CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
2.3 Thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
2.3.1 Công tác dự báo và lập kế hoạch
Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long dự báo và lập kế hoạch kinh doanh chủ yếu qua các kênh thông tin như: các đơn đặt hàng từ khách hàng, các thông tin về thị trường, nhu cầu thị trường các năm qua và dựa vào kết quả kinh doanh ở các năm trước. Trong đó dữ liệu chủ yếu để Cơng ty dự báo và lập kế hoạch là kết quả hoạt động kinh doanh ở các năm trước và đơn đặt hàng của khách hàng truyền thống. Các dữ liệu này thường không khớp so với thực tế sản xuất hàng năm do đặc thù ngành dược có rất nhiều biến động. Ví dụ như vào những lúc xảy ra dịch bệnh, hoặc khi có mặt hàng thuốc trúng thầu từ các bệnh viện thì nhu cầu về mặt hàng thuốc đó tăng cao.
Vào đầu năm, Ban Tổng giám đốc Cơng ty có lên kế hoạch, đề ra chỉ tiêu sản xuất, từ đó Phịng Kế hoạch – tổng hợp dựa vào kế hoạch chung của Công ty để phân bổ, giao chỉ tiêu cụ thể cho các phòng, ban, xí nghiệp tổ chức thực hiện. Việc lên kế hoạch dựa trên các tài liệu của những lần thu mua trước, quá trình nghiên cứu
thị trường cịn chưa cụ thể, hợp lý nên có xảy ra tình trạng dư thừa nguyên vật liệu sản xuất hay dư thừa thành phẩm, dẫn đến tăng chi phí tồn kho, chi phí vay vốn, hoặc đơi khi xảy ra tình trạng thiếu hụt ngun vật liệu, Cơng ty phải mua gấp nguyên vật liệu và thường bị ép giá.
Việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu chưa chính xác và chưa phù hợp với tình hình sản xuất tại Cơng ty, dẫn đến lượng tồn kho lớn, làm tăng chi phí, dịng tiền bị ứ đọng trong hàng tồn kho.
Bảng 2.4: Kết quả điều tra của tác giả đối với yếu tố kế hoạch:
STT Chỉ tiêu Điểm trung bình
1 Kế hoạch dự trữ hàng của Công ty đáp ứng tốt các yêu cầu
của khách hàng
3,46
2 Công ty đáp ứng tốt các đơn hàng thường xuyên 3,68
3 Công ty đáp ứng tốt các đơn hàng gấp và đột xuất 3,4
4 Thời gian khách hàng đặt mua đến khi được giao hàng ngắn 3,54
(Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu của tác giả)
Yếu tố Kế hoạch được khách hàng đánh giá trung bình và tốt, cho thấy công tác dự báo và lập kế hoạch của Công ty tương đối tốt, đáp ứng được các đơn hàng của khách hàng.
Tuy nhiên chỉ tiêu “Kế hoạch dự trữ hàng của Công ty đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng” chỉ đạt điểm trung bình 3,46/5 và chỉ tiêu “Công ty đáp ứng tốt các đơn hàng gấp và đột xuất” chỉ đạt điểm trung bình 3,4/5, cho thấy việc đáp ứng các đơn hàng gấp và đột xuất của Cơng ty cịn có một số hạn chế cần khắc phục. Theo ý kiến của chuyên gia tại Công ty cho biết, do việc dự báo và lập kế hoạch của Công ty chủ yếu vào kết quả hoạt động kinh doanh ở các năm trước và đơn đặt hàng của khách hàng truyền thống, công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu lại dựa vào các đơn hàng và việc lập kế hoạch sản xuất hàng năm, nên khi có đơn hàng gấp và đột xuất, công ty thường không chủ động được nguyên vật liệu dự trữ tại kho, đôi khi
phải mua gấp từ các đối tác nước ngoài, thời gian vận chuyển nguyên vật liệu về Công ty lớn dẫn đến không đảm bảo được thời gian giao hàng đối với các đơn hàng này.
2.3.2 Cung ứng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đủ số lượng làm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ngược lại sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Hiện nay, việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu dựa vào các đơn hàng, nguồn thông tin từ kinh doanh, dẫn đến việc chưa thật sự chủ động trong dự trữ, cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, chưa xét đến tình hình thị trường cụ thể. Sự cạnh tranh trong ngành dược ngày càng cao, để tồn tại và phát triển, Công ty cần thiết phải chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục, hiệu quả.