CHƯƠNG 6 : KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
6.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái
6.3.1. Hệ thống tỷ giá cố định (Bretton Woods)
Năm 1944, một hội nghị đa quốc gia được tổ chức ở Bretton Woods New Hampshise (Mỹ) để hoạch định một hệ thống tỷ giá hối đối có trật tự thuận lợi cho luồng thương mại tự do.
Đặc điểm của hệ thống tỷ giá:
a. Giá của Vàng được giữ cố định là 35 USD/1 Ounce. Nghĩa là giá trị của đồng USD được cố
định theo vàng (chế độ bản vị vàng).
b. Tiền của các nước tham gia hệ thống được cố định theo USD. Các NHTƯ của các nước này có
nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái của họ bằng việc mua và bán USD trên thị trường ngoại hối.
c. Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) được lập ra để quản lý hệ thống này và làm một số chức năng của
NHTƯ quốc tế. Các chức năng này bao gồm:
- Đảm bảo rằng các nước duy trì tỷ giá hối đối như đã thoả thuận.
- Cho NHTƯ của các nước tham gia vay tiền khi họ khơng cịn đủ dự trữ để mua hoặc bán USD nhằm hỗ trợ và duy trì tỷ giá hối đối.
- Bàn bạc với các nước về những thay đổi tỷ giá hối đoái của họ. Những khó khăn trong q trình hoạt động:
Dự trữ không tương xứng do qui mô thương mại tăng lên tạo ra những vận động tiền tệ lớn
đòi hoỉ NHTƯ phải mua bán một lượng lớn USD. Trong khi đó, phần lớn các NHTƯ đều có lượng dự trữ khơng đủ để duy trì tỷ giá hối đối cố định.
Các điều chỉnh tỷ giá theo xu hướng lâu dài: Sự tăng trưởng về xuất nhập khẩu, sự biến động
về lạm phát ở các nước không giống nhau gây ra những thay đổi dài hạn về giá trị tương đối của tiền tệ. Nhiều nước đã đề nghị IMF thay đơit tỷ giá hối đối của họ.
Các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ: Khi một đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá
thấp so với tỷ giá hiện tại của nó thì hoạt động đầu cơ sẽ diễn ra. Khi đó, NHTƯ sẽ phải chi tiêu rất nhiều ngoại tệ nhằm cố gắng duy trì tỷ giá hối đối.
Chính vì những ngun nhân trên nên năm 1971, Mỹ chính thức xố bỏ chế độ bản vị vàng của đồng USD.
6.3.2. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi
Từ sau năm 1972, Mỹ và một số nước đã cho phép thị trường ngoại hối được thả nỗi hoàn toàn hoặc phần lớn. Hệ thống này cho phép tỷ giá hối đốiđược xác định hồn tồn bởi các lực lượng cung và cầu của thị trường, khơng có sự can thiệp của chính phủ. Trong lý thuyết, tỷ giá hối
Hình 6.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường ngoại hối E Lượng ngoại tệ 0 DM E0 E1 M1 M0 A1 S1M SM A0 0 E1 A1 D1M E Lượng ngoại tệ SM M0 M1 A0 E0 DM
đoái được điều chỉnh tự động theo lạm phát, nguyên tắc “ngang bằng sức mua” đảm bảo có thể mua một lượng hàng hố nhất định từ cùng một lượng tiền của một trong 2 nước.
Trên thực tế, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi đã làm tỷ giá biến động rất mạnh và tách rời khỏi sự “ngang bằng sức mua”. Nguyên nhân là:
Sự vận động về vốn do sự khác biệt về lãi suất thực tế giữa các nước. Những luồng vốn lớn chảy vào những nước có mức lãi suất cao, đẩy tỷ giá hối đối của những nước này lên cao bất kể các điều kiện thương mại.
Đầu cơ tiền tệ quốc tế gây ra những biến động lớn về tỷ giá hối đoái.
Sự thay đổi về cơ cấu trong và giữa các nền kinh tế. Giá tương đối của các loại hàng hoá thay
đổi cùng với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp mới làm suy giảm những ngành cũ làm giá trị thực tế trao đổi thay đổi so với dự kiến.
6.3.3. Hệ thống tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý (khơng thuần nhất)
Hệ thống tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý là một hệ thống trong đó tỷ giá hối đối được phép thay đổi phù hợp với cácđiều kiện thị trường, nhưng chính phủ vẫn can thiệp trong một số trường hợp để ngăn ngừa những biến động về tỷ giá vượt ra khỏi những giới hạn nhất định.
Hệ thống này cũng vấp phải những khó khăn như với Bretton Woods và hệ thống tỷ giá có quản lý.
