5.1. Kết luận chung
Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra những kết luận không đồng nhất về tác động của dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp. Với phương pháp ước lượng OLS, các nghiên cứu của Almeida và cộng sự (2004), Khurana và cộng sự (2006), Acharya và cộng sự (2007), Marin và cộng sự (2011) đều có kết luận tương đồng rằng: tác động của dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ là cùng chiều. Tuy nhiên, với phương pháp ước lượng GMM bậc 4, các nghiên cứu của Riddick và Whited (2009), Bao và cộng sự (2012) cho rằng tác động của dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ là nghịch chiều.
Với mục tiêu tìm hiểu về tác động của dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã sử dụng mẫu dữ liệu nghiên cứu gồm 321 doanh nghiệp phi tài chính trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014, bằng phương pháp ước lượng hồi quy GMM bậc 4, bài nghiên cứu đã thu được những kết luận sau:
Thứ nhất, tồn tại sự bất cân xứng trong tác động của dòng tiền lên thay đổi
lượng tiền mặt nắm giữ giữa doanh nghiệp có dịng tiền dương và doanh nghiệp có dịng tiền âm. Khi doanh nghiệp có dịng tiền dương thì tác động của dịng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ là cùng chiều và ngược lại, khi doanh nghiệp có dịng tiền âm thì tác động của dịng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ là nghịch chiều.
Thứ hai, bởi vì kết quả hồi quy cho thấy không tồn tại sự bất cân xứng trong
tác động của dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ của các doanh nghiệp bị ràng buộc tài chính nên tác giả kết luận rằng khơng có khác biệt trong sự bất cân xứng của tác động dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ giữa 2 nhóm doanh nghiệp: bị ràng buộc và khơng bị ràng buộc về tài chính.
Thứ ba, khi xem xét đến yếu tố chi phí đại diện thì doanh nghiệp có sự kiểm
sốt bên ngồi chặt chẽ hơn thì tác động của dịng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ sẽ lớn hơn so với doanh nghiệp có ít sự kiểm sốt bên ngồi.
5.2. Hạn chế của luận văn
Tuy bài nghiên cứu đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận văn phụ thuộc rất lớn vào mẫu dữ liệu nghiên cứu. Tuy nhiên, mẫu dữ liệu nghiên cứu chỉ bao gồm 321 doanh nghiệp với 1,605 quan sát là chưa nhiều nên kết quả nghiên cứu chưa thể hiện tính đại diện cho tồn bộ doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, giai đoạn nghiên cứu của tác giả là khoảng thời gian sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 nên ngoài các yếu tố tác động đến lượng tiền mặt nắm giữ trong mơ hình nghiên cứu thì lượng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan của nền kinh tế. Nhưng trong mơ hình nghiên cứu khơng thể hiện các yếu tố này.
Thứ ba, tác giả nhận thấy rằng trong cả ba phương pháp phân loại ràng buộc tài chính dựa vào chỉ số WW, chi trả cổ tức và quy mô doanh nghiệp là chưa phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Nên dẫn đến kết quả ước lượng chưa chính xác khi cho rằng khơng có khác biệt trong sự bất cân xứng của tác động dòng tiền lên thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ giữa hai nhóm doanh nghiệp bị ràng buộc và không bị ràng buộc về tài chính. Tác giả cho rằng cần có một phương pháp phân loại ràng buộc tài chính tốt hơn các phương pháp này thì kết quả hồi quy sẽ thể hiện được bản chất vấn đề cần nghiên cứu.
Thứ tư, việc phân loại doanh nghiệp có chi phí đại diện hay khơng nếu chỉ căn cứ vào mức sở hữu cổ phần của các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp là chưa đúng đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi vì sự chênh lệch trong tỷ lệ sở hữu cổ phần của các tổ chức bên ngoài giữa các doanh nghiệp là rất thấp.
5.3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Để các kết quả nghiên cứu về đề tài này được tốt hơn, trước hết cần gia tăng mẫu nghiên cứu với tất cả các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi mẫu dữ liệu nghiên cứu càng lớn thì tính đại diện cho tồn bộ doanh nghiệp mới đáng tin cậy. Ngồi ra, cần có một phương pháp phân loại ràng buộc tài chính phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam thì kết quả ước lượng sẽ được chính xác hơn.
Tóm lại, dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4 tác giả đã đưa ra những kết luận chung, các hạn chế trong luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.