- Tiếp tục thực hiện quy trình điều chuyển vốn trên cơ sở mua – bán vốn, mọi khoản mua bán vốn sẽ được hạch toán kế toán trên hệ thống.
- Hội sở vẫn sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoàn toàn rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản hệ thống, giá mua bán vốn FTP sẽ bao gồm cả chi phí cho rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.
- Các chi nhánh và các phòng kinh doanh tại Hội sở tiếp tục tập trung vào việc phát triển khách hàng và bán sản phẩm dịch vụ.
- Mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế: tính giá FTP (phí và lãi điều chuyển vốn) cho toàn bộ tài sản nợ và tài sản có trên Bảng cân đối tồn ngân hàng, bao gồm: huy động vốn liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng, đầu tư tài chính, vốn chủ sở hữu, ngân quỹ, tài sản cố định, các khoản phải thu, phải trả khác.
- Đầu tư ngân sách cho hệ thống thông tin phục vụ cho cơ chế FTP mới.
3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Cơng
Thương Việt Nam
3.2.1 Nhóm giải pháp do NH TMCP Công Thương Việt Nam thực hiện
3.2.1.1Đánh giá đúng mức cơng sức đóng góp của các bộ phận nghiệp vụ
Để các CN trong một hệ thống ngân hàng làm việc hết mình và cạnh tranh hiệu quả, địi hỏi sự quản lý tốt và đặc biệt cần đánh giá đúng đắn lợi nhuận mà mỗi chi nhánh và HSC tạo ra. Không nên để xảy ra bất mãn trong nội bộ ngân hàng: HSC hay CN tạo lãi thì phải đánh giá đúng năng lực và ảnh hưởng. Thực hiện các chế độ lương thưởng hoặc phạt theo quy định, nhằm tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh và tránh gây mất đoàn kết trong hệ thống Vietinbank. Hiện nay, VietinBank đã chính thức triển khai cơng tác đánh giá cán bộ theo KPI (Thẻ điểm cân bằng) trong toàn hệ thống, song song với việc thực hiện triển khai cơ chế tiền lương mới theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Để việc đánh giá cống hiến của người lao động được khách quan trong cả hệ thống và từng chi nhánh/đơn vị có hiệu quả và cơng bằng.
Đối với việc phân định mức đóng góp của mỗi thành viên: Vietinbank cần điều chỉnh lại mức lương hợp lý cho những người có mức đóng góp tốt vào lợi nhuận của đơn vị, loại bỏ việc khống chế lương trần nhằm tạo động lực cố gắng cho các nhân viên. Ngồi ra, ở bộ phận khơng trực tiếp tạo ra lợi nhuận do đặc thù cơng việc như phịng hành chính, kho quỹ, kiểm tra kiểm sốt nội bộ … nhưng đây là bộ phận quan trọng trong khâu điều hành nhằm giảm chi phí và góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng, do đó cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý.
3.2.1.2Phân bổ hợp lý nguồn lực ở các mảng kinh doanh tại chi nhánh
Mặc dù hiện nay Hội sở đang chủ trương hỗ trợ chi nhánh trong hoạt động huy động và cho vay như: khơng tính lãi phạt đối với các khoản nợ quá hạn, không điều chỉnh tăng/giảm thu nhập và chi phí khi kế hoạch nguồn vốn bị ảnh hưởng…tuy nhiên, các chính sách này chỉ mang tính chất tạm thời trong q trình triển khai. Do đó, bản thân chi nhánh phải phân bổ nguồn lực hợp lý giữa các mảng huy động, cho vay và các hoạt động kinh doanh khác nhằm tránh sự thay đổi đột ngột nếu có trong tương lai.
Hiện nay, Vietinbank đang đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thông qua việc thành lập Khối bán lẻ, tăng cường nâng cao số lượng khách hàng cá nhân thơng qua việc triển khai thường xun các chương trình khuyến mãi, dự thưởng, do đó chi nhánh nên tập trung nguồn nhân lực theo định hướng của Hội sở vào mảng khách hàng cá nhân, gia tăng số lượng ở các chương trình khuyến mãi và ưu đãi để tối ưu mức thu nhập từ bán/mua vốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần duy trì nguồn nhân lực phục vụ lượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống, vì đây là nguồn khách hàng có doanh số huy động, cho vay cao và ổn định cũng như nhân lực phục vụ công tác theo dõi, xử lý nợ để tránh lãi phạt quá cao từ Hội sở.
