Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp hình thành trong tương lai

Một phần của tài liệu Luận văn lê PHƯƠNG ANH xử lý tài sản thế chấp là tài sản HTTTL (Trang 32 - 35)

1.3. Khái quát xử lý tài sản thế chấp hình thành trong tương lai

1.3.3. Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp hình thành trong tương lai

Nguyên tắc được hiểu là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính xuất phát điểm, thể hiện tính tồn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực pháp luật. Việc xử lý tài sản thế chấp trong quan hệ cho vay giữa TCTD và khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của TCTD, khách hàng và các chủ thể khác có liên quan nên khi tiến hành xử lý đối với loại tài sản này, pháp luật đã quy định một số nguyên tắc nhất định áp dụng chung cho tất cả các loại tài sản bảo đảm. Theo đó, việc xử lý tài sản thế chấp HTTTL cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung như sau8:

8 Xem TS. Vũ Thị Hồng Yến (2019), “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự (hiện hành)”, (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 81-86.

27

Nguyên tắc thứ nhất: Ưu tiên xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự trong giao dịch dân sự

cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thực hiện xử lý tài sản thế chấp. Nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước và người thứ ba trong giao dịch dân sự phải tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự. Các bên có thể thỏa thuận thống nhất tất cả các nội dung liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp tại Hợp đồng thế chấp. Để thực hiện nguyên tắc này, Điều 58 NĐ 163/2006/NĐ-CP đã quy định: “Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì

việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu khơng có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định pháp luật.” và tiếp tục được ghi nhận

tại Điều 49 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP. Như vậy, việc xử lý tài sản thế chấp được ưu tiên thực hiện theo thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định pháp luật. Dù tài sản thế chấp được dùng để bảo đảm một hay nhiều nghĩa vụ thì khi xử lý tài sản thế chấp thì pháp luật đều tơn trọng và ưu tiên xử lý theo sự thỏa thuận của các bên. Điều này phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và tương thích với nguyên tắc quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Nguyên tắc thứ hai: bảo đảm tính khách quan, cơng khai, minh bạch, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm. Nguyên tắc này trong xử lý

tài sản thế chấp vừa bảo vệ quyền, lợi ích của bên thế chấp có tài sản bị đưa ra xử lý đồng thời bảo đảm sự cân bằng giữa quyền của TCTD (bên nhận thế chấp) và bên thế chấp. Nguyên tắc này nhằm hướng đến nội dung là tất cả những chủ thể liên quan đến tài sản thế chấp bị xử lý đều có quyền được biết, được tham gia và có ý kiến trong suốt q trình xử lý. Những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản thế chấp như các

28

bên cùng nhận thế chấp đối với tài sản, cơ quan thuế, người lao động chưa trả lương, bên thế chấp, bên có nghĩa vụ được bảo đảm,... Các thơng tin liên quan như giá trị tài sản, thời gian xử lý, phương thức xử lý, địa điểm, thứ tự ưu tiên thanh tốn,... cần được cơng khai để các bên được biết. Điều này sẽ tránh được tình trạng lạm quyền của bên xử lý tài sản để trục lợi các nhân. Đây là nguyên tắc khá quan trọng trong xử lý tài sản. Để thực hiện nguyên tắc này, pháp luật quy định rõ nghĩa vụ thông báo xử lý tài sản bảo đảm của bên xử lý tại Điều 300 BLDS 2015 và Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ- CP.

Nguyên tắc thứ ba: đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, tiết kiệm về thời gian và chi phí. Đây là một nguyên tắc cần thiết trong quá trình xử lý tài sản thế chấp bởi lẽ, khi

đến giai đoạn xử lý tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp là TCTD phải đối mặt với rủi ro nguy cơ không thu hồi được nợ cho vay là rất cao. Việc tồn đọng các khoản nợ đến hạn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh tế của các TCTD. Đối với bên thế chấp, việc kéo dài thời gian xử lý tài sản thế chấp có thể làm tăng gánh nặng thanh tốn khi các khoản nợ đến hạn tăng lên theo lãi suất nợ quá hạn cho đến khi nghĩa vụ được thanh tốn. Thêm vào đó là rủi ro đối với tài sản thế chấp như trường hợp tài sản xuống cấp, mất giá hay việc khai thác sử dụng không đạt hiệu quả, tài sản bị hư hỏng hay giảm sút giá trị nếu kéo dài thời gian xử lý. Thêm vào đó, việc rút ngắn thời gian xử lý tài sản thế chấp sẽ giảm bớt chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp như chi phí bảo quản, trơng coi tài sản, thu giữ tài sản,... Do đó, tiết kiệm về thời gian đồng thời tiết kiệm về chi phí phát sinh liên quan nên việc áp dụng triệt để nguyên tắc này sẽ hạn chế được thiệt hại về kinh tế cho các bên cũng như bảo đảm được việc xử lý tài sản thế chấp đạt hiệu quả cao nhất.

Ngun tắc thứ tư: khơng mang tính kinh doanh của bên có quyền xử lý. Cần nhấn mạnh rằng việc xử lý tài sản thế chấp là một hoạt động nhằm thu hồi lại nguồn vốn đã giải ngân cho bên thế chấp khi bên thế chấp khơng cịn khả năng thanh tốn. Đây khơng phải hoạt động kinh doanh của bên có quyền xử lý. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận với nhau về bán đấu giá tài sản thông qua việc ủy quyền cho doanh

29

nghiệp kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản thì cần phân biệt: doanh nghiệp bán đấu giá tài sản là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản nhưng không phải là chủ thể có quyền xử lý tài sản. Các cơng ty chun xử lý nợ thuộc các TCTD thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp tuy nhiên đây cũng không phải là hoạt động kinh doanh của TCTD. Do đó, khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp không phải chịu thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng.

Pháp luật hiện hành không quy định nguyên tắc riêng đối việc xử lý tài sản thế chấp HTTTL, do đó khi xử lý đối với loại tài sản đặc biệt này cũng phải tuân thủ bốn nguyên tắc chung trong việc xử lý tài sản bảo đảm nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn lê PHƯƠNG ANH xử lý tài sản thế chấp là tài sản HTTTL (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)