Chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập kinh tế vĩ mô (Trang 30 - 37)

CHƯƠNG 3 : TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA

3.2. Chính sách tài khóa

3.2.1. Chính sách tài khóa

a. Mục tiêu và cơng cụ của chính sách tài khóa

Trong ngắn hạn, mục tiêu của chính sách tài khóa nhằm ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải.

Để thực thi chính sách tài khóa, Chính phủ thường sử dụng công cụ là thuế và chi tiêu của Chính phủ

b. Nguyên tắc thực hiện chính sách tài khóa

T

 G T=G

ADgiản đơn ADđóng khơng thuế

ADđóng thuế phụ thuộc thu nhập ADmở + ADđóng thuế cố định 450 Chi tiêu Y Y1 Y4 Y3 Y2 Y5 Hình 3.3. Đồ thị tổng cầu của các nền kinh tế

- Đối với nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia thấp hơn sản lượng

tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu và giảm thuế hoặc vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế. Kết quả là làm tổng cầu tăng, sản lượng tăng, tạo thêm được việc làm cho nền kinh tế và giảm thất nghiệp.

- Đối với nền kinh tế có lạm phát cao, sản lượng quốc gia vượt quá mức sản lượng tiềm năng

ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thì Chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế hoặc cả hai. Khi đó tổng cầu sẽ giảm làm sản lượng giảm, lạm phát giảm nhưng có thể làm thất nghiệp gia tăng.

c. Định lượng cho chính sách tài khóa

Khi sản lượng thực tế (Y) lớn hơn hay thấp hơn sản lượng tiềm năng (YP) thì các các nhà hoạch định sẽ phải tính tốn việc tăng giảm thuế hay chi tiêu để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng ổn định.

Để sản lượng thực tế Y bằng sản lượng tiềm năng YP thì sản lượng cần điều chỉnh 1 lượng ∆Y=YP-Y

- Trường hợp chỉ sử dụng cơng cụ là chi tiêu Chính phủ thì chi tiêu Chính phủ phải thay đổi 1

lượng ∆G được xác định như sau:

𝑌 =1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ (1 − 𝑡) + 𝑀𝑃𝑀 ∗1 (𝐶̅ + 𝐼̅ + 𝐺̅ + 𝐸𝑥̅̅̅̅) 𝑌𝑃 = 1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ (1 − 𝑡) + 𝑀𝑃𝑀 ∗1 (𝐶̅ + 𝐼̅ + 𝐺̅ + ∆𝐺 + 𝐸𝑥̅̅̅̅)

∆𝑌 = 1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ (1 − 𝑡) + 𝑀𝑃𝑀 ∗ ∆𝐺 = 𝑚 ∗ ∆𝐺1

Vậy chi tiêu Chính phủ cần điều chỉnh 1 lượng ∆𝐺 =∆𝑌𝑚

- Trường hợp chỉ sử dụng cơng cụ là thuế thì thuế Chính phủ phải điều chỉnh 1 lượng ∆T được xác định như sau (thuế độc lập với thu nhập):

𝑌 =1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ 𝑇−𝑀𝑃𝐶 ̅ +1 − 𝑀𝑃𝐶1 (𝐶̅ + 𝐼̅ + 𝐺̅) 𝑌𝑃 = 1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ (𝑇−𝑀𝑃𝐶 ̅ + ∆𝑇) +1 − 𝑀𝑃𝐶1 (𝐶̅ + 𝐼̅ + 𝐺̅)

∆𝑌 = 1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ ∆𝑇 = 𝑚−𝑀𝑃𝐶 𝑡∗ ∆𝑇 Vậy thuế Chính phủ cần điều chỉnh 1 lượng ∆𝑇 = ∆𝑌𝑚

𝑡 Hình 3.4. Chính sách tài khóa mở rộng và thắt chặt AD Y E0 E1 Y*0 Y*1 Y*2 E2 450 AD1 AD0 AD2 0

- Trường hợp Chính phủ kết hợp cả cơng cụ thuế và chi tiêu Chính phủ thì được xác định như sau

𝑌 =1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ 𝑇−𝑀𝑃𝐶 ̅ +1 − 𝑀𝑃𝐶1 (𝐶̅ + 𝐼̅ + 𝐺̅)

𝑌𝑃 = 1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ (𝑇−𝑀𝑃𝐶 ̅ + ∆𝑇) +1 − 𝑀𝑃𝐶1 (𝐶̅ + 𝐼̅ + 𝐺̅ + ∆𝐺) ∆𝑌 =1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ ∆𝑇 +−𝑀𝑃𝐶 1 − 𝑀𝑃𝐶 ∗ ∆𝐺 = 𝑚1 𝑡∗ ∆𝑇 + 𝑚 ∗ ∆𝐺

Như vậy, thuế và chi tiêu phải điều chỉnh sao cho 𝑚𝑡∗ ∆𝑇 + 𝑚 ∗ ∆𝐺 = ∆𝑌

c. Hạn chế của Chính sách tài khóa trong thực tế

- Do Chính phủ khơng biết chắc chắn giá trị của những thông số chủ yếu (MPC, MPS, MPM…) nên khó xác định được số nhân và điều này có thể dẫn đến sai lệch trong việc thực thi

chính sách tài khóa.

