Khái niệm và đặc điểm xử lý tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu Luận văn lê PHƯƠNG ANH xử lý tài sản thế chấp là tài sản HTTTL (Trang 28 - 31)

1.3. Khái quát xử lý tài sản thế chấp hình thành trong tương lai

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm xử lý tài sản thế chấp

Theo pháp luật hiện hành, khái niệm xử lý tài sản thế chấp khơng có quy định riêng mà được hiểu dựa trên khái niệm xử lý tài sản bảo đảm và được quy định cụ thể ở một số văn bản pháp luật chuyên ngành. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì: “xử lý tài sản bảo đảm là hoạt động khi cơ quan có thẩm

quyền xử lý tài sản xong tài sản cầm cố, thế chấp, sau khi trừ đi các chi phí thi hành án, số tiền cịn lại được ưu tiên thanh tốn cho nghĩa vụ được bảo đảm”. Theo Luật

các tổ chức tín dụng năm 2010, trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì TCTD có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo HĐTD, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Như vậy, dựa vào các quy định pháp luật trên, có thể hiểu: “Xử lý tài sản thế chấp là quá trình thực

thi quyền của bên nhận thế chấp thông qua việc tiến hành các thủ tục định đoạt quyền sở hữu tài sản thế chấp và số tiền thu được sẽ thanh toán cho bên nhận thế chấp và các

23

chủ thể khác cùng có quyền lợi trên tài sản đó theo thứ tự ưu tiên do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định”7.

Việc xử lý tài sản thế chấp chỉ xảy ra khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ hoặc trong trường hợp khác do các bên thỏa thuận hay pháp luật có quy định để thu hồi nợ. Về bản chất, xử lý tài sản thế chấp là việc chuyển hóa tài sản thế chấp thành tiền để thu hồi nợ cho TCTD. Xử lý tài sản thế chấp là giai đoạn “cuối cùng”, không mong muốn của cả TCTD và khách hàng. Theo đó, TCTD sẽ áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc theo quy định pháp luật. Đây cũng là giai đoạn phát sinh nhiều tranh chấp và TCTD có nguy cơ đối diện với việc khơng thu hồi được khoản tiền đã cấp tín dụng. Kết quả của việc xử lý tài sản thế chấp không những ảnh hưởng đến lợi ích của các bên trong quan hệ thế chấp mà cịn có thể ảnh hưởng đến lợi ích của những chủ thể khác có liên quan đến tài sản thế chấp. Do đó, việc xử lý tài sản thế chấp phải được thực hiện theo quy định pháp luật một cách chặt chẽ.

Việc xử lý tài sản thế chấp có một số đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, xử lý tài sản thế chấp nhằm mục đích thu hồi khoản nợ của TCTD đã cho khách hàng vay khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Trong quan hệ tín dụng giữa TCTD với khách hàng, nghĩa vụ bảo đảm chính là nghĩa vụ hồn trả tiền vay cả gốc và lãi của khách hàng đối với TCTD. Nghĩa vụ này phát sinh trên cơ sở HĐTD giữa TCTD với khách hàng vay vốn để thỏa mãn nhu cầu kinh doanh hoặc tiêu dùng và việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản của bên bảo đảm dưới hình thức thế chấp. Trong trường hợp bên vay khơng trả được nợ cho TCTD thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo thỏa thuận các bên hoặc theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thu hồi nợ. Về bản chất, giá trị tài sản thế chấp được bù đắp để thay thế giá trị nghĩa vụ vi phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bán tài sản để lấy tiền hoặc nhận

7 PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến, (2019), “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự” Sách chuyên khảo, NXB Chính trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, tr. 68.

24

chính tài sản thế chấp để thay thế nghĩa vụ được bảo đảm. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được chi trả theo nguyên tắc ưu tiên hồn trả nợ gốc, lãi, sau đó là thanh tốn tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có. Nguyên tắc này có tác dụng bảo đảm tốt nhất cho việc thu hồi nợ vay của TCTD, sau đó là các quyền và lợi ích hợp pháp khác phát sinh từ khoản vay đã giải ngân.

Thứ hai, cơ sở phát sinh quan hệ pháp luật về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cấp tín dụng là khi khách hàng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng. Với tính chất là một biện pháp dự phịng để thu hồi khoản nợ đã cấp tín dụng nên khi khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thì TCTD sẽ thu hồi được khoản tiền đã cấp tín dụng. Ngược lại, nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ HĐTD thì TCTD có quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Thứ ba, giữa tài sản thế chấp và việc xử lý tài sản thế chấp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc xử lý tài sản thế chấp tác động trực tiếp đến tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp đáp ứng tốt các điều kiện theo quy định thì việc xử lý tài sản thế chấp sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu tài sản thế chấp không đáp ứng được điều kiện của tài sản thế chấp hoặc đáp ứng ở mức độ tối thiểu thì việc xử lý tài sản thế chấp sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc thậm chí khơng thể xử lý được để thu hồi nợ cho TCTD. Do đó, pháp luật hiện hành quy định điều kiện đối với tài sản thế chấp nhằm mục đích các chủ thể có quyền được bảo đảm thu hồi nguồn tín dụng đã cấp thơng qua việc xử lý tài sản thế chấp khi nghĩa vụ bị vi phạm.

Thứ tư, trong việc xử lý tài sản thế chấp, do tài sản thế chấp không được chuyển giao cho bên nhận thế chấp nên việc chuyển giao tài sản thế chấp để tiến hành xử lý thường gặp nhiều khó khăn. Vì trước đó, bên nhận thế chấp khơng trực tiếp quản lý và kiểm sốt tình trạng tài sản thế chấp. Trong trường hợp này, bên nhận thế chấp thường phải làm thủ tục kê biên để tránh nguy cơ tẩu tán tài sản hoặc làm giảm sút giá trị của tài sản trước khi bị xử lý. Thực tiễn xử lý tài sản thế chấp tại Việt Nam cho thấy rằng khi đến hạn thanh toán mà khách hàng khơng trả được nợ thì TCTD với tư cách là bên

25

nhận thế chấp rất khó tiếp cận được với tài sản thế chấp để làm thủ tục phát mãi nhằm thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn lê PHƯƠNG ANH xử lý tài sản thế chấp là tài sản HTTTL (Trang 28 - 31)