CHƯƠNG 4 : TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
4.4. Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và phối hợp 2 chính sách
4.4.1. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa tác động làm dịch chuyển đường tổng cầu, khi đó sẽ làm dịch chuyển IS. Hình 4.11. Cân bằng bên trong nền kinh tế
i Y 0 IS i0 i1 LM Y1 Y0 A E i2 B i Lượng tiền MS i Y M0 Y0 Hình 4.10. Sự dịch chuyển đường LM MD MS1 i1 i0 E1 E0 E0 E1 i1 i0 M1 LM1 LM
Ban đầu nền kinh tế cân bằng tài E0(Y0; i0). Nếu Chính phủ tăng chi tiêu cho 1 cơng trình cơng
cộng. Khi đó, mức cung tiền khơng đổi, đường LM cố định nhưng đường IS dịch chuyển thành IS1, nền kinh tế cân bằng tại E1(Y1;i1).
Như vậy, chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cả thu nhập và lãi suất tăng, ngược lại chính
sách tài khóa thắt chặt sẽ làm cả thu nhập và lãi suất đều giảm.
4.4.2. Chính sách tiền tệ
Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E0(Y0; i0). Khi ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tiền
tệ mở rộng bằng cách tăng cung tiền, khi đó đường LM0 dịch chuyển thành LM1. Nền kinh tế cân bằng tài E1 với mức thu nhập tăng từ Y0 thành Y1 và lãi suất giảm từ i0 về i1.
Như vậy, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm thu nhập tăng và lãi suất giảm, ngược lại chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm thu nhập giảm và lãi suất tăng.
4.4.3. Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ
Tùy theo tình trạng nền kinh tế mà phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệsao cho đạt được mục tiêu ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên và giá cả ổn định.
a. Nếu nền kinh tế hoạt động ở dưới mức sản lượng tiềm năng do tổng cẩu quá thấp thì áp
dụng cả chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộng. Kết quả làm sản lượng tăng mạnh do
đường cả IS và LM đều tăng, cịn lãi suất có thể tăng, giảm hoặc khơng đổi.
Hình 4.13. Tác động của chính sách tiền tệ i Y 0 IS0 i0 i1 Y1 Y0 E1 LM1 LM0 E0 Hình 4.12. Tác động của chính sách tài khóa i Y 0 IS0 i0 i1 Y1 Y0 E1 IS1 LM0 E0
b. Khi nền kinh tế đang lạm phát cao do tổng cầu quá cao thì áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm mạnh tổng cầu.
c. Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng tương đối ổn định ở mức sản lượng tiềm năng. Để
tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần khuyến khích đầu tư tư nhân mà khơng
gây lạm phát cao thì Chính phủ nên áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng kết hợp với chính sách tài khóa thắt chặt sao cho tổng cầu không đổi, chỉ thay đổi thành phần của tổng cầu: đầu tư tư nhân tăng cịn chi tiêu Chính phủ giảm. Kết quả là sản lượng vẫn ở mức sản lượng tiềm năng nhưng lãi
suất giảm. Chính điều này sẽ khuyến khích đầu tư tăng và khả năng sản xuất được mở rộng.
Như vây, sử dụng mơ hình IS – LM giúp chúng ta phân tích tồn diện tác động của chính sách
tài khóa và tiền tệđến sản lượng và lãi suất cân bằng của nền kinh tế.
4.5. Tự học
Tìm hiểu vai trị của Ngân hàng Trung ương Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát bằng cách kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế, các công cụ mà ngân hàng quốc gia sử dụng.
So với cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngân hàng Trung ương có sự khác biệt gì trong việc kiểm soát tiền tệ quốc gia? Và kiểm sốt nền kinh tế thơng qua chính sách tiền tệ?
Hình 4.15. Phối hợp CSTK thắt chặt và CSTT mở rộng nhằm tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng i Y 0 IS0 i0 i1 YP E1 LM1 LM0 E0 IS1 YP Hình 4.14. Phối hợp CSTK mở rộng và CSTT mở rộng khi nền kinh tế hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng
i Y 0 IS0 i0 i1 Y1 Y0 E1 LM1 LM0 E0 IS1 i Y 0 IS0 i0 i1 Y1 Y0 E1 LM1 LM0 E0 IS1 i Y 0 IS0 i0 i1 Y1 Y0 E1 LM1 LM0 E0 IS1
Câu hỏi ôn tập
1. Tiền là gì? Chức năng và phân loại tiền?
2. Ngân hàng trung gian là gì? Trình bày quá trình tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại?
3. Trình bày vai trị của ngân hàng trung ương? 4. Cung tiền danh nghĩa và cung tiền thực tế là gì? 5. Cầu tiền và các nhân tố ảnh hưởng?
6. Thị trường tiền tệ và cân bằng trên thị trường tiền tệ?
7. Khái niệm, cách xây dựng, độ dốc của đường IS và LM? Cân bằng bên trong của nền kinh tế?
8. Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và phối hợp hai chính sách?