Người ta đã đưa ra một số giải pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đối nhưng vẫn khơng được sự nhất trí của các quốc gia vì hồn cảnh kinh tế của các nước khơng hề giống nhau. Có thể kể ra 2 trong số các biện pháp đó là:
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR): Năm 1969, IMF đã tạo ra các tài sản dự trữ để ổn định tỷ giá hối đoái.
Hội đồng tiền tệ chung cho các nước: hội đồng này có nhiệm vụ chủ ú là kiểm sốt những biến động tỷ giá.
Kết luận: để đảm bảo những biến động về tỷ giá là hoàn toàn phù hợp với cung cầu trên thị
trường và không tác động xấu tới các hoạt động thương mại, cần thiết lập một hệ thống tài chính quốc tế mạnh và có khả năng kiểm sốt tỷ giá hối đối. Nhưng việc này q khó khăn trong bối cảnh thương mại tồn cầu đang diễn ra nhanh chóng trong khn khổ các chính sách kinh tế vĩ mơ của các nước không giống nhau.
6.3.4. Tỷ giá và cán cân thương mại
Cán cân thương mại: NX= Ex- Im.
NX > 0 khi Ex > Im => thặng dư CCTM. NX < 0 khi Ex < Im => thâm hụt CCTM.
Tỷ giá hối đoái là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến NX. Khi e giảm=> giá sản phẩm nội địa
rẻ hơn tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế => khả năng cạnh tranh tăng => Ex tăng. Giá sản phẩm nước ngoài đắt hơn tương đối so với sản phẩm cùng loại trong nước => Im giảm.
Khả năng cạnh tranh về giá cả của một sản phẩm của một nước so vơí sản phẩm cùng loại sản
xuất tại nước ngồi được xác định theo cơng thức: Khả năng cạnh tranh = E.Po/P.
Trong đó: Po: giá sản phẩm nước ngồi tính theo giá nước ngồi.
P : giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội địa. E: tỷ giá của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ (đ/$).
Với P và Po không đổi, khi E tăng => E.Po tăng => giá sản phẩm nước ngoài trở nên đắt tương đối so với sản xuất trong nước và gía sản phẩm trong nước rẻ tương đối so với sản phẩm nước ngoài. Sản phẩm trong nước do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn => Ex tăng, Im giảm.
Ta biết AD = C + I + G + Ex + Im.
Khi NX tăng => AD tăng => Q tăng, u giảm, P tăng = > tỷ gía thay đổi có tác động đến Q, u, P. Chú ý: mở rộng tác động của e đối với CCTT, xét mối quan hệ giữa lãi suất và e, ta có: khi lãi suất tăng, đồng nội tệ trở nên có giá trị hơn= e tăng, trong điều kiện tư bản vận động tự do => tư bản nước ngoài sẽ tràn vào trong nước, giả định CCTM cân bằng thì CCTT sẽ thặng dư, và ngược lại nếu e giảm thì CCTT sẽ thâm hụt.
6.4. Chính sách thương mạiquốc tế
6.4.1. Khái niệm và vai trị của chính sách thương mại quốc tế
a. Khái niệm:
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế - hành chính - pháp luật thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh quản lý các hoạt động thương mại của các quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực ngoại thương nói riêng của quốc gia đó.
Do mơi trường kinh tế thế giới còn chịu sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ chính
trị và các mục tiêu phi kinh tế cho nên chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Mục tiêu chính của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi theo từng thời kỳ nhưng đều có chức năng chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chức năng này thể hiện trên hai mặt sau đây.
Một là: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
Hai là: Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững
và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, trong chính sách thương mại quốc tế của một nước bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau:
+ Chính sách mặt hàng: Trong đó bao gồm danh mục các mặt hàng được chú trọng trong việc xuất nhập khẩu, sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế đất nước cũng
như các mặt hàng cần hạn chế hoặc phải cấm xuất nhập khâu trong một thời gian nhất định, do những đòi hỏi khách quan của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu đảm bảo an ninh an tồn xã hội.
+ Chính sách thị trường: bao gồm định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương, việc tham gia vào các hiệp định thương mại và thuế quan trong phạm vi khu vực hay toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển phục vụ cho các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
+ Chính sách hỗ trợ: bao gồm các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm tác động một cách gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả và tỷ giá hối đối, cũng như chính sách sử dụng các địn bẩy kinh tế..
b. Vai trị của chính sách thương mại quốc tế:
Chính sách thương mại quốc tế của một nước là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối
ngoại của quốc gia đó. Chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia bao gồm chính sách thương mại quốc tế, chính sách đầu tư nước ngồi, chính sách phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ, chính sách tỷ giá hối đối, chính sách cán cân thanh tốn quốc tế.
Chính sách kinh tế đối ngoại cùng với chính sách ngoại giao tạo thành chính sách đối ngoại của một quốc gia, chúng là những bộ phận cấu thành chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Chính sách thương mại quốc tế phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, hỗ trợ mạnh
mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, hình thành quy mô và
phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế. Ngồi ra nó cịn
có vai trị to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
6.4.2. Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế
6.4.2.1. Chính sách bảo hộ mậu dịch a. Nội dung:
Là hình thức của chính sách thương mại mà trong đó nhà nước áp dụng rộng rãi các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ sản xuất trong nước.
Nguyên nhân áp dụng:
- Do sự khác nhau về khả năng cạnh tranh của hàng hoá giữa các nước. - Bảo vệ các ngành sản xuất nội địa đặc biệt là những ngành mới hình thành. Mục đích chính của bảo hộ.
- Đảm bảo sự phát triển cho các ngành sản xuất nội địa - Duy trì đảm bảo việc làm
- Đảm bảo sự phát triển cân đối của cơ cấu kinh tế.
b. Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch
+ Nhà nước sử dụng chính sách thuế và phi thuế: Đó là thuế, hệ thống thuế nội địa, giấy phép
xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật để hạn chế hàng hoá nhập khẩu
+ Nhà nước nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu,
thuế doanh thu,thuế lợi tức, giá nội địa, trợ cấp xuất khẩu.v.v.để họ dễ dàng thâm nhập thị trường
nước ngồi.
Ưu điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
+ Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu
+ Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường nội địa.
+ Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm nhập thị trường nước ngoài.
+ Giúp điều tiết cán cân thanh toán quốc tế, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi
nước.
Nhược điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
+ Nếu bảo hộ thị trường nội địa quá chặt sẽ làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế và dẫn đến sự cô lập kinh tế của một nước đi ngược lại xu thế của thời đại là quốc tế hoá đời sống kinh tế trên tồn cầu và cịn dẫn tới điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là thiếu động lực để thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện kinh tế trong nước. Trong thực tế có nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách bảo hộ quá chặt chẽ và duy trì thời gian bảo hộ quá lâu đã làm cho người tiêu dùng trong nước bị thiệt hại bởi thị trường hàng hố
khơng đa dạng,mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng kém, giá cả lại hàng hoá lại đắt hơn giá trên thị trường quốc tế.
Gây ra tình trạng bn lậu, hạn chế khảnăng nhập khẩu thiết bị công nghệ tiên tiến của nước ngồi và có thể dẫn đến phản ứng trả đũa của các nước đối tác.
6.4.2.2. Chính sách mậu dịch tự do a. Nội dung:
Là chính sách thương mại trong đó nhà nước giảm và đi đến xố bỏ các biện pháp hạn chế
nhập khẩu tạo môi trường cạnh tranh tự do
Thực hiện chủ yếu thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa
phương.
Chính sách mậu dịch tự do nhằm mục tiêu chủ yếu là mở rộng thị trường nước ngồi.
b. Đặc điểm của chính sách mậu dịch tự do
+ Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bỏ thuế xuất khẩu hoặc các biện pháp khuyến khích khác(khơng sử dụng các cơng cụ điều tiết xuất khẩu nhập khẩu )
+ Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hố nước ngồi tự do xâm nhập, trước hết bằng cách xoá bỏ hàng rào thuế quan rồi sau đó là các trở ngại khác, có nghĩa là hoạt động xuất khẩu nhập khẩu được tiến hành tự do.
+ Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất, tài chính và thương mại trong
nước. Do vậy điều kiện để áp dụng chính sách này sau khi nền kinh tế quốc dân nhất là các công ty
kinh doanh ngoại thương đã sẵn sàng chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hố nhập ngoại.
Ưu điểm của chính sách mậu dịch tự do:
+ Mọi trở ngại thương mại quốc tế bị loại bỏ, giúp thúc đẩy sự lưu thơng hàng hố giữa các
nước.
+ Làm cho thị trường nội địa phong phú hàng hố hơn, người tiêu dùng có điều kiện thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.
+ Tạo mơi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích các nhà sản xuất phát triển và hoàn thiện sản phẩm của mình.
+ Nếu các nhà sản xuất trong nước đã đủ sức cạnh tranh với các nhà tư bản nước ngồi thì chính sách mậu dịch tự do giúp cho các nhà kinh doanh nước nhà dễ dàng bành trướng ra nước