Tóm lại, để phân bổ được nguồn nhân lực một cách hợp lý, chi nhánh nên nghiên cứu và nắm bắt đúng định hướng của Hội sở cũng như những lợi thế của bản thân mình.
3.2.1.3Điều chỉnh mạng lưới CN trong toàn hệ thống
Để cơ chế FTP phát huy được những ưu điểm mong đợi, Vietinbank cần phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh của các CN, sở giao dịch, phòng giao dịch, biết đơn vị nào hoạt động tốt, đạt lợi nhuận tốt. Từ đó, HSC có hướng khắc phục những hạn chế của mỗi bộ phận kinh doanh hoặc nếu đơn vị nào hoạt động thiếu hiệu quả thì cần phải thay đổi, tập trung mở rộng mạng lưới cho các chi nhánh, vùng, miền đang hoạt động tốt.
Đặc điểm của cơ chế FTP là tính hệ thống rất cao khi áp dụng giá mua/bán vốn thống nhất. Đặc điểm của Vietinbank là hệ thống các CN và phòng giao dịch
trải dọc theo suốt chiều dài đất nước qua nhiều vùng miền với nhiều phân khúc thị trường khác nhau, khó thống nhất được một giá chung. Khi nhiều CN cùng đề xuất mức giá mua/bán vốn riêng, tính hệ thống của cơ chế FTP sẽ bị phá tan.
Ví dụ như khi tập đồn HSBC vận dụng cơ chế FTP, chắc chắn khơng thể có mức giá vốn chung cho mọi vùng lãnh thổ, mọi lục địa. Trong thực tế chẳng cần làm vậy thì đại đa số chi nhánh của họ đều hạch toán độc lập đúng nghĩa. Để cơ chế FTP phát huy hết tác dụng, Vietinbank nên chấm dứt chế độ hạch tốn tồn ngành. Nước Đức chắc chắn không bao giờ chấp nhận cho Vietinbank mở hai chi nhánh hải ngoại hạch tốn tồn ngành về HSC tại Hà Nội. Quan hệ quốc tế sẽ khiến Vietinbank nhìn lại khâu tổ chức CN phù hợp hơn với thế giới.
Trong khi chờ đợi, có thể chia tồn hệ thống thành một số cụm như cụm Hà Nội và khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, TP.HCM và khu vực miền Nam. Các nước trên thế giới thường sử dụng hệ thống nhiều tầng hình kim tự tháp với HSC tại đỉnh chóp.
NH nên có chính sách giá FTP riêng cho từng khu vực, từng địa bàn, đặc biệt những địa bàn có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực huy động vốn như: Hà Nội, TP.HCM… là nơi có tốc độ phát triển và khả năng tăng trưởng cao, mặt bằng chung về nền kinh tế và hệ thống tài chính trên địa bàn ln có sự biến đổi khơng ngừng. Vì vậy, Hội sở chính xem xét xây dựng mức giá “mua vốn” ưu tiên hơn cho các Chi nhánh hoạt động trên địa bàn này nhằm tăng tính cạnh tranh và linh động của các Chi nhánh. Ứng với các mức giá “mua vốn” hiện tại, giá “mua vốn” đề xuất có thể điều chỉnh tăng lên 0,5 – 1% tập trung vào các kỳ hạn ngắn (1 – 3 tháng) đồng thời giá “bán vốn” cũng sẽ có phần tăng theo nhằm kích thích khả năng cạnh tranh phát triển của chi nhánh.
