nam bằng (1). Thông thường tỷ lệ nghỉ học của nam nhiều hơn nữ, bởi vì nam sẽ phải đi cơng tác, xã giao với môi trường bên ngoài nhiều hơn nữ, kỳ vọng dấu dương (+).

- Các biến độc lập (Xi):

+ Tuổi (Tuoi): Càng nhỏ tuổi tỷ lệ nghỉ học càng tăng, nguyên nhân là sinh viên càng nhỏ tuổi cơ hội thay đổi công việc và thay đổi môi trường học càng cao, kỳ vọng dấu dương (+).

+ Số môn đã học (So_mon_da_hoc): Số môn đã học đạt càng nhiều thì tỷ lệ nghỉ học càng giảm, kỳ vọng dấu âm (-).

4.5.Phân tích kết quả nghiên cứu:

4.5.1.Mơ tả và phân tích số liệu thống kê:

Hình 4.1. Cho thấy khuynh hướng chung của tỉ lệ sinh viên đăng ký theo học và bỏ học. (Xem chi tiết Phụ lục. Bảng 3.3)

HÌNH 4.1: BIỂU ĐỒ SO SÁNH GIỮA ĐĂNG KÝ VÀ BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TỪ XA TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2013

47

(Nguồn: TTĐTTX Đại học Mở TPHCM)

Nhận định tổng quát, nhận thấy số lượng sinh viên đăng ký theo học và bỏ học giảm theo từng năm kể từ năm 2010 trở đi, nhưng điều đáng quan tâm là tỉ lệ sinh viên bỏ học trên số lượng đăng ký hầu như không thay đổi (xấp xỉ một phần ba), nghiên cứu này cũng xuất phát từ thực tế trên nhằm tìm ra những nguyên nhân chủ yếu tác động đến tình trạng bỏ học, làm cơ sở cho phân tích theo mục tiêu của đề tài để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp chấn chỉnh kịp thời giúp hạn chế thấp nhất tỉ lệ bỏ học trong khả năng có thể được.

Tác giả đã thu thập số liệu từ Trung Tâm ĐTTX thuộc Trường Đại học Mở TPHCM. Số liệu được tổng hợp và phân tích thực trạng sinh viên từ xa bỏ học qua các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 theo các tiêu chí sau: Giới tính, tuổi tác, địa phương, ngành học, kết quả học tập.

4.5.1.1.eo giới tính

BẢNG 4.2: BẢNG TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC THEO GIỚI TÍNH NỘI DUNG 2010 2011 2012 2013 TỔNG 1. Số lượng đăng ký 9.414 6.886 5.513 4.690 26.503 Trong đó : Nam 5.436 3.954 3.283 2.831 15.504 Nữ 3.978 2.932 2.230 1.859 10.999 2. Đang học 6.332 5.014 3.923 3.376 18.645 3. Bỏ học 3 học kỳ liên tiếp 3.082 1.872 1.590 1.314 7.858

4. Tỉ lệ bỏ học/đăng ký (%) 32,74% 27,19% 28,84% 28,02%

Trong đó : Nam 1.804 1.187 998 796 4.785

Nữ 1.278 685 592 518 3.073

Tỉ lệ Nữ bỏ học (%) 41,47% 36,59% 37,23% 39,42%

(Nguồn: TTĐTTX Đại học Mở TPHCM)

Trước tiên, theo bảng thống kê ta nhận thấy tổng số sinh viên đăng ký trong 4 năm từ 2010 đến 2013 là 26.053 sinh viên, trong đó số lượng sinh viên nam là 15.504 và nữ là 10.999 sinh viên tham gia đăng ký; nhìn chung tỉ lệ đăng ký học của sinh viên nam và nữ có tỉ lệ trái chiều, nam có tỉ lệ đăng ký tăng đều theo từng năm, thứ tự là 57,74%; 57,42%; 59,55% và 60,36%, trong khi tỉ lệ nữ đăng ký giảm dần 42,26%; 42,58%; 40,455 và 39,64% trên tổng số đăng ký.

