Những thành công

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh vĩnh phúc tính đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

1.4 ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THU HÚT VỐN FDI TẠI VĨNH PHÚC

1.4.1 Những thành công

Vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều năm qua Vĩnh Phúc đã quan tâm cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tiễn khẳng định, vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp kể cả trong và ngoài nước được thể hiện rõ qua việc đóng góp vào tăng trưởng như: bổ sung nguồn vốn đầu tư trong điều kiện nguồn vốn ngân sách tập trung còn hạn hẹp; đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, liên tục; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nhanh; tăng thu ngân sách; giải quyết việc làm; tăng giá trị xuất khẩu...

Sớm nhận thức về vấn đề thu hút đầu tư, trong 15 năm qua Vĩnh Phúc đã chủ động, tập trung và tích cực ban hành nhiều cơ chế chính sách, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư. Trong đó, đặc biệt quan tâm lựa chọn những dự án đầu tư có tính khả thi cao, các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, ưu tiên các dự án công nghệ cao, sản xuất các vật liệu mới, công nghệ sinh học, các dự án thuộc các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, chế tạo (sản xuất, lắp ráp ơ tơ, xe máy), điện tử, các dự án thân thiện với môi trường...

Đồng thời, Vĩnh Phúc cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp lý, quy định của Nhà nước và của tỉnh cho các nhà đầu tư. Vì vậy, cơng tác thu hút các dự án FDI vào Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 601 dự án đầu tư, trong đó 121 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.323,4 triệu USD, vốn thực hiện ước đạt 40,4% tổng vốn đăng ký, nhiều năm liền lọt vào Top 10 cả nước về thu hút vốn FDI.

Vĩnh Phúc đã và đang thực sự là địa điểm hấp dẫn cho DN đến tìm hiểu cơ hội đầu tư. Năm 2008, xét về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Vĩnh Phúc xếp thứ 3 toàn quốc. Theo báo cáo năm 2009 của Hiệp hội Điện cơ, điện tử Đài Loan, Vĩnh Phúc là tỉnh duy nhất của Việt Nam được xếp vào danh sách 8 tỉnh, thành phố của các nước ASEAN, là địa điểm được khuyến khích đầu tư nhiều nhất đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Hiện đã có một số tập đồn kinh tế lớn như Tập đoàn Piaggio (Italia), Foxconn, Compal, Fullpower (Đài Loan), G.O. Max, Kumho,

Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore)... đến đầu tư tại Vĩnh Phúc.

Năm 2011, Tập đoàn Điện tử Compal (chủ đầu tư Dự án Sản xuất máy tính xách tay với tổng vốn 500 triệu USD) cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà xưởng và kêu gọi các dự án vệ tinh vào KCN Bá Thiện, dự kiến ngay trong quý I/2011, chính thức đi vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc Dự án hạ tầng KCN và nhà máy sản xuất điện thoại của Tập đoàn Hồng Hải đang được triển khai trở lại cũng là tín hiệu đáng mừng cho cơng tác thu hút đầu tư của tỉnh.

Đến nay, các dự án FDI tại Vĩnh Phúc đều được triển khai xây dựng nhanh và đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả. Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư. Các dự án FDI đã tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc hình thành một số ngành cơng nghiệp mũi nhọn như công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp cơ khí chính xác... hàng năm tạo ra giá trị lớn, có sức cạnh tranh cao.

Vai trò của các dự án FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế Vĩnh Phúc ngày càng được thể hiện rõ. Trong 5 năm qua (2006 -2010), tốc độ phát triển cơng nghiệp tăng bình qn 20,6%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp của các dự án FDI chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh lên 17,4%/năm. Riêng năm 2010, khu vực có vốn FDI chiếm 42% trong cơ cấu kinh tế và đóng góp trên 70% tổng giá trị sản xuất tồn tỉnh.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của các DN công nghiệp FDI ước đạt 403 triệu USD, chiếm 88% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần giải quyết cơng ăn, việc làm cho hơn 30.000 lao động, trong đó trên 60% là lao động địa phương.

Thu ngân sách của tỉnh tăng cao theo từng năm. Trong 5 năm (2006-2010), tổng thu ngân sách của tỉnh đạt trên 42.200 tỷ đồng. Riêng năm 2010, dự kiến thu ngân sách đạt 14.550 tỷ đồng, trong đó khoảng 80% là từ các dự án FDI.

Từ những kết quả trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 và trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ này.

Trong đó, Nghị quyết xác định, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các KCN, “lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để tạo ra sự tăng trưởng cao, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế khác”; thu hút đầu tư theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh

bền vững cho cơng nghiệp trong q trình hội nhập; ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp công nghệ cao, sản xuất các vật liệu mới, cơng nghệ thơng tin, các sản phẩm cơng nghiệp có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng lớn...

Vĩnh Phúc dự kiến, trong giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm, tỉnh thu hút được 25 dự án FDI với số vốn 300 triệu USD và 50 dự án đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng, hàng năm giải quyết việc làm mới cho 6.000 - 7.000 lao động, góp phần quan trọng vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh, đạt mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh vĩnh phúc tính đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)