VIẾT MỘT BÀI BÁO NHƯ THẾ NÀO? Hơn 30 năm trước, GS Hoàng Tụy đã

Một phần của tài liệu GS Hoàng Tụy (TTTH) (Trang 32 - 33)

Hơn 30 năm trước, GS. Hồng Tụy đã có một buổi nói chuyện với Chi đồn

thanh niên Viện Tốn học về chủ đề “Viết một bài báo như thế nào?”. Tôi nhớ được một số ý như sau:

- Viết là viết cho người đọc. Vì thế, phải ln ln nghĩ đến người đọc.

- Đừng nghĩ rằng người đọc hiểu được tất cả những suy nghĩ của mình.

- Khi đặt bút viết một câu, hãy tự hỏi: Liệu người đọc có hiểu nội dung câu này đúng như mình mong muốn hay khơng?

- Đừng viết nhanh q. Để viết câu tiếp theo, hãy đọc lại câu đã viết.

- Viết xong mỗi đoạn, hãy dừng lại để đọc lại đoạn đó, sửa chữa nó cẩn thận, rồi hãy viết tiếp.

- Hãy tự hỏi: Mình định nói gì với người đọc trong bài báo này?

- Hãy viết cho dễ hiểu. Hãy trân trọng người đọc. Hãy nghĩ rằng: Người đọc theo mình được đến đoạn này là q hóa q rồi, mình cần viết tốt để xứng đáng với sự quan tâm của người đọc.

- Cần có một dàn bài tổng thể trước khi viết bài báo.

- Nhiều khi người ta chỉ đọc cái tóm tắt, hoặc một phần mục nhập đề của bài báo, rồi quyết định có đọc bài báo hay khơng. Vì thế, hãy đầu tư để viết phần tóm tắt và mục nhập đề cho thật sáng sủa, rõ ràng.

- Khi viết xong một bài báo, để yên không động đến bản thảo trong khoảng một tuần. Sau một tuần mới đọc lại toàn bộ bài báo, ta sẽ dễ phát hiện lỗi sai trong chứng minh, trong logic trình bày, và trong cách viết hơn.

Những lời căn dặn nói trên của GS. Hồng Tụy đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi viết những bài báo và sách chuyên khảo.

Một phần của tài liệu GS Hoàng Tụy (TTTH) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)