Tổng số lượng sinh viên đăng ký trong 4 năm từ 2010 đến 2013 là 26.503, trong đó số lượng sinh viên nam là 18.645 sinh viên và nữ là 7.858 sinh viên, tỉ lệ sinh viên bỏ học trên đăng ký giảm đều theo từng năm, bình quân trong 4 năm là 29,64%, cụ thể cho từng năm là 32,74%; 27,19%; 28,84% và 28,02%, nhìn chung tỉ lệ bỏ học của nữ ít hơn nam mặc dù tỉ lệ đăng ký bình quân của nữ là thấp hơn , cụ thể của nữ là 41,5% và của nam là 58,5% cho ta nhận thấy có sự bỏ học ít hơn của nữ giới so với nam giới, điều này trái với nhận định là phụ nữ cũng có rất nhiều bận rộn với cơng việc mưu sinh, chăm sóc gia đình, sức khỏe kém hơn nam giới…mà họ còn phải tham gia khóa học ĐTTX lại là một việc càng khó khăn hơn, ở đây cho thấy có phát hiện trùng khớp với nghiên cứu của Nunn (1994) phát hiện ra rằng: Đối với sự khác biệt giới tính thì phụ nữ có nhiều lo lắng hơn nam giới và nữ có định hướng thành tích cao hơn so với nam giới. Ngoài ra, Aslanian (1996) báo cáo sự lo lắng của nhiều sinh viên lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ họ có ít khả năng thành cơng trong nghiên cứu do hạn chế về nhận thức một số mơn học, kỹ năng tốn học đại học... qua các nghiên cứu trên ta nhận thấy sự khác biệt ở đây trái ngược, điều này có thể giải thích rằng nữ giới đang học ĐTTX tại Trường có nỗ lực rất lớn trong việc khắc phục các khó khăn mặc dù họ có bị hạn chế bởi giới tính.

4.5.1.2.eo độ tuổi:

Để phân tích sự tác động của sinh viên bỏ học phân theo độ tuổi, lập bảng thống kê và được kết quả như sau:

BẢNG 4.3: BẢNG THỐNG KÊ SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC PHÂN THEO ĐỘ TUỔI

ĐỘ TUỔI 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ Nữ (%)Nữ TỔNG SỐ Nữ (%)Nữ TỔNG SỐ Nữ (%)Nữ TỔNG SỐ Nữ (%)Nữ Tuổi < 21 33 21 63,6% 78 38 48,7% Tuổi 21 - 25 370 179 48,4% 313 119 38,0% 372 146 39,2% 379 164 43,3% Tuổi 26 - 30 1.315 575 43,7% 692 239 34,5% 519 207 39,9% 393 162 41,2% Tuổi 31 - 35 827 356 43,1% 539 174 32,2% 408 144 35,3% 270 102 37,8% Tuổi 36 - 40 296 107 36,1% 162 41 25,3% 135 37 27,4% 92 27 29,3% Tuổi 41 - 45 125 32 25,6% 82 18 22,0% 58 15 25,9% 57 19 33,3% Tuổi 46 - 50 98 38 38,8% 56 13 23,2% 44 14 31,8% 32 5 15,6% Tuổi 51 - 55 36 10 27,8% 24 5 20,8% 17 4 23,5% 11 2 18,2% Tuổi 56 - 60 15 1 6,7% 4 0 0,0% 4 1 25,0% 2 0 0,0% TỔNG SỐ 3.082 1.298 42,1% 1.872 609 32,5% 1.590 589 37,1% 1.314 519 39,5% (Nguồn: TT.ĐTTX Đại học Mở TPHCM)

Nhận định chung sinh viên ĐTTX là tập hợp gồm nhiều lứa tuổi khác nhau từ dưới 20 tuổi đến 60 tuổi, tỉ lệ bỏ học tương ứng với tỉ lệ đăng ký theo từng năm. Nhận xét chung, tỉ lệ bỏ học qua các năm của nữ luôn ln thấp hơn nam, đánh giá sơ bộ thì khó có thể nhận ra thực chất của vấn đề có phải độ tuổi là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bỏ học? Để việc đánh giá được khách quan, tác giả lập bảng tổng hợp từ bảng thống kê tổng quát như sau:

BẢNG 4.4: TỔNG HỢP TỶ LỆ SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC THEO ĐỘ TUỔI ĐỘ TUỔI 2010 2011 2012 2013 Tuổi dưới 30 55,08% 55,33% 62,06% 64,69% Tuổi từ 31 - 40 35,96% 35,21% 29,68% 27,55% Tuổi trên 41 8,96% 9,46% 8,26% 7,76% TỔNG CỘNG 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Tổng hợp riêng của tác giả)

Bảng tổng hợp qua 4 năm từ năm 2010 đến 2013 về tỉ lệ bỏ học theo độ tuổi thì tỉ lệ bỏ học trong năm 2010 và 2011 xấp xỉ nhau, nhưng nhìn bao quát qua 4 năm thì cho thấy:

- Độ tuổi dưới 30: Tỉ lệ bỏ học tăng đều qua các năm, có nghĩa là ở độ tuổi này có khuynh hướng bỏ học nhiều hơn; nhận xét thêm là vào năm 2012 và 2013 có sự gia tăng đăng ký và nghỉ học với tỉ lệ rất cao ở độ tuổi từ dưới 20 tuổi (tuổi vừa tốt nghiệp THPT), điều này có thể giải thích là ở lứa tuổi này có tỉ lệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo từ xa trường đh mở tp HCM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w