Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Sự bất cân xứng trong tác động của dòng tiền lên sự thay đổi lượng tiền mặt năm giữ của các doanh nghiệp VN (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1. Phân tích thống kê mô tả

Với dữ liệu được thu thập từ 321 doanh nghiệp phi tài chính trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014 được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội. Bảng 4.1 trình bày kết quả mơ tả thống kê về: số quan sát, giá trị trung bình, giá trị trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.

Bảng 4.1. Mô tả thống kê các biến nghiên cứu

Biến số N Mean Median Std dev Min Max

∆CashHoldings 1,605 0.004 0.001 0.091 -0.595 0.919 Cashholding 1,605 0.108 0.067 0.115 0.000 0.944 CashFlow 1,605 0.092 0.079 0.081 -0.658 0.731 Q 1,605 0.962 0.880 0.585 0.528 1.719 Size 1,605 26.859 26.830 1.355 23.179 31.471 Expenditure 1,605 0.053 0.028 0.120 -2.276 0.917 Acquisition 1,605 0.092 0.000 0.289 0.000 1.000 ∆NCWC 1,605 -0.014 -0.005 0.360 -0.466 0.341 ShortDept 1,605 0.408 0.397 0.248 0.000 0.889

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata 12.0) So sánh với bài nghiên cứu gần đây nhất của Bao và cộng sự (2012) trong bài nghiên cứu “Asymmetric cash flow sensitivity of cash holdings” kết quả thống kê có nhiều điểm tương đồng và khác biệt.

Lượng tiền mặt nắm giữ trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp là 0.108 cho thấy rằng cứ trong 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có đến 0.108 đồng là tiền mặt, tỷ lệ này là thấp hơn so với các doanh nghiệp tại Mỹ với mức 0.120 trong giai đoạn từ năm 1972 đến 2006.

Tỷ lệ thay đổi lượng tiền mặt nắm giữ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có sự khác biệt khá lớn với giá trị nhỏ nhất là -0.595 và giá trị lớn nhất là 0.919. Nhưng giá trị trung bình và trung vị khá là gần nhau với các giá trị lần lượt là 0.004 và 0.001. Điều này cịn cho thấy chỉ có sự thay đổi rất nhỏ trong lượng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

Tỷ lệ dịng tiền trên tổng tài sản trung bình là 0.092 cao hơn khơng nhiều so với các doanh nghiệp tại Mỹ khi tỷ lệ này là 0.078. Giá trị trung bình là 0.092 trong khi giá trị trung vị là 0.079 cho thấy biến (CashFlow) bị lệch phải.

Đối với biến đại diện cho các cơ hội đầu tư trong tương lai, biến (Q) có giá trị trung bình là 0.962 là khá thấp nếu so sánh với các doanh nghiệp tại Mỹ với giá trị biến này là 1.524. Điều này thể hiện rằng các doanh nghiệp chưa có nhiều các cơ hội đầu tư trong tương lai. Tỷ lệ chi tiêu vốn trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp tại Việt Nam là 0.053 thấp hơn nếu so với các doanh nghiệp tại Mỹ với mức 0.071.

Trong giai đoạn nghiên cứu, các doanh nghiệp Việt Nam có rất ít các hoạt động mua lại cổ phần với giá trị trung bình của biến giả mua lại cổ phần là khá thấp 0.092. Ngoài ra, tỷ lệ thay đổi vốn luân chuyển ròng phi tiền mặt của các doanh nghiệp là khơng cao với giá trị trung bình và trung vị lần lượt là -0.014 và -0.005.

Khác biệt lớn nhất khi so sánh với nghiên cứu của Bao và cộng sự (2012), đó là tỷ lệ nợ ngắn hạn đầu kỳ trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp tại Việt Nam là khá cao 0.408 trong khi các doanh nghiệp tại Mỹ chỉ có 0.054. Sự khác biệt này có thể là do thị trường chứng khốn Việt Nam cịn chưa phát triển nên việc huy động các nguồn vốn từ thị trường chứng khốn đối với các doanh nghiệp cịn nhiều hạn chế. Do đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn đầu kỳ trên tổng tài sản của doanh nghiệp là rất cao.

Một phần của tài liệu Sự bất cân xứng trong tác động của dòng tiền lên sự thay đổi lượng tiền mặt năm giữ của các doanh nghiệp VN (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w