Những tồn tại của FTP

Một phần của tài liệu Nâng cao cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN (Trang 56 - 61)

2.3 Đánh giá chung về những thành tựu đạt được và tồn tại trong việc thực hiện

2.3.3 Những tồn tại của FTP

Bên cạnh các kết quả khả quan đạt được, quá trình triển khai cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục đến từ chủ trương, chính sách, hệ thống cơng nghệ thông tin và cơ chế quản lý, giám sát của Vietinbank. Các CN chưa quen với việc xác định lãi suất cho vay và huy động căn cứ vào hệ thống giá FTP do đó khi thực hiện gặp nhiều khó khăn.

2.3.3.1 Chưa đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh

Trong một hệ thống hạch tốn tồn ngành, giao dịch tạo lãi cho chi nhánh đồng thời tạo lãi cho HSC, còn giao dịch gây lỗ cho chi nhánh, ít nhất cũng giảm lãi của HSC. HSC có mảng kinh doanh riêng ở những lĩnh vực mà họ không cho phép

chi nhánh thực hiện như dealing trên thị trường ngoại hối quốc tế hay đầu tư giấy tờ có giá trên thị trường mở (OMO) và trên thị trường liên Ngân hàng. Kết quả kinh doanh này có thể là lãi hay lỗ, sẽ hịa vào kết quả chung của hệ thống, nhưng dưới danh nghĩa thành tích của riêng HSC nếu kết quả là lãi. Nếu kết quả là lỗ, mọi phần tử sẽ cùng chia sẽ kết quả chung cuộc của toàn hệ thống.

Cả đơn vị là một pháp nhân và chỉ có một bảng cân đối chung duy nhất làm cơ sở để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là mọi người (tại HSC hay chi nhánh) phải góp phần làm tăng lợi nhuận chung theo cách riêng của mỗi người để tạo nên sức mạnh tổng hợp đẩy cả hệ thống đi lên. Việc phân mức đóng góp của mỗi phần tử khơng mang lại tác dụng tích cực như mong đợi vì:

- Bao giờ tiền lương cũng tăng chậm hơn hiệu suất lao động.

- Trong Ngân hàng có người ở bộ phận hành chánh, kho quỹ khơng trực tiếp nhưng có góp phần tạo ra lợi nhuận. Vietinbank chọn cách trả lương khốn có khống chế trần, tạo nên bất hợp lý vì khi doanh số hoạt động tại chi nhánh tăng mạnh, các bộ phận gián tiếp này làm việc vất vả hơn nhiều nhưng khơng được hưởng gì từ lợi nhuận tăng thêm.

2.3.3.2Việc phân bổ lương, chi phí quản lý điều hành gặp khó khăn

Các chi phí quản lý điều hành chung được phân bổ về từng phòng, tổ trong chi nhánh theo tỷ lệ quỹ lương, tuy chưa được hợp lý lắm nhưng vẫn tạm chấp nhận được. Nhưng các chi phí giao tế, tiếp khách của lãnh đạo nếu không thể phân bổ thẳng cho bộ phận nghiệp vụ nào sẽ là gánh nặng cho Phịng hành chính, là phịng khơng trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Hơn nữa, đối với người được quy hoạch vào diện cán bộ khung, trong q trình đào tạo, phí tổn là gánh nặng của đơn vị nơi họ đang làm việc với mức đóng góp vào lợi nhuận khá hạn chế, còn sau này hiệu quả sẽ phát huy tại đơn vị khác. Cách hạch toán chi phí này chưa phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Với các Ngân hàng trên thế giới, cơ chế FTP tích cực hỗ trợ nhà điều hành trong việc quản trị các nguồn lực nội bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần. Riêng với Vietinbank, cơ chế này trước mắt lý giải cách phân bổ tiền lương

chưa hợp lý khi bộ phận tổ chức – lao động – tiền lương quá lúng túng trong việc đánh giá chuẩn xác năng lực làm việc của từng người lao động và chưa sẵn sàng tự nhận trách nhiệm về sự đánh giá này để xác định mức lương hợp lý phải trả cho từng người lao động.