Bài tập
Bài 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Một người chuyển 100 triệu từ tiền gửi khơng kì hạn sang kì hạn ngắn sẽ làm khối lượng tiền M1 giảm và M2 tăng.
2. Tiền cơ sở được xác định bằng tiền mặt lưu hành cộng với tiền gửi ngân hàng.
3. Nếu một quốc gia mà ngân hàng ln ở trong tình trạng thường xun khơng đáp ứng được tiền mặt thì số nhân tiền tiền tệ sẽ tăng (với giả định các yếu tố khác không đổi).
4. Khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu và giảm lãi suất chiết khấu thì cung tiền tăng (với
giả định các yếu tố khác không đổi).
5. Khối lượng tiền M1 bao gồm tiền gửi khơng kì hạn, tiền gửi có thể viết séc và tiền gửi có kì hạn ngắn.
6. Nếu tối nay bạn đi ngủ với 500.000 đồng trong ví. Bạn tin tưởng rằng có thể tiêu số tiền này vào ngày mai và nhận được khối lượng hàng hóa như hơm nay. Điều này chứng tỏ là tiền có chức năng là phương tiện trao đổi.
7. Trong nền kinh tế, nếu các ngân hàng luôn dự trữ 100% lượng tiền gửi thì mức cung tiền khơng bịảnh hưởng bởi số nhân tiền tệ.
8. Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng trái phiếu và tỷ lệ dự trữ thực tế tại các ngân
hàng là 10% thì lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng tối đa là 100 tỷ đồng.
9. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng thì số nhân tiền tệ tăng và cung tiền tăng (với giả định các yếu tố
khác không đổi).
10.Nếu các ngân hàng quyết định tăng khoản dự trữ dơi ra thì các khoản cho vay và cung tiền sẽ giảm (với giả định các yếu tố khác không đổi).
11.Cầu tiền tăng sẽ làm đường LM dịch chuyển sang trái.
12.Cung tiền giảm sẽ làm đường LM dịch chuyển sang trái, khi đó lãi suất và thu nhập cân
bằng sẽ giảm.
13.Trong mô hình IS – LM, để gia tăng thu nhập thì cần kết hợp tăng chi tiêu Chính phủ và
Ngân hàng trung ương mua trái phiếu Chính phủ.
14.Trong mơ hình IS – LM, với số nhân chi tiêu là 2, nếu Chính phủ tăng chi tiêu thêm 500 thì thu nhập sẽ tăng thêm 250.
15.Trong mơ hình IS – LM, chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm thu nhập cân bằng và lãi suất giảm.
Bài 2: Một nền kinh tế có 2.000 tờ 500.000 đồng. Xác định mức cung tiền trong các trường hợp
sau:
1. Người dân giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt.
2. Người dân giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi khơng kì hạn và tất cả ngân hàng có tỷ lệ dự
trữ là 100%.
3. Người dân giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi khơng kì hạn và tất cả ngân hàng có tỷ lệ dự
4. Người dân giữ tiền mặt và tiền gửi bằng nhau và tất cả ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 100%.
5. Người dân giữ tiền mặt và tiền gửi bằng nhau, ngân hàng có tỷ lệ dự trữ 0% (giả sử khơng
có rị rỉ tiền mặt)
6. Người dân giữ tiền mặt và tiền gửi bằng nhau, ngân hàng có tỷ lệ dự trữ 10%.
7. Tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi bằng 3/7 và ngân hàng không dự trữ.
Bài 3: Dựa vào mơ hình IS – LM, phân tích tác động của các chính sách sau tới thu nhập, lãi suất
cân bằng.
1. Chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa dịch vụ. 2. Chính phủ tăng thuế.
3. Ngân hàng trung ương tăng mức cung tiền.
Bài 4: Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau:
MD=k*Y-h*i với Y=1.000; k=4 và h=100 MSr=MSn/P với MSn=6.000 và P=2
1. Xác định mức lãi suất cân bằng?
2. Vẽ đồ thị biểu diễn cân bằng thị trường tiền tệ?
3. Nếu thu nhập tăng thêm 1.000 thì lãi suất cân bằng thay đổi ra sao? Minh họa trên đồ thị?
Bài 5: Cho bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại( đơn vị: tỷ $)
Tài sản có Tài sản nợ
Dự trữ: 100 Tiền gửi: 600 Trái phiếu: 500
Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 1/3 và ra=rb. 1. Xác định mm; H và MS.
2. Giả sử ngân hàng trung ương mua 500 tỷ trái phiếu của ngân hàng thương mại và ngân hàng
thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dơi ra. Tình các chỉ tiêu H, MS, lượng tiền mặt
ngoài ngân hàng, lượng tiền gửi, dự trữ tại ngân hàng và tổng số tiền cho vay của hệ thống ngân hàng.
