BỐI CẢNH THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIA

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh vĩnh phúc tính đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

2.1. BỐI CẢNH THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠNĐẾN NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2020

2.1.1. Tác động bối cảnh quốc tế đến thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Có thể nói kinh tế - xã hội Việt Nam đã và đang trở thành một bộ phận cấu thành, không thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế - chính trị thế giới. Các xu thế (i) tồn cầu hóa kinh tế; (ii) khu vực hóa (hình thành các khối hợp tác kinh tế) nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế; (iii) Tự do hóa thương mại và đầu tư; (iv) vai trị của các tập đồn kinh tế xuyên quốc gia; (v) sự xuất hiện và nổi lên của kinh tế tri thức… diễn ra trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Trong thập niên gần đây. 3/4 vốn FDI trên thê giới là đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển, do có sự liên kết giữa các công ty đa quốc gia của Mỹ - Nhật Bản - Tây Âu; 2/3 số vốn FDI còn lại bị thu hút vào các thị trường đầu tư lớn như Trung Quốc, Brazil, Mexico, Argentina…, trong khi đó các nước có thu nhập thấp chỉ tiếp nhận khoảng 7%, bằng 1/10 của 10 nước trên. Các nước ASEAN đã và đang cải thiện môi trường thu hút đầu tư FDI nhằm vươn lên trên các nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Chính điều này tạo nên sự cạnh tranh và thách thức to lớn đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay so với các nước xung quanh bị đánh giá là mất dần tính cạnh tranh và độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng rộng mở, làn song đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ. Trong năm 2007, tổng lượng vốn FDI đăng ký đã lên tới 21,348 tỷ USD, một con số rất lớn. Trong năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới bước vào khủng hoảng song lượng vốn FDI đăng ký vẫn đạt mức 64,011 tỷ USD. Đây là yếu tố đòi hỏi nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc phải điều chỉnh lại hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu hút vốn FDI nói riêng.

Cho đến nay, khó có thể đánh giá được mức độ khủng hoảng và suy thoái kinh tế thê giới. Các nền kinh tế lớn đang gồng mình chống chọi lại cơn báo khủng hoảng kép. Như ở Mỹ nạn thất nghiệp xảy ra chưa từng có 10%, Trung Quốc đang đương đầu với bài tốn lạm phát, bong bóng bất động sản, sự phát triển thần kỳ 8- 10% có dấu hiệu bị chững lại, gây nên những quan ngại về sự phục hồi trong

tương lai. Bên cạnh đó, khối liên minh EU cũng đang đau đầu với bài tốn “ nợ cơng “ khi chính sách “ thắt lưng buộc bụng” chỉ là giải pháp mang tính tình thế. Nhật Bản ln là nhà đầu tư FDI lớn nhất của Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng vừa phải chịu cơn bão suy thối trên tồn thế giới nay phải đương đầu với thảm họa sóng thần và sự cố nhà máy hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011. Các tập đoàn, các doanh nghiệp, do phá sản hoặc suy thoái đã buộc phải cơ cấu lại, cắt giảm đầu tư, cắt giảm nhân lực… làm thu hẹp thị trường, các cơ hội đầu tư phát triển cũng như làm tăng lực lượng lao động thất nghiệp….

Khủng hoảng kinh tế thế giới làm chậm tiến độ giải ngân của các dự án FDI cũng như làm giảm nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước ngồi…do vậy Vĩnh Phúc cần phải có những chiến lược giải pháp ứng phó với diễn biến kinh tế khó dự đốn như hiện nay.

2.1.2 Tác động (dài hạn) bối cảnh trong nước đến thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc

Một là, nổi lên hàng đầu áp lực của việc nâng cao và duy trì năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp và của tỉnh. Cạnh tranh và hội nhập lúc này thật sự là yếu tố sống còn của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Thời hạn chuẩn bị thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương mại trong khn khổ các hiệp định đã ký kết (AFTA, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ) và các cam kết theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khơng cịn nhiều, song năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia lẫ cấp doanh nghiệp đều chưa đáp ứng. Cạnh tranh ở đây không chỉ là giữa quốc gia với quốc gia, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà còn là cạnh tranh giữa các tỉnh thành phố về thu hút FDI, Vĩnh Phúc vẫn đang nằm trong top 10 tỉnh có lượng vốn FDI thu hút là lớn nhất nhưng để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong điều kiện hiện nay cần nỗ lực rất nhiều của chính quyền các cấp.

Hai là, các nguồn lực phát triển trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố mới của

những tác động cả tích cực và hạn chế đối với chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Nhu cầu làm việc đối với lao động trong tỉnh phần lớn có trình độ thấp là một áp lực lớn. Nhu cầu cải tiến công nghệ rất lớn do hầu hết các cơ sở sản xuất của ta ở mức độ lạc hậu, trừ một số các cụm TOYOTA, HONDA… còn lại vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn lực. Muốn có được những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, tương đương với khu vực cần có lượng vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng huy động vốn của ta khó khăn.

Ba là, sự phát triển cơng nghiệp, các khu cơng nghiệp của vùng kinh tế

trọng điểm phía Bắc có ảnh hưởng lớn đến phát triển lĩnh vực công nghiệp của Vĩnh Phúc. Có đến 84% vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc dành cho ngành công nghiệp

chế tạo và chế biến, cho thấy tầm quan trọng sự phát triển ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh vĩnh phúc tính đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)