CHƯƠNG 4 : TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
4.3. Tiền tệ, lãi suất và tổng cầu
4.3.1. Lãi suất với tổng cầu
Quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ ấn định mức lãi suất cân bằng (lãi suất thị trường). Nó có tác động trực tiếp đến tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu nghĩa là tác động đến nhiều yếu tố của tổng cầu.
a. Lãi suất với tiêu dùng
Khi MS tăng, i giảm làm giá trái phiếu tăng. Do giá trị hiện hại của thu nhập trong tương lai lớn hơn gây ra hiệu ứng của cải làm thay đổi hàm tiêu dùng và làm đường tiêu dùng dịch chuyển lên trên. Nghĩa là tiêu dùng tăng thêm ở mỗi mức thu nhập. Khi đó, nếu có tín dụng tiêu dùng thì mức tiêu dùng cũng lại tăng lên bởi tăng khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay tín dụng.
b. Lãi suất với đầu tư(đầu tư tư bản – vốn cố định; và vốn luân chuyển – hàng tồn kho)
- Đầu tư có quan hệ chặt chẽ với lãi suất. Khi lãi suất thấp sẽ có nhiều dự án được đầu tư hơn
vì lãi suất chính là chi phí cơ hội của số vốn bỏ ra để kinh doanh. Lãi suất là yếu tố quyết định độ dốc của đường cầu đầu tư và có quan hệ đến độ dài thời gian hoạt động của nhà máy cũng như công nghệ được sử dụng.
- Đường cầu đầu tư là đường có độ dốc âm thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư đồng
thời nó cũng thể hiện lợi ích cận biên giảm dần của đầu tư.
- Đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển khi:
+ Giá của các yếu tố sản xuất phải mua sắm cho một dự án thay đổi. + Lợi nhuận dự tính của dự án thay đổi.
c. Lãi suất với xuất khẩu
Khi lãi suất tăng đồng nội tệ được định giá cao hơn, đẩy tỷ giá hối đoái lên (đồng nội tệ tăng giá), sẽ hạn chế xuất khẩu và làm tăng nhập khẩu, kết quả là xuất khẩu ròng sẽ giảm xuống.
d. Lãi suất với tổng cầu
Tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu là những yếu tố của tổng cầu. Khi mức cung tiền tăng lên => i giảm, mở rộng khả năng tiêu dùng => đầu tư tăng và xuất khẩu tăng làm đường tổng cầu AD dịch chuyển lên trên tạo ra mức sản lượng cao hơn. như vậy, sự thay đổi lãi suất sẽ tác động đến quy mô tổng cầu và do đó, tác động đến sản lượng và thu nhập. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào của tổng cầu cũng tác động trở lại chính sách tiền tệ. Nếu MS không đổi => chi tiêu của Chính phủ G tăng, cầu về tiền sẽ tăng, đẩy lãi suất i lên cao sẽ làm hạn chế tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
4.3.2. Mơ hình IS – LM
a. Thịtrường hàng hóa và đường IS
- Đường IS là tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng (AD=Y). Đường IS phản ánh tác động của lãi suất đến sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa. Do đó để xây dựng đường IS, chúng ta cho lãi suất thay đổi, các yếu tố cịn lại
khơng thay đổi.
- Cách xây dựng đường IS + Bằng đồ thị
Ở mức lãi suất i0 tổng cầu là AD0, thu nhập cân bằng Y0 và điểm cân bằng là E0. Khi đó xác định điểm E0(Y0; i0) trên hình 4.5b.
Giả sử lãi suất giảm xuống cịn i1, khi đó đầu tư tăng làm tổng cầu dịch chuyển thành AD1. Lúc này thị trường cân bằng tại E1 đạt mức thu nhập cân bằng là Y1. Khi đó xác định điểm E1(Y1; i1) trên hình 4.5b.
Đường IS là đường đi qua E0 và E1.
+ Bằng công thức
Hàm tổng cầu có dạng AD=C+I+G+NX
Trong đó:
C = C̅ + MPC ∗ (1 − t) ∗ Y
I = I̅ − b ∗ i(b: hệ số nhạy cảm của lãi suất với đầu tư)
G = G̅
NX = Ex̅̅̅ − MPM ∗ Y
Phương trình đường IS có dạng: AD=Y
C̅ + MPC ∗ (1 − t) ∗ Y + I̅ − b ∗ i + G̅ + Ex̅̅̅ − MPM ∗ Y = Y b ∗ i = (C̅ + I̅ + G̅ + Ex̅̅̅) − [Y − MPC ∗ (1 − t) ∗ Y + MPM ∗ Y] b ∗ i = (C̅ + I̅ + G̅ + Ex̅̅̅) − [1 − MPC ∗ (1 − t) + MPM] ∗ Y i =(C̅ + I̅ + G̅ + Ex̅̅̅) b − [1 − MPC ∗ (1 − t) + MPM] b ∗ Y i =(C̅ + I̅ + G̅ + Ex̅̅̅) b − 1 b ∗[1−MPC∗(1−t)+MPM]1 ∗ Y Đặt 𝐴̅ = C̅ + I̅ + G̅ + Ex̅̅̅ Y0 Hình 4.5. Cách dựng đường IS Y1 Y AD i 450 AD0(i0) 0 i0 E0 Y0 Y1 Y i1 IS E0 E1 E1 Hình 4.5.b Hình 4.5.a AD1(i1)
Khi đó, phương trình đường IS trở thành
i =A̅b −b ∗ m ∗ Y1 - Độ dốc của đường IS
Đường IS có độ dốc âm, phản ánh mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và thu nhập
Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào số nhân chi tiêu nền kinh tế (m) và hệ số phản ánh độ
nhạy cảm của lãi suất với đầu tư (b)
Độ dốc của đường IS trong 1 sốtrường hợp đặc biệt
- Sự di chuyển và dịch chuyển đường IS Lãi suất i sẽ làm di chuyển trên đường IS Các yếu tố khác sẽ làm dịch chuyển đường IS
Khi lãi suất(i) không đổi, nếu tiêu dùng (đầu tư, xuất khẩu rịng…) tăng lên thì AD dịch chuyển thành AD1. Thu nhập cân bằng tăng khi đó đường IS dịch chuyển sang phải.
Nếu tổng cầu tự định ban đầu 𝐴̅ thay đổi 1 lượng là ∆A thì đường IS dịch chuyển 1 đoạn bằng sự thay đổi của thu nhập cân bằng ∆Y=m* ∆A
Hình 4.6.b.IS thẳng đứng khi đầu tư
khơng phụ thuộc lãi suất i
I
Hình 4.6.c. Đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất I i Y i I i Y IS I0 IS Y0 I i0
Hình 4.6.a. Đầu tư khơng phụ thuộc vào lãi suất
Hình 4.6.d.IS nằm ngang khi đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất i0
b. Thịtrường tiền tệvà đường LM
Đường LM là tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập mà tại đó thị trường
tiền tệ cân bằng (MDr=MSr). Lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sản lượng hay thu nhập, mức cung tiền,...Tuy nhiên đường LM chỉ phản ánh tác động của sản lượng
đến lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Do đó để xây dựng đường LM, cho sản lượng thay đổi
còn các yếu tố khác không đổi. - Cách xây dựng đường LM
+ Bằng đồ thị
Ở mức thu nhập Y0 thì thịtrường tiền tệ cân bằng ở E0 có mức lãi suất cân bằng i0. Trên đồ thị
thứ 2 xác định được E0(Y0; i0). Y0
Hình 4.7. Sự di chuyển và dịch chuyển đường IS
Y1 Y AD i 450 AD0 0 i0 E0 Y0 Y1 Y i1 IS E0 E1 E1 AD1 IS1 i Lượng tiền MS i Y M0 LM Y0 Hình 4.8. Cách xây dựng đường LM MD MD1 i1 i0 E1 E0 E0 E1 i1 i0 Y1
Giả sử thu nhập tăng thành Y1 khi đó đường cầu tiền dịch chuyển thành MD1, thị trường tiền
tệ cân bằng tại E1 với mức lãi suất cân bằng là i1. Trên đồ thị thứ 2 xác định được E1(Y1; i1).
Đường LM đi qua 2 điểm E0 và E1.
+ Bằng công thức Phương trình đường LM có dạng MDr=MSr 𝑀𝑆 𝑃 = 𝑘 ∗ 𝑌 − ℎ ∗ 𝑖 𝑖 =1ℎ ∗ (𝑘 ∗ 𝑌 −𝑀𝑆𝑃 ) - Độ dốc đường LM
Đường LM có độ dốc dương phản ánh mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất và thu nhập.
Độ dốc đường LM phụ thuộc vào hệ số nhạy cảm của cầu tiền theo lãi suất(h) và và hệ số
nhạy cảm của cầu tiền theo thu nhập(k)
Độ dốc của đường LM trong 1 số trường hợp đặc biệt
- Sự di chuyển và dịch chuyển đường LM
Khi sản lượng không đổi, lượng cung tiền thay đổi sẽ làm thay đổi lãi suất cân bằng, do đó làm dịch chuyển đường LM.
Khi cung tiền tăng sẽ làm lãi suất giảm xuống ở mọi mức sản lượng khi đó đường LM dịch
chuyển xuống dưới.
Nếu cung tiền(MS) trong nền kinh tế thay đổi 1 lượng là ∆MS thì đường LM dịch chuyển 1
đoạn bằng sự thay đổi của lãi suất ∆𝑖̅ =∆𝑀𝑆 ℎ
Hình 4.9.b.LM thẳng đứng khi cầu tiền khơng phụ thuộc lãi suất
i
Lượng tiền
Hình 4.9.c. Cầu tiền hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất MD i Y i Lượng tiền i Y LM MD0 LM Y0 MD i0
Hình 4.9.a. Cầu tiền khơng phụ thuộc vào lãi suất
Hình 4.9.d.LM nằm ngang khi cầu tiền hoàn toàn phụ thuộc vào lãi suất
c. Sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa – dịch vụ
Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng bên trong nếu lãi suất và thu nhập được duy trì ở mức mà tại đó cả thị trường tiền tệ và hàng hóa đều cân bằng.
Lãi suất và thu nhập cân bằng thỏa mãn đồng thời cả 2 phương trình IS: AD=Y
LM: MDr=MSr
Trên hình 4.11, điểm E là điểm cân bằng bên trong nên kinh tế, tại đó thị trường tiền tệ và hàng hóa đều cân bằng.
Điểm A chỉ đạt trạng thái cân bằng ở thị trường hàng hóa, điểm B chỉ đạt trạng thái cân bằng ở thị trường tiền tệ.