- Chính sách tài khóa có độ trễ khá lớn trong việc điều tiết nền kinh tế do độ trễ bên trong (thời gian thu thập, xử lý thông tin, ra quyết định) và độ trễ bên ngồi (q trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng).

- Áp dụng chính sách tài khóa mở rộng thì dễ dàng nhưng áp dụng chính sách tài khóa thặt chặt thì gặp khá nhiều khó khăn khi Chính phủ tăng các khoản thuế nhưng lại cắt giảm chi tiêu, điều này có thể dẫn đến những bất ổn.

- Chính sách tài khóa chỉ có thể thực hiện ở một số ít các dự án như dự án công cộng xây dựng

cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm và trợ cấp xã hội, đa số các dự án khác tỏ ra kém có hiệu quả kinh tế.

3.2.2. Ngân sách nhà nước và vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước

a. Ngân sách nhà nước(B)

Ngân sách nhà tổng kết các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ. Trong đó thu ngân sách được hình thành từ các nguồn thuế, phí và lệ phí, nhận viện trợ nước ngồi...Cịn chi tiêu bao gồm chi trả lương cơng chức, chi an ninh quốc phịng, chi hoạt động xã hội.

B=T-G=t*Y-G

- Nếu T>G thì B>0: ngân sách nhà nước thặng dư - Nếu T=G thì B=0: ngân sách nhà nước cân bằng - Nếu T<G thì B<0: Ngân sách nhà nước thâm hụt

b. Thâm hụt ngân sách nhà nước

Học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng, ngân sách nhà nước không phải lúc nào cũng cân bằng. Vấn đề là quản lý thu chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài. Ngân sách nhà nước thường cũng vận động theo chu kì kinh tế, nền kinh tế thịnh vượng thì thu ngân sách tăng lên và giảm đi trong thời kì suy thối. Ngược lại, chi ngân sách sẽ tăng trong thời kì suy thối và giảm trong thời kì thịnh vượng. Do đó, trong thời kì kinh tế suy thối, thâm hụt ngân sách thường ở tình trạng thâm hụt nghiêm trọng.

Thâm hụt ngân sách thường được chia làm 3 loại:

- Thâm hụt ngân sách thực tế: xảy ra khi chi ngân sách vượt quá thu ngân sách trong 1 thời

kì nhất định

- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính tốn trong trường hợp đưa sản lượng lượng thực tế về mức sản lượng tiềm năng

- Thâm hụt ngân sách chu kì: là thâm hụt ngân sách do tình trạng của chu kì kinh tế. Nó bằng hiệu cuả thâm hụt thực tế với thâm hụt cơ cấu.

3.2.3. Chính sách tài khóa cùng chiều và ngược chiều

Hàm ngân sách đơn giản có dạng B=t*Y-G

Nếu Chính phủ thiết lập sao cho tại sản lượng tiềm năng thì NS cân bằng, lúc này ta có:

B= -G + t.YP = 0 => G= t.YP.

Như vậy, với bất kỳ mức thu nhập hay sản lượng nào nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, ngân sách sẽ thâm hụt, và ngựơc lại với bất kỳ mức thu nhập hay sản lượng nào lớn hơn sản lượng tiềm năng thì ngân sách sẽ thặng dư, chỉ tại điểm sản lượng tiềm năng thì ngân sách mới cân bằng.

a. Chính sách tài khóa cùng chiều

Là chính sách mà Chính phủ ln muốn đạt mục tiêu ngân sách cân bằng bất kể sản lượng thay đổi ra sao.

Cơ chế tác động của chính sách tài khóa cùng chiều

Kinh tế suy thoái Biện pháp Kết quả

- Y<YP; - ui>un - B<0(G>T) - ↓ G, T không đổi - ↓ G, tăng ↑ - G không đổi, ↑T

AD↓ → Y ↓, u ↑, P ↓. Kinh tế càng suy thoái hơn, khi đó ngân sách cân bằng khơng bền vì Q ↓, doanh thu thuế ↓, B thâm hụt trong tương lai

Kinh tế thịnh vượng Biện pháp Kết quả

- Y>YP; - ui<un - B>0(G<T) - ↑ G, T không đổi - ↑ G, ↓T - G không đổi, ↓T

AD↑ →Y↑; u↓; P↑. Như vậy trong dài hạn B sẽ cân bằng nhưng lạm phát cao

b. Chính sách tài khóa ngược chiều

Là chính sách mà Chính phủ sử dụng để giữ nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ

Cơ chế tác động của chính sách tài khóa ngược chiều

Kinh tế suy thoái Biện pháp Kết quả

- Qa<Qp; - ui>un - B<0(G>T) - ↑G, T không đổi - ↑G, ↓T - G không đổi, ↓T

AD↑ →Q↑; u↓; P↑. Như vậy chống được suy thoái nhưng ngân sách bị thâm hụt do vậy cần

có biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách

Kinh tế thịnh vượng Biện pháp Kết quả

- Qa>Qp; - ui<un - B>0(G<T) - ↓G, T không đổi - ↓G, tăng ↑ - G không đổi, ↑T

AD↓ → Q↓, u↑, P↓. Như vậy chống được lạm

phát trong ngắn hạn nhưng ngân sách thặng dự và kinh tế lâm vào tình trạng suy thối

3.2.4. Thâm hụt ngân sách và cơ chế tháo lui đầu tư

Cơ chế tháo lui đầu tư như sau: Khi Chính phủ tăng chi tiêu G hoặc giảm thuế T sẽ làm GNP tăng lên theo hệ số nhân, khi đó nhu cầu về tiền tăng theo. Với cung tiền cho trước, đẩy lãi suất i lên => bóp nghẹt một số đầu tư (I giảm). Kết quả là GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo tháo lui đầu tư. Vì vậy tác động của chính sách tài khố sẽ giảm đi. Như vậy nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách và tháo lui đầu tư đưa ra kết luận là cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khố và chính sách tiền tệ.

3.2.5. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách

Khi thâm hụt lớn và kéo dài, Chính phủ phải nghĩ đến biện pháp hạn chế thâm hụt, biện pháp

thường là tăng thu, giảm chi nhưng phải chú ý là ít ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nếu không giải quyết được tồn bộ thâm hụt thì Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt:

a. Vay nợ trong nước ( vay dân). b. Vay nợ nước ngoài.

c. Sử dụng dự trữ ngoại tệ. d. Vay ngân hàng (in tiền).

Chú ý: Mỗi biện pháp có thể gây những ảnh hưởng phụ đến nền kinh tế => quản lý vĩ mô là

phải hạn chế và trung hồ các ảnh hưởng này làm cho chúng khơng gây nên những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô

3.3. Tự học

Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, bắt nguồn từ khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ, các quốc gia đã có rất nhiều các biện pháp để kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng và phục hồi nền kinh tế thật nhanh. Một trong những phương pháp mà hầu hết các

quốc gia trên thế giới đã chọn để phục hưng nền kinh tế của mình đó chính là kích cầu. Chính phủ

các quốc gia sử dụng rất nhiều các phương pháp để kích cầu nhằm đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. Lựa chọn một quốc gia phát triển và 1 quốc gia đang phát triển để phân tích sự khác biệt trong những chính sách mà họ sử dụng với mục tiêu chung là tăng tổng cầu của nền kinh tế. Cần chỉ ra được:

- Chính sách mà các quốc gia đó sử dụng là gì

- Sự giống nhau cũng như sự khác nhau của các chính sách đó - Kết quả mà họ đạt được trên phương diện tăng trưởng kinh tế

Câu hỏi ơn tập

1. Trình bày cách xây dựng hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở?

2. So sánh độ dốc của hàm tổng cầu của các nền kinh tế giản đơn, kinh tếđóng, kinh tế mở? Giải thích cách vẽ tất cả các hàm tổng cầu trên cùng một đồ thị?

3. Chính sách tài khóa: mục tiêu, cơng cụ, cơ chế tác động, định lượng chính sách và hạn chế? 4. Ngân sách nhà nước là gì? Trình bày các loại thâm hụt ngân sách nhà nước?

5. Chính sách tài khóa cùng chiều và ngược chiều?

Bài tập

Bài 1: Giả sử nền kinh tế giản đơn có tiêu dùng tự định là 300 triệu và xu hướng tiết kiệm cận biên

là 0,2. Đầu tư của khu vực tư nhân bằng 100 triệu.

1. Xây dựng hàm tổng cầu.

2. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế

3. Nếu các đầu tư tăng thêm 100 triệu thì sản lượng cân bằng mới thay đổi ra sao?

Bài 2: Nền kinh tế đóng, thuế độc lập với thu nhập có sản lượng tiềm năng YP=240 tỷ $ và sản lượng thực tế Y=200 tỷ $. Cho biết xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,75. Hãy định lượng chính sách tài khóa trong các trường hợp sau để đạt mức sản lượng tiềm năng:

1. Chỉ sử dụng cơng cụ chi tiêu Chính phủ

2. Chỉ sử dụng công cụ thuế

3. Sử dụng cả thuế và chi tiêu nhưng Chính phủ dự định sẽ tăng chi tiêu thêm 10 tỷ

4. Sử dụng cả thuế và chi tiêu nhưng Chính phủ dự định sẽ giảm thuế 10 tỷ.

Bài 3: Nhận định sau đây là đúng hay sai. Giải thích?

1. Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có thuế ln nhỏ hơn sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng khơng thuế

2. Độ dốc của đường tổng cầu trong nền kinh tế mở là nhỏ nhất

3. Thâm hụt ngân sách cơ cấu xảy ra khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái

4. Để đạt mục tiêu cân bằng ngân sách trong thời kì kinh tế suy thối, thì chính sách tài khóa cùng chiều có thể dùng là tăng chi tiêu hoặc giảm thuế

6. Tăng thuế và giảm chi tiêu là một trong những biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách

7. Trong nền kinh tế giản đơn MPC = 0,3 nghĩa là khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị thi chi tiêu hộ gia đình sẽ giảm đi 0,3 đơn vị

8. Với điều kiện yếu tố khác khơng đổi, nếu Chính phủ tăng thuế suất sẽ làm số nhân chi tiêu giảm

Bài 4: Nền kinh tế giản đơn có hàm tiêu dùng C=100+0,7Y, đầu tư theo kế hoạch là 150. Mọi người quyết định tăng xu hướng tiết kiệm cận biên từ 0,3 thành 0,5. Cho biết

1. Sản lượng cân bằng thay đổi ra sao?

2. Tổng chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm thay đổi ra sao?

Bài 5: Xét 1 nền kinh tế đóng có MPC=0,4; t=1/3; 𝐶̅ = 400; 𝐼̅ = 240; 𝐺̅ = 800. 1. Xác định

a. Hàm tiêu dùng và hàm tổng cẩu

b. Sản lượng cân bằng

c. Ngân sách tại mức sản lượng cân bằng

2. Nếu bây giờ Chính phủ giảm chi tiêu đi 400 và thuế suất t=1/6. Xác định

a. Sản lượng cân bằng mới

b. Sự thay đổi thu nhập từ thuế của Chính phủ

Bài 6: Cho các thơng tin sau về nền kinh tế đóng, thuế độc lập với thu nhập: MPC=0,8; YP=1.000;

Y=1.200. Để đạt mức sản lượng tiềm năng thì

1. Chi tiêu Chính phủ cần thay đổi như thế nào?

2. Thuế thay đổi như thế nào?

3. Thuế và chi tiêu cân thay đổi như thế nào để giữ ngân sách nhà nước không bị thay đổi.

Bài 7: Cho nền kinh tế mở có các thông tin sau:

𝐶 = 10 + 0,8𝑌𝐷; 𝐼̅ = 5; 𝐺̅ = 40; 𝑡 = 0,2; 𝑁𝑋 = 5 − 0,14𝑌; 𝑌𝑃 = 150; 𝑢 = 4%. 1. Xác định

a. Hàm tổng cầu

b. Số nhân chi tiêu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế

c. Thất nghiệp thực tế tại mức sản lượng cân bằng (áp dụng luật OKUN) 2. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 10. Xác định

a. Sản lượng cân bằng mới

b. Ngân sách tại mức sản lượng cân bằng mới 3. Giả sử xuất khẩu cốđịnh tăng thêm 15

a. Sản lượng cân bằng mới thay đổi ra sao? b. Cán cân thương mại thay đổi ra sao?

4. Giả sử thu nhập hộ gia đình tăng thêm 20 a. Sản lượng cân bằng mới thay đổi ra sao?

b. Tiết kiệm hộ gia đình tại mức sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu?

c. Ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới đang thâm hụt

hay thặng dư?

5. Để đạt mức sản lượng tiềm năng thì đầu tư hay thuế suất phải được điều chỉnh theo hướng ra

sao?

6. Kết quảcác câu 1,2,3,4,5 thay đổi ra sao nếu hàm tiêu dùng bây giờ là 𝐶̅ = 10 + 0,72𝑌 và YP=180.

Bài 8: Lựa chọn 1 đáp án cho mỗi câu hỏi sau:

1. Số nhân chi tiêu 𝑚 =1−𝑀𝑃𝐶1 là của nền kinh tế : a. Giản đơn

c. Đóng thuế độc lập với thu nhập

d. a, b và c đúng

2. Nếu hộ gia đình tăng chi tiêu từ 500 lên 800 khi thu nhập khả dụng tăng từ 600 lên 1000 thì

a. MPC=1,33 b. MPC= 0,25 c. MPC= 0,75 d. Đáp án khác

3. Giá trị số nhân thuế không phụ thuộc vào

a. MPC

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập kinh tế vĩ mô (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)