2.3.3.3Sự ràng buộc giữa chi nhánh với HSC

Các chi nhánh chỉ được mua/bán vốn với HSC, nếu muốn quan hệ với các tổ chức tín dụng khác phải được Ban điều hành phê duyệt bằng văn bản với ý định quản lý vốn tập trung để tạo sức mạnh tổng hợp và tiết kiệm chi phí, trong thực tế khơng khuyến khích chi nhánh mở rộng hoạt động. Nếu bản thân HSC để xảy ra rủi ro phải trích dự phịng cao làm giảm hay mất lợi nhuận chung, dù chi nhánh có làm tốt đến đâu, họ cũng khơng bao giờ được hưởng và thưởng đúng theo thành quả đã tạo nên.

Với cách vận dụng cơ chế quản lý vốn tập trung hiện tại ở Vietinbank, khi giao chức năng mua bán vốn về cho chi nhánh, HSC chỉ cho chi nhánh hưởng lãi định mức trên mức huy động hay cho vay còn HSC hưởng trọn phần siêu ngạch do chênh lệch với lãi suất thị trường với danh nghĩa HSC gánh chịu rủi ro lãi suất. Trong thực tế, ngay khi vừa có tin đồn Nhà nước giảm lãi suất huy động vốn, HSC lập tức thông báo giảm giá mua vốn FTP, nhưng chưa vội giảm giá bán vốn FTP, tự tạo ra khoản chênh lệch đáng kể (lợi nhuận siêu ngạch).

2.3.3.4Cơ chế quản lý vốn tại Hội sở thiếu độc lập, khách quan và tập trung

Theo mơ hình tổ chức hiện nay, phịng Kinh doanh vốn vừa thực hiện chức năng mua – bán vốn với chi nhánh, vừa thực hiện việc định giá mua bán vốn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch do bản thân phòng Kinh doanh vốn cũng cần phải thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. Các chi nhánh thay vì tập trung vào việc chào bán sản phẩm đến khách hàng lại mất thời gian vào việc theo dõi, kiểm tra do chưa có đơn vị độc lập trong việc kiểm định tính chính xác và hợp lý của các định giá này.

Sự tham gia quyết định giá của Khối KHCNvà KHDN đối với một số sản phẩm đặc thù thể hiện sự rải rác, thiếu tập trung tại Hội sở.

2.3.3.5Định giá mua/bán vốn theo thị trường gặp khó khăn

Cơ chế FTP đã được các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng từ lâu, song điều khác cơ bản giữa họ với Việt Nam là chi nhánh của họ hoạt động độc lập thực sự theo chiến lược kinh doanh của HSC, có đủ vốn điều lệ theo luật định, cho nên với họ, hệ thống chỉ bao gồm một Trụ sở chính và vài chi nhánh phụ thuộc, khơng gian khá hẹp để gần như nằm trọn trong một phân khúc thị trường cụ thể để cơ chế FTP phát huy tác dụng.

Trong khi đó ở Việt Nam, chi nhánh không được cấp vốn điều lệ, hệ thống cả nước bao gồm hàng trăm chi nhánh, hàng ngàn phòng giao dịch, nằm trên nhiều phân khúc thị trường khác nhau, cơ chế FTP lại địi hỏi tính hệ thống rất cao nên khó phát huy tác dụng như mong muốn.

Cốt lõi của cơ chế quản lý vốn tập trung là định giá mua/bán vốn, được hiểu là theo giá thị trường. Khi hệ thống trải rộng trên nhiều phân khúc thị trường khác nhau, giá của phân khúc nào sẽ được chọn để áp đặt cho toàn hệ thống. Đây là một bất hợp lý trong thực tế, khi khơng thể có giá nào phù hợp cho mọi phân khúc. Nếu điều chỉnh theo khiếu nại của chi nhánh, HSC sẽ phá vỡ tính hệ thống của cơ chế. Thị trường TP.HCM chắc chắn sẽ khác thị trường Hà Nội hay Đà Nẵng.

Áp đặt một giá mua/bán vốn sẽ cản trở kinh doanh lành mạnh của các chi nhánh nếu giá đó khơng phù hợp với phân khúc thị trường tại chỗ. Các chi nhánh thường than phiền giá mua vốn của HSC quá thấp, chi nhánh muốn có thu nhập phải huy động vốn với lãi suất thấp hơn nữa cho nên không thể huy động được vốn ở các phân khúc thị trường đang bị cạnh tranh quyết liệt. Chi nhánh cũng than phiền giá bán vốn của HSC quá cao, chi nhánh muốn có thu nhập phải nâng lãi suất cho vay lên nữa, thế là đội giá thị trường, khơng tìm được khách hàng tốt để cho vay.

