1.3. Khái quát xử lý tài sản thế chấp hình thành trong tương lai
1.3.4. Quyền xử lý tài sản thế chấp của Tổ chức tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, thế chấp tài sản được xem là biện pháp quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, đây là nguồn thu thứ hai để có thể thu một phần hoặc tồn bộ nợ gốc và lãi của khoản nợ. Trong thực tế, khi phát sinh nợ xấu phần lớn khách hàng vay khó khăn về tài chính, thậm chí ngừng hoạt động, giải thể, phá sản nên việc xử lý tài sản thế chấp có tính quyết định trong việc thu hồi để giảm tỷ lệ nợ xấu cho mỗi TCTD nói riêng, nền kinh tế nói chung. Để xử lý tài sản có hiệu quả, vấn đề quyền xử lý tài sản thế chấp của TCTD là một trong những yếu tố có tính quyết định.
Quyền xử lý tài sản thế chấp khơng tồn tại trong mọi quan hệ tín dụng có tài sản thế chấp. Nó chỉ xuất hiện khi bên có nghĩa vụ trả nợ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp người đi vay thực hiện trả tiền vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn, khi đến hạn hợp đồng, TCTD sẽ làm thủ tục giải chấp đối với các tài sản thế chấp, trả lại các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho bên đi vay. Quyền xử lý tài sản thế chấp được phát sinh trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật và trên sự thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng tín dụng đã có hiệu lực. Trong bất ký hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản thì ln có điều khoản về xử lý tài sản bảo đảm. Do đó, khi các bên đã ký kết hợp đồng thì phải thực hiện và tuân thủ những nội dung đã thỏa thuận và cam kết. Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận và tiến hành được phương thức xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì quyền xử lý tài sản
30
thế chấp dựa trên Bản án, Quyết định của Tịa án đã có hiệu lực thi hành. Phán quyết cuối cùng của tòa án sẽ là căn cứ pháp lý để TCTD yêu cầu các cơ quan chức năng phát mãi tài sản để thu hồi nợ.
Vì vậy, quyền xử lý tài sản thế chấp là quyền đương nhiên của TCTD – bên nhận thế chấp khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng tín dụng để nhằm thu hồi vốn, bảo đảm lợi ích kinh tế. TCTD dựa trên cơ sở pháp luật để thực thi quyền này mà không nhất thiết phải thông qua cơ quan tố tụng giải quyết, trừ trường hợp phát sinh tranh chấp, TCTD khơng thể tự mình thực hiện quyền xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận thì phải khởi kiện ra Tịa án để giải quyết theo quy định pháp luật
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Thế chấp tài sản HTTTL là một chế định được manh nha từ sớm nhưng chỉ sau khi BLDS 2005 được ban hành thì mới được thừa nhận và áp dụng trong các giao dịch bảo đảm. Việc pháp luật ghi nhận tài sản HTTTL trở thành một dạng tài sản tồn tại song song với tài sản hiện có giúp cho nền kinh tế thị trường trở nên đa dạng, phát triển và tiếp cần nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Những quy định mới trong BLDS 2015 đã tạo những bước tiến mới cho sự phát triển của kinh tế xã hội.
Bằng các nghiên cứu tài liệu về những vấn đề lý luận, quy định pháp luật, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản về khái niệm tài sản HTTTL, tài sản thế chấp HTTTL, nhận diện một số loại tài sản thế chấp HTTTL được dùng để bảo đảm nghĩa vụ thực hiện HĐTD. Phân tích và làm rõ đặc trưng của việc xử lý tài sản thế chấp HTTTL, quyền xử lý tài sản thế chấp và hệ thống văn bản quy pháp pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xử lý tài sản thế chấp. Quyền xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm thu hồi nợ của TCTD được pháp luật thừa nhận. Các thỏa thuận giữa TCTD và bên thế chấp được ưu tiên thực hiện trong quá trình xử lý tài sản thế chấp HTTTL và TCTD được thực hiện quyền xử lý tài sản thế chấp mà không cần thông qua các cơ quan tố tụng. Ngược lại, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về phương thức xử lý tài sản thế chấp thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện
31
theo phương thức bán đấu giá tài sản hoặc nếu phát sinh tranh chấp thì việc xử lý tài sản thế chấp thông qua cơ quan tố tụng giải quyết.
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận trong Chương I là nền tảng, cơ sở lý luận cho nội dung của Chương II để phân tích thực trạng quy định pháp luật trong việc xử lý tài sản thế chấp HTTTL, những vướng mắc, khó khăn trong q trình áp dụng quy định pháp luật và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản thế chấp hình thành trong tương lai.
32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI