CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh vĩnh phúc tính đến năm 2020 (Trang 42)

Phúc ) chiếm khoảng 4,64% diện tích và trên 16% dân số cả nước, tạo ra đến trên 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nơi tập trung tới trên 25-30% sản lượng công nghiệp của cả nước, đồng thời là nơi tập trung tới 18% số khu công nghiệp cả nước, tạo ra thị trường lớn cho sự phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc.

2.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH VĨNHPHÚC PHÚC

2.2.1 Cơ hội trong việc thu hút FDI

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước ngày càng hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những tỉnh có mơi trường đầu tư hấp dẫn, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2006 xếp thứ 8 trong cả nước, thế nhưng đến năm 2008 xếp thứ 3 trong cả nước. Năm 2011, năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc tuy vẫn nằm trong những tỉnh có mơi trường đầu tư tốt nhưng đã có dấu hiệu bị hụt hơi và chỉ giữ vị trí thứ 17.

Một số chính sách hỗ trợ cho nhân dân tại các khu vực dành đất cho phát triển công nghiệp đã từng bước đi vào cuộc sống là những điều kiện thuận lợi trong việc đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo sát sao các cấp, các ngành cải thiện, tạo môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng thơng thống, hấp dẫn, nâng cấp các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, giải quyết các vướng mắc về bồi thường, GPMB,... đảm bảo cho các nhà đầu tư thực hiện, triển khai dự án nhanh chóng tiến độ.

Có sự phối hợp liên đới của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của Ban quản lý các KCN, các Công ty phát triển hạ tầng, công tác quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế - xã hội tập trung được xúc tiến và đẩy mạnh.

Cải cách hành chính trong thu hút đầu tư ngày càng được nâng cao đã phục vụ tốt hơn cho các nhà đầu tư trên địa bàn.

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển vượt bậc, trong đó có sự đóng góp rất lớn của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Hoạt động kinh tế đối ngoại đạt được nhiều kết quả quan trọng giúp tỉnh Vĩnh Phúc sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà an ninh toàn cầu bị đe doạ bởi nạn khủng bố thì sự ổn định về mơi trường chính trị là một ưu thế rất lớn trong việc thu hút nguồn

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc.

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã trải qua năm 2011 đầy ấn tượng, vượt qua hàng loạt khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, lạm phát, suy giảm kinh tế thế giới, tăng giá vật tư, xăng dầu, mất điện luân phiên trên diện rộng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi có sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực. Kết thúc năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc có quyền tự hào về những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,83%, vượt kế hoạch (Kế hoạch tăng 14-14,5%), trong đó ngành nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 2,18%; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 16,29% và ngành dịch vụ đạt 16,89%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, ước tỷ trọng ngành Nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 15,6%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 54,8% và ngành Dịch vụ chiếm 29,6%. Xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh, đạt giá trị hơn 592 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2010. Về thu hút đầu tư vào các lĩnh vực của tỉnh tiếp tục có bước phát triển, nhất là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); khẳng định Vĩnh Phúc là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2011, thu hút được 65 dự án mới, gồm 59 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.230 tỷ đồng và 6 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư gần 40,28 triệu USD. Luỹ kế đến hết năm 2011 tồn tỉnh có 681 dự án, gồm 554 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 32.829 tỷ đồng, và 127 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 2.421 triệu USD.

2.2.2 Thách thức từ nay đến năm 2020 trong việc thu hút vốn FDI

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, các thách thức chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc thu hút vốn FDI của tỉnh được thể hiện ở các mặt sau:

1. Với những tiềm năng và lợi thế cho phép phát triển luồng vốn FDI có quy mơ lớn trên cùng một không gian phát triển tạo ra các “ mâu thuẫn “ trong việc dải ngân vốn FDI giữa các ngành rõ nhất là :

- “ Mâu thuẫn” giữa ngành mũi nhọn: công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Thế mạnh của trong thu hút vốn FDI của Vĩnh Phúc là các khu công nghiệp và cần điều chỉnh để tăng lượng vốn cho ngành dịch vụ và du lịch.

- “ Mâu thuẫn” trong việc sử dụng quỹ đất có hạn chế.