3.2.1.4Tăng cường quản lý của Hội sở chính, song song với việc phát triển ngân hàng bán lẻ
Hội sở chính là bộ máy quản lý trên mọi mặt hoạt động của ngân hàng. Trong đó có việc nghiên cứu, thiết kế, vận hành cơ chế quản lý vốn phù hợp với tình hình Ngân hàng từng thời kỳ. Vietinbank đã triển khai thành công cơ chế quản
lý vốn tập trung từ năm 2011. Theo mơ hình này thì mọi rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sẽ tập trung về Hội sở. Vì thế hàng năm ngồi việc lập kế hoạch và chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, tại Hội sở thì bộ phận nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ sẽ đảm nhiệm vai trò này. Điều này sẽ tạo ra áp lực cho Hội sở khi mọi rủi ro đều tập trung về đây. Tuy nhiên việc chuyên mơn hóa cơng việc sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro cho ngân hàng. Các chi nhánh chỉ đóng vai trị là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các nhu cầu của khách hàng và đưa về trung tâm xử lý, các giao dịch về tiền tệ, quản trị rủi ro đều tập trung về Hội sở. Chính sự tập trung và chuyên mơn hóa sẽ làm cho các hệ thống ngân hàng xử lý các dữ liệu hiệu quả, trên cơ sở đó tăng nguồn lợi nhuận và giảm thiểu các rủi ro. Tuy đã triển khai thành cơng và áp dụng chính thức cơ chế quản lý vốn tập trung từ năm 2011 cho đến nay nhưng sẽ khơng có mơ hình nào là hồn hảo. Do đó Hội sở nên khuyến khích các chi nhánh phản hồi thơng tin về các chương trình huy động, cho vay để bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của các chi nhánh để đảm bảo mỗi chương trình đưa ra sẽ tiếp thị được nhiều khách hàng nhất và sẽ mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Ngồi ra, Hội sở cịn tiếp nhận thông tin phản hồi liên quan đến chương trình FTP để có sự điều chỉnh trên hệ thống nhằm đảm bảo các chi nhánh dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ của mình, dễ dàng theo dõi lợi nhuận từng khách hàng, lợi nhuận của từng sản phầm mang lại.
Các phòng ban nghiệp vụ như phòng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thiết kế các chương trình phù hợp với hoạt động của ngân hàng để tăng doanh số huy động và cho vay. Hội sở còn chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên các phòng ban trên Hội sở cũng như nhân viên tại các chi nhánh để hiểu về cơ chế quản lý vốn tập trung và đảm bảo vận hành hệ thống quản lý vốn hiệu quả từ Hội sở đến chi nhánh.
Định hướng của Vieinbank là sẽ phát triển thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Hội sở chính cần tích cực triển khai từng bước cụ thể như các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến, nghiên cứu, thử nghiệm, phát hiện và phát triển các kênh phân phối hiện đại, phát triển mạng lưới của mình theo quy định của NHNN, đồng thời phát
triển các dịch vụ ngân hàng mới dựa trên công nghệ như Internet banking, Mobile banking … nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng để gia tăng số lượng khách hàng và số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Việc trở thành ngân hàng bán lẻ giống như việc chuyên mơn hóa cơng việc của Hội sở chính và chi nhánh. Chi nhánh đóng vai trò là đại lý tiếp thị chương trình tới khách hàng huy động vốn và cho vay. Đó cũng là cách để phát huy ưu điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung.
Cuối năm 2014, Vietinbank đã thành lập Trung tâm Quản lý tiền mặt. Với mơ hình Trung tâm Quản lý tiền mặt này cơng tác điều hịa tiền mặt, tiếp quỹ được thực hiện chuyên nghiệp, đảm bảo kịp thời, chính xác, an tồn; giảm đáng kể tồn quỹ. Theo cơ chế quản lý vốn tập trung thì tồn bộ vốn chi nhánh huy động đã bán về Hội sở nên lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi thanh toán của các chi nhánh do Hội sở và Trung tâm tiền mặt điều phối. Điều này sẽ tránh được trường hợp chi nhánh để tồn quỹ tiền mặt quá nhiều hoặc quá ít gây lãng phí hoặc rủi ro thanh khoản. Hội sở nên quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản, đưa ra các quy định về số tiền tối thiểu và tối đa chi nhánh được tồn lại để đảm bảo an toàn thanh khoản và chi trả.