3. Giả sử có ơng A đến gửi ngân hàng 50 tỷ vào tài khoản có thể viết séc.
a. Trước khi ngân hàng có bất kì giao dịch nào thì mức cung tiền trong nền kinh tế thay đổi ra sao? Ngân hàng có dự trữdư thừa là bao nhiêu?
b. Bây giờ ngân hàng tiến hành giao dịch của mình là cho vay tồn bộ số tiền dự trữ dư thừa. Xác định lượng dự trữ, tổng số tiền cho vay và tổng lượng tiền gửi của ngân hàng.
Bài 6: Cho các thông tin sau về 1 nền kinh tế: C=300+0,8YD; T=0,2Y; I=100-10i; G=400;
NX=200-0,14Y; H=200; s=0,2; ra=0,1; P=1; MDr=0,5Y-10i. 1. Xác định số nhân tiền tệ và hàm cung tiền thực tế
2. Xác định phương trình đường IS, LM và mức lãi suất, thu nhập cân bằng
3. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 thì mức lãi suất và thu nhập cân bằng thay đổi ra sao? 4. Giả sử Chính phủtăng lượng tiền cơ sở thêm 50 thì mức lãi suất và thu nhập cân bằng thay
đổi ra sao?
5. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 và đồng thời tăng lượng tiền cơ sở thêm 50 thì mức lãi suất và thu nhập cân bằng thay đổi ra sao?
Bài 7: Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Một người chuyển 10 triệu từ tiền gửi kì hạn ngắn sang tiền gửi khơng kì hạn có thể viết séc làm cho:
a. M0 ; M1 tăng nhưng M2 giảm b. M1 tăng nhưng M2 giảm
d. M1 không đổi nhưng M2 giảm
2. Ngân hàng trung ương có thể kiểm sốt mức cung tiền bằng cách:
a. Quy định mức lãi suất ở các ngân hàng thương mại
b. Quy định tỷ lệ dự trữ thực tế tại các ngân hàng thương mại
c. Thực hiện nghiệp vụ thịtrường mở
d. a, b và c đúng
3. Cho các nhận định sau:
(1) Nếu tất cả ngân hàng thương mại không cho vay được số tiền huy động
được thì số nhân tiền tệ bằng 1.
(2) Nếu tất cả các ngân hàng thương mại có dự trữ bằng 0 thì số nhân tiền tệ bằng 1.
(3) Nếu tất cả các ngân hàng thương mại khơng có dự trữ dư thừa và người dân giữ tiền mặt bằng tiền gửi thì số nhân tiền tệ bằng 2.
(4) Nếu tất cả các ngân hàng thương mai có dự trữ dự thừa là 2% so với dự trữ bắt buộc là 8% và người dân không giữ tiền mặt thì số nhân tiền tệ bằng 10 Số nhận định đúng trong các nhận định trên
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
4. Giải pháp nào làm tăng cung tiền nhiều nhất
a. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu kho bạc nhà nước
b. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu kho bạc nhà nước và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
c. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu kho bạc nhà nước và tăng lãi suất chiết khấu
d. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu kho bạc nhà nước và giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc
5. Hoạt động thị trường mở:
a. Là hoạt động của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay tiền b. Là hoạt động mua bán trái phiếu kho bạc nhà nước
c. Là hoạt động của ngân hàng trung ương kiểm soát mức cung tiền bằng quy định tỷ lệ
dự trữ bắt buộc
d. Là hoạt động của ngân hàng trung ương kiểm soát mức cung tiền liên quan đến việc mua bán trái phiếu công ty
6. Nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền nhưng vẫn muốn duy trì tổng cầu ở mức cũ thì
phải kết hợp việc: a. Giảm thuế b. Tăng thuế
c. Tăng chi tiêu
d. Giảm thuế và tăng chi tiêu
7. Tập hợp các điểm nằm trên đường IS thỏa mãn: a. Thị trường hàng hóa cân bằng
b. Thị trường trái phiếu cân bằng c. Thịtrường tiền tệ cân bằng d. Thị trường tài chính cân bằng
8. Nếu ngân hàng trung ương mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm cung tiền...và đường
LM dịch chuyển sang...Trong dấu ... lần lượt là: a. Giảm; Phải
b. Giảm; Trái c. Tăng; Phải
d. Tăng; Trái
9. Trong mơ hình IS – LM, nếu Chính phủ muốn giảm lãi suất nhưng sản lượng cân bằng khơng đổi thì cần phối hợp chính sách:
a. CP tăng chi tiêu và ngân hàng trung ương mua trái phiếu CP
b. CP tăng chi tiêu và ngân hàng trung ương bán trái phiếu CP
c. CP giảm chi tiêu và ngân hàng trung ương mua trái phiếu CP d. CP tăng chi tiêu và ngân hàng trung ương bán trái phiếu CP
10.Yếu tố nào không làm dịch chuyển đường IS: a. Chi tiêu tựđịnh
b. Lãi suất c. Đầu tư