Việc giải quyết các “ mâu thuẫn” này trong tương lai địi hỏi phải có sự cân nhắc bố trí hợp lý, tổ chức khơng gian tốt tạo được sự phát triển bền vững nhất để từ đó đề ra quyết sách đúng đắn.

phải tạo ra sự phát triển hài hịa, chính sách thấu tình đạt lý, tạo mơi trường phát triển bền vững cho các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Cùng với nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI, các mặt trái của kinh tế thị trường nảy sinh và phát triển mạnh như : chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, chêch lệch giữa người giàu và người nghèo… sẽ ngày càng gia tăng. Nguy cơ và hiểm họa môi trường là rất lớn.

Đây sẽ là những khó khăn và thách thức lớn đối với thu hút vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc và rộng hơn, toàn diện hơn là sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc. 2.3 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI MỘT CÁCH HIỆU QUẢ TRONG NHỮNG NĂM TỚI.

2.3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đến năm 2020

2.3.1.1 Mục tiêu tổng quát.

Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản về một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; đảm bảo vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

2.3.1.2 Mục tiêu kinh tế cụ thể.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 14- 15%/năm, trong đó:

+ Giai đoạn 2011 – 2015: 14,0 – 15,0%. + Giai đoạn 2016 – 2020: 14,0 – 14,5%.

- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, cơng nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp tiềm năng của tỉnh.

- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015 được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 61 – 62%, dịch vụ 31-32% và nông, lâm, ngư nghiệp: 6,5-7,0%. Đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ khoảng trên 38%, nông, lâm, ngư, nghiệp 3-4%, công nghiệp và xây dựng 58 – 60%.

Biểu đồ 2.1 : So sánh cơ cấu GDP tỉnh Vĩnh Phúc và một số tỉnh, thành phố khác dự kiến quy hoạch đến năm 2020

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Viện Chiến lược phát triển)

- GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015 đạt 3.500 – 4.000USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500 – 7.000USD.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011 2020 khoảng 30%.

2.3.2 Định hướng thu hút FDI

3.1.3.1. Về địa bàn

Những địa bàn khuyến khích đầu tư là những huyện xa, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, kinh tế kém phát triển như huyện Lập Thạch, các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên. Đối với những huyện và thị xã có nhiều dự án

FDI tỉnh khuyến khích các dự án có quy mơ lớn, cơng nghệ hiện đại.

3.1.3.2. Về hình thức đầu tư

Tỉnh chú trọng đến những doanh nghiệp liên doanh bởi đó là hoạt động đầu tư mà đối tác Việt Nam có thể tiếp cận nhanh với cơng nghệ kĩ thuật và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu.

2.3.2.3 Lĩnh vực đầu tư

Xúc tiến và kêu gọi các dự án FDI lớn trong lĩnh vực công nghiệp:

-Tiếp tục đầu tư hồn chỉnh hạ tầng các khu cơng nghiệp đã được thành lập; kêu gọi đầu tư phát triển một số khu công nghiệp mới và ổn định mạng lưới các khu công nghiệp vào các giai đoạn đến 2020.

- Kêu gọi và xúc tiến các dự án FDI có cơng nghệ hiện đại, suất đầu tư lớn, công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến nguyên liệu tại chỗ ( các nguồn nguyên liệu tự nhiên và từ nông, lâm nghiệp) trong các khu công nghiệp đã được xác định.

- Kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp mới, lớn trên cơ sở khai thác nguồn nhân lực tại chỗ và thị trường bên ngoài do các điều kiện thuận lợi về giao thông mang lại.

- Kêu gọi nhà đầu tư FDI phát triển công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm cả công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm,… kết hợp quy hoạch lồng ghép khu công viên đào tạo với khu du lịch sinh thái tại vùng lân cận Hồ Đại Lải với phát triển công nghệ phần mềm công nghệ cao.

- Kêu gọi và xúc tiến đầu tư phát triển một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, du lịch : Hình thành các trung tâm thương mại và dịch vụ tài chính, tín dụng áp dụng các công nghệ hiện đại trong các hoạt động dịch vụ; hình thành các dự án đầu tư phát triển du lịch trọng điểm quốc gia và quốc tế trên cơ sở kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khai thác và bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng. phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao….

2.4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC

2.4.1 Giải pháp đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc

2.4.1.1 Hồn thiện cơ chế chính sách đầu tư

Tỉnh Vĩnh Phúc cần phối hợp tích cực với các Chủ đầu tư hoàn thành nhanh nhất việc bồi thường giải phóng mặt bằng giao đất cho Chủ đầu tư; kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh trong q trình hình thành cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tăng cường hơn nữa các biên pháp khuyến khích đầu tư đặc biệt là đối với các nhà đầu tư chiến lược và lâu dài như các nhà đầu tư có vốn lớn, cơng nghệ cao, tiên tiến, hiện đại. Tỉnh Vĩnh Phúc cần chú ý và khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng cơng nghệ Xanh : ít tiêu tốn năng lượng, nhiên liệu, ít đồ phế thải đảm bảo cho các dự án và môi trường của tỉnh được phát triển bền vững.

Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI để giải quyết nhanh nhất các thủ tục hành chính, xử lý nhanh nhất mọi phát sinh vướng mắc thuộc thẩm quyền. Các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình hình thành dự án được thực hiện theo cơ chế “một đầu mối” (Nhà đầu tư chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp Vĩnh Phúc), giảm thiểu tối đa thời gian so với quy định của Nhà nước.

2.4.1.2 Tăng cường đổi mới, vận động xúc tiến đầu tư.

Những thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc cần được cung cấp kịp thời, rộng rãi đối với nhà đầu tư nước ngoài khi cần để ra quyết định triển khai đầu tư hay trong q trình lựa chọn mơi trường đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư: Thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2001 trở lại đây cơng tác xúc tiến và vận động đầu tư tiếp tục được cải tiến và đa dạng về hình thức. Tổ chức các diễn đàn, báo cáo định kỳ, hội thảo thường niên về đầu tư trực tiếp nước ngoài, về các thế mạnh, lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Kêu gọi những quốc gia có tiềm năng mạnh về tài chính, trình độ cơng nghệ, quản lý,... đến đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Ứng dụng và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác điều hành, vận động xúc tiến đầu tư. Công nghệ thơng tin ngày càng trở thành yếu tố đóng vai trị rất quan trọng mà nhà đầu tư có thể lấy thơng tin về mơi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc tại bất cứ nơi đâu giúp các hoạt động trở nên có hiệu quả và nhanh chóng đạt được mục tiêu đặt ra. Vì vậy, để xúc tiến đầu tư được tiến hành một cách rộng rãi, tăng sức cạnh tranh của tỉnh, đạt hiệu quả cao trong thu hút nguồn vốn FDI thì cần cung cấp đầy đủ thơng tin, dữ liệu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi một cách chính xác , phải thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế, xã hội, cải cách hành chính, cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh Vĩnh Phúc trên các trang Web của tỉnh.

Công tác vận động xúc tiến đầu tư được Ban quản lý các KCN xác định là nhiệm vụ cần thiết, vì vậy Ban cần thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn việc tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức các cuộc hội thảo, xúc tiến đầu tư, gặp mặt các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngồi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

tiếp nước ngồi xây dựng và kinh doanh hạ tầng tại các KCN Chấn Hưng, Phúc Yên, Hợp Thịnh,...

Cử cán bộ có năng lực tham gia đồn cơng tác của tỉnh đi xúc tiến đầu tư tại các nước như Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Tiến hành in đĩa và các tài liệu để quảng bá về môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc tại các nước này.

Tổ chức tiếp và làm việc với các tập đồn lớn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư như: Tập đoàn G.O Max Hàn Quốc, tập đồn Partner LLC,...

Làm tốt cơng tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, xây dựng chương trình và kế hoạch tổ chức xúc tiến đầu tư từng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, Cục Đầu tư nước ngồi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài và phối hợp với các tổ chức như JBIC, JETRO, JICA để tổ chức xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản.

Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, thiết lập mối quan hệ với các văn phòng đại diện ngoại giao, đại sứ quán của nước ngoài tại Việt Nam, cũng như các Cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan Trung ương để hội thảo đầu tư tại nước ngoài. Phối hợp với trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc để tổ chức hội thảo về điều kiện và môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, tham gia

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh vĩnh phúc tính đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)