Để hồn thành chỉ tiêu được giao về huy động hay cho vay, chi nhánh thường tìm cách để cố gắng thực hiện theo giá thị trường tại chỗ và tự giải quyết khoản chênh lệch. Điều này sẽ dẫn đến các sai sót và bất hợp lý trên bảng cân đối của chi nhánh.

2.3.3.6 Chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ việc thực hiện mua bán vốn tại chi nhánh

Đối với các chương trình ưu đãi (chi nhánh được hưởng một mức margin cố định do Hội sở phân bổ đối với từng sản phẩm ưu đãi) để xảy ra tình trạng chi nhánh cố tình chọn sai mã code sản phẩm nhằm được hưởng margin cao hơn hoặc cố tình thực hiện việc đảo nợ, tất toán trước hạn các khoản vay thông thường để giải ngân theo các chương trình ưu đãi. Hệ quả là chỉ làm dịch chuyển lợi nhuận từ Hội sở sang chi nhánh mà không tạo ra thêm lợi nhuận cho toàn hệ thống. 2.3.3.7Các chi nhánh vẫn bị ràng buộc bởi hạn mức thanh toán

Vốn do chi nhánh huy động được chuyển vào nguồn vốn chung và nguồn vốn chi nhánh cho vay được lấy từ nguồn vốn của hệ thống. Việc chi nhánh cho vay từ nguồn vốn của hệ thống được thực hiện thông qua tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ”. Tài khoản này có thể thâm hụt (khi tại thời điểm giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của chi nhánh lớn hơn Tài sản Nợ) hoặc dư thừa (khi tại thời điểm giá trị tuyệt đối Tài sản Có của chi nhánh nhơ hơn Tài sản Nợ). Dòng tiền ra, vào tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” bị giới hạn bởi các hạn mức sau đây:

- Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch “mua vốn”, trường hợp chi nhánh có giao dịch mua vốn vượt hạn mức thanh tốn phải có báo cáo đề xuất lên Trung tâm và giao dịch chỉ được thực hiện khi được Trung tâm phê duyệt.

- Hạn mức chênh lệch ròng: là mức thâm hụt tối đa trên tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” đối với từng chi nhánh, thể hiện chênh lệch tại thời điểm giữa giới hạn dư nợ của chi nhánh với số dư huy động vốn.

Việc tồn tại của hạn mức thanh toán là do các chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Hạn mức tín dụng Hội sở chính cấp cho chi nhánh cịn gây nhiều tranh cãi vì nặng tính chủ quan. Trong khi quản lý vốn được ứng dụng cơ chế khoa học là cơ chế quản lý vốn tập trung, các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng lại được giao chưa hợp lý bằng cách lấy số dư thực tế của năm trước cộng thêm dự đoán tốc độ phát triển kinh tế địa phương. Dù trong thực tế, địa phương chưa đạt tốc độ phát triển kinh tế như kỳ vọng, chi nhánh rất

khó xin điều chỉnh giảm chỉ tiêu ban đầu. Đây là những bất hợp lý cần được xem xét gỡ bỏ đề giúp các chi nhánh chủ động hơn trong q trình kinh doanh.

2.3.3.8Hệ thống cơng nghệ thơng tin chưa được xây dựng hồn thiện

Điều này dẫn đến tình trạng mất nhiều thời gian trong việc truy xuất dữ liệu từ hệ thống Korebank, nhất là vào thời gian đầu tháng cũng như tốn nhiều công sức trong việc xử lý dữ liệu và đối chiếu số liệu một cách thủ cơng để đảm bảo tính đúng tính đủ cho chi nhánh. Hiện nay các báo cáo chỉ mang tính chất liệt kê, với các trường được mặc định sẵn, người sử dụng phải thao tác thủ công khá nhiều kể cả việc phải chỉnh sửa định dạng, chủ yếu dựa vào các tính năng của phần mềm Excel để có được báo cáo như mong muốn. Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu chung để có thể truy xuất báo cáo theo yêu cầu người sử dụng, hiện nay một số báo cáo phát sinh phải nhờ Phịng Cơng nghệ thơng tin xuất. Ngược lại thì có rất nhiều báo cáo trùng lặp, do được xây dựng ban đầu theo mục đích của từng phịng gây nên sự chồng chéo báo cáo giữa các phòng ban và quá tải của hệ thống.

Một phần của tài liệu Nâng cao cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN (Trang 56 - 61)

w