CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2. Ma trận hệ số tƣơng quan
Bảng 4.2 thể hiện ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình. Mối tương quan đơn biến giữa (CashFlow) và (∆CashHoldings) có dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ khi có dịng tiền tăng và ngược lại. Các biến kiểm soát tác động đến (∆CashHoldings) là chỉ số Tobin’q, chi tiêu vốn trên tổng tài sản (Expenditure) và thay đổi vốn luân chuyển ròng phi tiền mặt trên tổng tài sản (∆NCWC).
Hệ số tương quan giữa biến chỉ số Tobin’q và thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ (∆CashHoldings) là dấu dương và có mức ý nghĩa thống kê 5% cho thấy rằng khi doanh nghiệp có nhiều các cơ hội đầu tư trong tương lai thì doanh nghiệp sẽ gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ. Ngược lại, dấu của hệ số tương quan giữa biến (Expenditure) và (∆NCWC) đối với (∆CashHoldings) lần lượt là -0.149 và -0.188 thể hiện rằng khi doanh nghiệp có mức chi tiêu vốn cao hoặc có sự gia tăng trong vốn ln chuyển rịng phi tiền mặt thì doanh nghiệp sẽ giảm lượng tiền mặt nắm giữ và ngược lại. Mối tương quan giữa biến (∆CashHoldings) với các biến cịn lại như quy mơ doanh nghiệp (Size), hoạt động mua lại cổ phần (Acquisition) và nợ ngắn hạn đầu kỳ (ShortDept) là nghịch chiều nhưng lại khơng có mức ý nghĩa thống kê.
Trong khi nhiều hệ số tương quan giữa các biến giải thích là khá nhỏ, thế nhưng hệ số tương quan giữa biến dòng tiền trên tổng tài sản (CashFlow) và chỉ số Tobin’q lại khá cao 0.22 và có mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy sai số trong đo lường chỉ số Tobin’q có thể sẽ gây ra ước lượng chệch cho biến giải thích chính (CashFlow) trong hồi quy OLS theo như nghiên cứu của Erickson và Whited (2000), Riddick và Whited (2009).
Biến (Expenditure) tác động đến hầu hết các biến giải thích cịn lại, ngoại trừ biến hoạt động mua lại cổ phần (Acquisition). Biến (Acquisition) khơng có mối tương quan với tất cả các biến độc lập và kể cả biến phụ thuộc (∆CashHoldings). Ngồi ra, hệ số tương quan âm và có mức ý nghĩa thống kê 1% giữa biến dòng tiền (CashFlow) và nợ ngắn hạn đầu kỳ (ShortDept) cho thấy rằng dòng tiền doanh nghiệp sẽ giảm nếu nợ ngắn hạn đầu kỳ tăng và ngược lại.
41
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến nghiên cứu
∆CashHoldings CashFlow Q Size Expenditure Acquisition ∆NCWC ShortDept ∆CashHoldings 1.000 CashFlow 0.067*** 1.000 Q 0.052** 0.220*** 1.000 Size -0.015 0.024 0.110*** 1.000 Expenditure -0.149*** 0.080*** 0.063** 0.113*** 1.000 Acquisition -0.005 0.027 -0.030 0.013 -0.025 1.000 ∆NCWC -0.188*** 0.036 -0.012 -0.027 -0.104*** -0.056** 1.000 ShortDept -0.020 -0.21*** -0.07*** 0.038 -0.039 -0.009 0.001 1.000
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%