3.2.1.5Cơ chế quản lý hợp lý với nguồn vốn giá rẻ
Hội sở chính nghiên cứu áp dụng mức lãi suất mua vốn hợp lý, đảm bảo hiệu quả cho nguồn vốn không kỳ hạn được kinh doanh mang lại lợi nhuận cao trên thị trường. Hội sở chính nên áp dụng chính sách 2 giá đối với nguồn vốn không kỳ hạn này. Cụ thể: Yêu cầu chi nhánh đăng ký hàng tháng/quý/năm nguồn vốn không kỳ hạn ổn định tại chi nhánh. Căn cứ trên đăng ký này, Hội sở chính có điều chỉnh về kế hoạch kinh doanh trên thị trường hoặc sử dụng vốn hiệu quả và áp dụng lãi suất mua vốn cao hơn lãi suất mua vốn trên bảng quy định cho các chi nhánh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh được tính đúng, tính đủ cho các chi nhánh. Do đó, sẽ tạo động lực cho các chi nhánh phát trển nguồn vốn huy động này.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thì chi nhánh phải chủ động tìm kiếm những nguồn vốn giá rẻ. Chi nhánh phải tăng chi phí và tăng cường chất lượng
phục vụ để tăng doanh số nguồn vốn giá rẻ nhằm vừa đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn, vừa giảm chi phí huy động vốn cho ngân hàng. Nguồn vốn giá rẻ thường đến từ hai hình thức như tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi qua đêm. Một số trường hợp còn do khách hàng tất tốn trước hạn tiền gửi có kỳ hạn nên chi nhánh chỉ phải trả theo lãi suất không kỳ hạn. Đối với những nguồn vốn giá rẻ như không kỳ hạn, qua đêm Hội sở nên sử dụng mức Margin cao nhất trong tất cả các Margin để đảm bảo chi nhánh vẫn có lời và khuyến khích chi nhánh tăng thêm nguồn vốn giá rẻ.
3.2.1.6Dự tính chính xác sự thay đổi của lãi suất thị trường
Hiện nay trên toàn cầu đang diễn ra xu hướng tự do hóa tài chính. Nguồn vốn sẽ chu chuyển nhanh. Và vì thế một biến động nhỏ thay đổi về lãi suất hay tỉ giá trên thế giới thì theo cơ chế dẫn truyền tỉ giá sẽ ảnh hưởng tới các nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Do đó để giảm thiểu ảnh hưởng của biến động lãi suất tới hoạt động của hệ thống ngân hàng thì phụ thuộc vào nhận thức cũng như dự báo của ngân hàng về sự biến động lãi suất thị trường.
Ngân hàng cần nâng cao khả năng và chất lượng dự báo sự biến động lãi suất của ngân hàng. Để làm được điều này, trước hết NHNN cần có chính sách tiền tệ phù hợp, nhất qn. NHNN cần thơng báo và giải thích rõ về định hướng áp dụng chính sách tiền tệ cũng như các cơng cụ sẽ sử dụng. Việc NHNN đưa ra chính sách lãi suất phù hợp và có tính dẫn dắt thị trường là hết sức quan trọng. Định hướng chính sách lãi suất rõ ràng và nhất quán sẽ giúp ngân hàng thương mại dự báo chính xác hơn về biến động lãi suất thị trường để có kế hoạch tốt cho hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của mình.
NHNN cần đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ về việc thực hiện chiến lược kinh tế vĩ mô, điều này sẽ tác động mạnh mẽ tới kỳ vọng của thị trường về các biến số vĩ mô, đặc biệt là kỳ vọng về lạm phát. Bên cạnh đó cần tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định, chính sách lãi suất nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung cũng cần tăng cường nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ đi đúng hướng và phát huy hiệu quả.
Các ngân hàng hiện nay đều có bộ phận dự báo riêng, tuy nhiên vẫn chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Vì vậy NHNN cần phải có cơ quan hoặc bộ phận dự báo sự thay đổi của lãi suất để các NHTM có cơ sở tham chiếu. Cho đến nay Việt Nam chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện dự báo xu hướng biến động của những biến số vĩ mô quan trọng, trong đó có lãi suất. Đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các ngân hàng trong việc tính rủi ro lãi suất một cách chính xác.
NHNN cũng cần hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng cũng chưa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo