Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank (2011 – 2014)

Một phần của tài liệu Nâng cao cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN (Trang 31)

Năm 2014, toàn hệ thống VietinBank đã nổ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động kinh doanh phát triển an toàn – hiệu quả, chủ động hội nhập, hướng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Kết thúc năm 2014, VietinBank đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2014 đạt 661.132 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2013 và đạt 103% kế hoạch; nguồn vốn huy động tại thời điểm cuối năm tăng 16,3%, đạt 103,9% kế hoạch, trong khi đó, dư nợ tín dụng tăng 18%, vượt kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế đạt 7.302 tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt

37.234 tỷ đồng và là NHTM cổ phần có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Năm 2014, với những nỗ lực khơng ngừng của tồn hệ thống, với các kết quả hoạt động kinh doanh tích cực, các chỉ số an toàn vốn của VietinBank được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu thấp…Điều này tiếp tục khẳng định năng lực vượt qua khó khăn , phát triển vươn lên của VietinBank. Vì thế, VietinBank liên tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao và nâng bậc xếp hạng tín nhiệm.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank (2011-2014)

Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Tổng tài sản 460.420 503.530 576.368 661.132 Vốn chủ sở hữu 28.491 33.625 54.075 55.013 Vốn điều lệ 20.230 26.218 37.234 37.234 Tổng nguồn vốn huy động 420.212 460.082 511.670 595.094

Tổng dư nợ cho vay 293.434 405.744 460.079 542.685

Thu nhập ngoài lãi thuần 2.325 3.541 3.506 3.164 Tổng Thu nhập hoạt động

kinh doanh 22.373 21.961 21.783 21.031 Tổng chi phí hoạt động kinh

doanh (9.077) (9.435) (9.414) (9.827) Lợi nhuận thuần từ hoạt

động KD trước chi phí dự phịng RRTD

13.296 12.526 11.874 11.204 Chi phí dự phịng rủi ro TD (4.904) (4.357) (4.123) (3.902) Lợi nhuận trước thuế 8.392 8.168 7.751 7.302 Thuế thu nhập Doanh

nghiệp (2.132) (1.998) (1.943) (1.575) Lợi nhuận sau thuế 6.259 6.169 5.808 5.727

Đơn vị tính: % CHỈ TIÊU 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 ROA 2,03% 1,7% 1,4% 1,2% ROE 26,74% 19,9% 13,7% 10,5% Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng 0,75% 1,35% 0,82% 0,90% Tỷ lệ an tồn vốn (CAR) 10,57% 10,33% 13,17% 10,4% Tỷ lệ chi trả cổ tức (% tính

trên vốn điều lệ cuối năm) 20% 16% 10% 10% Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Vietinbank (2011-2014)

2.2 Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Công

Thương Việt Nam

2.2.1Thực trạng cơ bản của cơ chế quản lý vốn trước đây

2.2.1.1 Cơ chế lãi điều hòa chênh lệch cố định và lãi điều hòa một giá

Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ gắn liền với hoạt động của VietinBank từ những ngày đầu mới tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và trải qua nhiều thay đổi theo yêu cầu kinh doanh thực tế.

Cơ chế điều hòa chênh lệch cố định: Trước năm 2004, Vietinbank thực hiện cơ chế lãi điều hịa dựa trên lãi suất bình qn vốn huy động thực tế tại chi nhánh cộng một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Cơ chế này tính lãi suất huy động trên địa bàn, nhưng chưa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp lãi suất huy động đầu vào vì chi nhánh gửi vốn ln được hưởng tỉ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ lãi suất huy động nào. Giá bán vốn được tính tốn đảm bảo bù đắp các khoản chi phí tại Hội sở chính như chi trả lãi tiền vay ngồi hệ thống và chi trả lãi cho các chi nhánh gửi vốn.

Cơ chế lãi điều hòa một giá: Từ nhược điểm trên, năm 2004, Vietinbank

đã chuyển sang cơ chế lãi điều hịa một giá nhằm khuyến khích các CN huy động nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào toàn hệ thống, tăng hiệu quả kinh doanh. Cơ chế này phát huy tốt trong điều kiện thị trường vốn dồi dào. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế một giá không tính đến yếu tố kỳ hạn nên làm mất cân bằng về

kỳ hạn danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị, tạo rủi ro thanh khoản lớn cho hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp HSC điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do khơng có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của Vietinbank.

2.2.1.2 Nguyên tắc thực hiện cơ chế lãi điều hòa chênh lệch cố định và lãi điều hịa một giá

Nhìn chung, cơ chế quản lý vốn của các năm trước đây thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây:

CN quản lý vốn độc lập thông qua phòng đầu mối tại từng CN, tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các quy định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc. CN phải mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn.

Hoạt động theo cơ chế nhận – gửi với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cơ chế một giá).

Các CN chỉ chuyển/nhận phần vốn chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có. HSC nhận/chuyển vốn đối với phần vốn dư thừa/thiếu hụt của CN, HSC và CN luôn ở vị thế đối ứng nhau.

Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ cũng chỉ áp dụng cho phần chênh lệch này.

Mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, dự trữ bắt buộc và phí bảo hiểm tiền gửi đều do CN chịu.

2.2.2 Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) tại NH TMCP Công Thương Việt Nam

Thực hiện chủ trương nâng cấp hệ thông điều chuyển vốn nội bộ, NHCT VN đã nghiên cứu và chạy thử chương trình FTP theo thơng lệ quốc tế từ tháng 10/2010. Sau 6 tháng thử nghiệm, NHCT VN chính thức đưa chương trình vào hoạt động bắt đầu từ Quý II/2011.

Thị trường

Trung tâm vốn Huy động vốn

vốn cho CN 1 Cho vay

Mua toàn bộ vốn của CN 1 2.2.2.1 Định giá chuyển vốn

Định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong q trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận từ hoạt động mua bán vốn của từng đơn vị kinh doanh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cơ chế (FTP) được thể hiện qua mơ hình sau:

Mơ hình 2.1: Cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ của Vietinbank

Bán toàn

bộ Mua toàn bộ vốn của CN 2

Bán toàn bộ vốn cho CN 2

Chi nhánh 1: Thiếu vốn Chi nhánh 2: Thừa vốn

Nguồn: Mã Thành Tân. Bàn về Hệ thống Định giá điều chuyển vốn FTP. <https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/101123.html> Vốn luân chuyển giữa các CN thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hệ thống FTP sẽ giúp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam “mua” mọi tài sản Nợ và “bán” mọi tài sản Có cho các CN theo đúng mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ ấy. Tất cả các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh đều được tập trung về Hội sở chính, khơng cịn tồn tại việc chuyển vốn nội bộ (cơ chế quản lý vốn cũ) và việc dịch chuyển dòng vốn chỉ mang tính danh nghĩa. Bảng tổng kết tài sản của chi nhánh khơng cịn cân bằng, chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của chi nhánh. Con số này trở thành nguồn vốn và sử dụng vốn của hệ thống thông qua tài khoản “điều chuyển vốn nội bộ”. Việc áp dụng cơ chế

Huy độn g vốn Ch o va y

Rủi ro thanh khoản

Hội sở chính Chi nhánh

FTP khiến cho công tác quản trị chặt chẽ hơn, việc điều hành vốn và phân tích thơng tin chính xác hơn.

Tập trung rủi ro thanh khoản về HSC: CN thực hiện việc “bán” và “mua” vốn với HSC. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và CN đều được chuyển tiếp “đối ứng” về HSC. Khi có nhu cầu thanh tốn, số dư tiền gửi khách hàng tại CN giảm một lượng tương ứng số dư vốn của CN được ghi nhận trong hệ thống FTP, CN trong điều kiện bình thường khơng cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh tốn. Do đó, mọi rủi ro thanh khoản được chuyển từ CN về HSC.

Mơ hình 2.2: Tập trung rủi ro về Hội sở

Nguồn: Vietinbank,2011. Quy trình sử dụng hệ thống FTP Tập trung rủi ro lãi suất về HSC: Tất cả các tài sản Nợ và Có của CN đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Đối với các giao dịch theo lãi suất cố định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, CN ln được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). CN chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không

bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lãi suất. Trong cơ chế mới, rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại HSC.

Giá FTP bán/mua vốn của HSC do Tổng Giám đốc công bố trong từng thời kỳ, bằng lãi suất cộng (+) thanh khoản (tương ứng với kỳ hạn và tần suất điều chỉnh lãi suất)

Chênh lệch (margin) từ hoạt động cho vay/huy động vốn được gọi là lãi suất cận biên rịng, được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay khách hàng (Tài sản Có) với FTP mua vốn của HSC và FTP bán vốn của HSC với lãi suất huy động tiền gửi (Tài sản Nợ).

Khi nhận được khoản tiền gửi của khách hàng, chi nhánh thực hiện bán tồn bộ về Trung tâm vốn. Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, chi nhánh thực hiện mua toàn bộ từ Trung tâm vốn. Khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán vốn, giữa giá mua vốn từ Trung tâm và lãi suất cho vay khách hàng chính là phần thu nhập của chi nhánh.

Ví dụ: tại Chi nhánh A

+ Trường hợp 1: Phát sinh khoản tiền gửi khách hàng 100.000.000 đ, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 8%/năm. Chi nhánh sẽ “bán” khoản tiền gửi trên về HSC với lãi suất 9,5%/năm, được hưởng chênh lệch 1,5% trong 3 tháng.

+ Trường hợp 2: Cho khách hàng vay 200.000.000 đ kỳ hạn 1 năm, 6 tháng định giá lại 1 lần. Lãi suất 6 tháng đầu 11%/năm. Chi nhánh sẽ “mua” vốn từ HSC 200.000.000 đ trong 6 tháng với lãi suất 9,8%/năm. Như vậy, trong thời gian 6 tháng cho đến khi điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng, chi nhánh luôn được hưởng chênh lệch 1,2% từ khoản vay này.

