Qua việc nghiên cứu các khảo sát, tìm hiểu về các chiến lược của Heineken, đề tài đã mang đến được phần nào diện mạo Heineken Việt Nam, thấy được sự thành công trong những chiến lược ấy. Việc giải quyết hiệu quả 4P đã giúp
Heineken tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Trên cơ sở nghiên cứu chiến lược marketing cơ bản của Heineken có thể thấy chiến lược sản phẩm và chiến lược giá có tính ổn định và nhất qn ngay từ ban đầu. Nhưng về chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến vẫn còn một vài điểm cần chú ý.
Về phân phối cần tích cực thiết lập thêm các kênh phân phối, đẩy mạnh phát triển thị trường các tỉnh. Vì bia Heineken là bia cao cấp nên Heineken khá phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, … nhưng chưa thật sự tạo được chỗ đứng ở thị trường các tỉnh khác. Lý do chủ yếu là thu nhập bình quân của người dân ở các khu vực này còn chưa cao và họ vốn quen thuộc với các loại bia Việt Nam, các nhãn hiệu bia địa phương. Nhưng với các chỉ số kinh tế ngày càng tăng, thu nhập tăng và bộ phận công chức, doanh nhân ở các tỉnh cũng tăng lên đáng kể, đây là thị trường tiềm năng. Việc sử dụng hiệu quả các kênh phân phối sẵn có và mở rộng thêm các đại lý phân phối sẽ giúp Heineken tăng thị phần, cũng như tạo được chỗ dựa trong xu thế sẽ có thêm nhiều hãng bia nước ngoài khác gia nhập thị trường Việt Nam. Việc tiếp cận các kênh phân phối địa phương và thay đổi thói quen uống bia của người dân hồn tồn khơng đơn giản. Đối với các đại lý, bước đầu có thể đề nghị mức hoa hồng, chiết khấu hay chính sách thưởng hấp dẫn. Bên cạnh đó thì phải kết hợp với chiến lược xúc tiến để kích thích nhu cầu Heineken của thị trường.
Heineken đã rất thành công với các hoạt động quảng cáo, PR thông qua những quảng cáo hay, thu hút người tiêu dùng, các hoạt động tài trợ cho các giải quần vợt, thể thao, âm nhạc. Vì vậy cần phát huy những thành cơng đó. Nhưng có một hạn chế trong hoạt động quảng bá của Heineken chính là tính tồn cầu của nó. Vì muốn đem đến cho khách hàng cảm nhận về sự khác biệt, đẳng cấp, sang trọng nên các quảng cáo của Heineken là quảng cáo chuẩn hóa khơng có sự khác biệt cho
thị trường Việt Nam. Nhưng với một sản phẩm như đồ uống việc tạo được cho khách hàng cảm giác tin tưởng và thân thuộc là rất cần thiết. Đặc biệt là khi muốn mở rộng thị trường các tỉnh trên cả nước, nơi mà thói quen tiêu dùng cịn khó thay đổi hơn ở các thành phố lớn. Các quảng cáo Heineken là chung cho các thị trường, khơng có những quảng cáo dành riêng cho thị trường Việt Nam, ngay cả cho những dịp lễ lớn như Tết Ngun Đán. Vì vậy quảng cáo có thể được đánh giá là hay nhưng hình ảnh sản phẩm vẫn có một khoảng cách nhất định với người tiêu dùng. Heineken cần đến một hình ảnh thương hiệu gần gũi hơn. Nhiều công ty lớn như Coca Cola, Pepsi .… khi vào thị trường Việt Nam đều đã thực hiện những quảng cáo riêng, gần gũi với văn hóa và phong cách Việt Nam vì vậy nó dễ dàng được chấp nhận rộng rãi. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ thể thao cần được đẩy mạnh và thiết thực hơn nữa. Heineken là loại bia cao cấp, nó phải gắn với mơn thể thao “cao cấp” đó là quần vợt nhưng khơng thể chỉ giới hạn ở đó. Ở Việt Nam quần vợt thực sự vẫn là một mơn thể thao mới mẻ và chưa có được sự quan tâm nhiều. Việc Heineken tài trợ cho giải quần vợt Heineken Challenger giúp nâng cao hình ảnh Heineken nhưng Heineken cũng có thể mở rộng hơn các hoạt động tài trợ thể thao của mình, như xem xét đến tài trợ bóng đá, thậm chí quan tâm hơn nữa đến các hoạt động thể thao mang tính chất cộng đồng.
Với chiến lược phát triển lâu dài và linh hoạt, có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp hơn nữa, chắc chắn Heineken sẽ ngày càng khẳng định được bản lĩnh của một thương hiệu đẳng cấp quốc tế, dẫn dắt thị trường bia Việt Nam.
Tóm lại, cơng cụ Marketing-Mix (4Ps) của Heineken đã và đang áp dụng tại Việt Nam đã đáp ứng một cách khá hiệu quả nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm và giá cả hợp lý, tạo tiện lợi cho khách hàng và có cách thơng đạt khách hàng thích hợp.
3.5.1. Ưu điểm
✔ Có sự định vị rõ ràng cho từng nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng chương trình quảng cáo, quảng bá thương hiệu theo mùa, dịp, lễ hội.
✔ Kiểm soát và đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng tiêu thụ vào các thời điểm sản lượng tiêu thụ tăng cao.
✔ Có sự đa dạng hóa phương thức vận tải hàng hóa.
✔ Ln đảm bảo được chất lượng sản phẩm đồng đều trong toàn hệ thống và đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay khách hàng.
✔ Đáp ứng được những mong muốn khác nhau của khách hàng.