So sánh lợi nhuận của chi nhánh giữa cơ chế FTP và cơ chế lãi điều hịa

1 giá

Ví dụ 1

Chi nhánh A – NHCTVN có:

- 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố định trả cho khách hàng cá nhân 14%/năm. Số tiền huy động: 10 tỷ VND

- 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất (tsđc ls) 3 tháng/lần. Lãi suất đầu ra áp cho khách hàng là 18%/năm. Số tiền cho vay: 10 tỷ VND.

Trường hợp 1: Dưới cơ chế lãi điều hòa 1 giá hiện tại (#)

Do chi nhánh tự cân đối được nguồn (số tiền cho vay = tiền gửi), Lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh từ 2 giao dịch = 10 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 = 1.111.111 vnd

(#) Lưu ý: Lợi nhuận này có được là do chi nhánh khớp số dư đầu ra – đầu vào nhưng đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn về HSC

Trường hợp 2: Dưới cơ chế FTP

+ Giao dịch tiền gửi được NHCT VN mua vốn lãi suất cố định = 16,60%/năm

Lợi nhuận/ngày từ giao dịch NHCT VN mua vốn = 10 tỷ vnd*(16,60% - 14%)/360 = 722.222 vnd

+ Giao dịch cho vay được NHCT VN mua vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản = 16,61% + 0,36% = 16,97%

Lợi nhuận/ngày từ hoạt động cho vay khách hàng của chi nhánh sau khi được NHCT VN bán vốn = (18% - 16,97%)/360 * 10 tỷ vnd = 286.111 vnd Tổng lợi nhuận của chi nhánh = 1.008.333 vnd. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay.

→ Độ lệch lợi nhuận giữa 2 cơ chế: - 102.778 vnd (~ 9,25% của lợi nhuận dưới cơ chế 1 giá). Chênh lệch này là do HSC phải quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào – cho vay ra của chi nhánh.

Ví dụ 2

Chi nhánh B – NHCTVN có:

- 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố định trả cho khách hàng cá nhân là 14%/năm. Số tiền huy động: 5 tỷ VND

- 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất (tsđc ls) 3 tháng/lần. Số tiền cho vay: 10 tỷ VND.

Trường hợp 1: Dưới cơ chế lãi điều hòa 1 giá hiện tại (#)

Do chi nhánh phải nhận vốn 5 tỷ vnd từ HSC nên Lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh = 5 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 + 5 tỷ vnd * (18% - 17%)/360 = 694.444 vnd

(#) Lưu ý: Lợi nhuận này có được là do chi nhánh đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn về HSC.

Trường hợp 2: Dưới cơ chế FTP

+ Giao dịch tiền gửi được NHCT VN mua vốn lãi suất cố định = 16,60%/năm

Lợi nhuận từ giao dịch NHCT VN mua vốn = 5 tỷ vnd * (16,60% - 14%)/360 = 361.111 vnd

+ Giao dịch cho vay được NHCT VN bán vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản = 16,61% + 0,36% = 16,97%

Lợi nhuận từ giao dịch NHCT VN bán vốn = (18% - 16,97%)/360 * 10 tỷ vnd = 286.111 vnd

Tổng lợi nhuận của chi nhánh = 647.222 vnd. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay → Độ lệch lợi nhuận giữa 2 cơ chế: - 47.222 vnd (~ 6,8% của lợi nhuận dưới cơ chế 1 giá). Chênh lệch này là do HSC phải quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào – cho vay của chi nhánh.

Ví dụ 3

Chi nhánh C – NHCTVN có:

- 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố định trả cho khách hàng cá nhân là 14%/năm. Số tiền huy động: 10 tỷ VND

- 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất (tsđc ls) 3 tháng/lần. Lãi suất đầu ra là 18%/năm. Số tiền cho vay: 5 tỷ VND.

Do chi nhánh sẽ cho vay 5 tỷ vnd và gửi vốn 5 tỷ vnd lên HSC nên Lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh = 5 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 + 5 tỷ vnd * (16,5% - 14%)/360 = 902.778 vnd

(# Lưu ý: Lợi nhuận này có được là do chi nhánh đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn về HSC.

Trường hợp 2: Dưới cơ chế FTP

+ Giao dịch tiền gửi được NHCT VN mua vốn lãi suất cố định = 16,60%/năm

Lợi nhuận từ giao dịch NHCT VN mua vốn = 10 tỷ vnd * (16,60% - 14%)/360 = 722.222 vnd

+ Giao dịch cho vay được NHCT VN mua vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản = 16,61% + 0,36% = 16,97%

Lợi nhuận từ giao dịch NHCT VN bán vốn = (18% - 16,97%)/360 * 5 tỷ vnd = 143.055 vnd

Tổng lợi nhuận của chi nhánh = 865.277 vnd

→ Độ lệch lợi nhuận giữa 2 cơ chế: - 37.501 vnd (~ 4,2% của lợi nhuận dưới cơ chế 1 giá). Chênh lệch này là do HSC phải quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào – cho vay ra của chi nhánh.

Như vậy, mức độ chênh lệch lợi nhuận giữa cơ chế điều hòa 1 giá và cơ chế

Một phần của tài liệu Nâng cao cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN (Trang 31)

w