II. Chuẩn bị của GV và HS:
2 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
Trưng bùng nổ.
Nguyên nhân:
- Sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
( ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ )
- GV chỉ bản đồ, giảng theo SGK.
? Kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
- GV. Dưới ách thống trị Hán, nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, điển hình là cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý trí bất khuất của DT thời kỳ đầu công nguyên.
- Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu.
* Kết quả:
- Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi.
Hoạt động 5
- Kiểm tra HĐNT :
GV treo bản đồ, yêu cầu HS điền kí hiệu thích hợp để thể hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- GV đọc câu nói của Lê Văn Hưu. ? Em có nhận xét gì về câu nói đó.
( Dưới ách thống trị của nhà Hán nhân dân ta sẵn sàng nổi dậy….cuộc khởi nghĩa này cảnh báo thế lực PK phương Bắc không thể cai trị nước ta vĩnh viễn được.)
- Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:
- Học thuộc bài. Đọc trước bài 18. Vẽ lược đồ H 44. ? Sau khi giành độc lập hai bà Trưng đã làm gì.
Ngày 15/ 01/2011 Ngày 18/ 01/2011 Tuần 22. Tiết 20
Bài 18
TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- Sau khi thắng lợi hai bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là những việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) nêu bật ý chí bất khuất của nhân dân ta.
2. Kỹ năng:
-Đọc bản đồ lịch sử, bước đầu làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử. 3. Thái độ:
-Giáo dục cho HS tinh thần bất khuất của dân tộc, mãi mãi ghi nhớ công lao của cácanh hùng DT thời hai bà Trưng.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
GV - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- Bản đồ cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng và kháng chiến chống Hán (42- 43). - Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
HS - Đọc trước bài 18, vẽ lược đồ H 44
III. Phương pháp
-Nêu vấn đề, gợi mở, so sánh, phân tích. -Thuyết trình, thảo luận, trực quan.
IV. Tiến trình dạy học :
Hoạt động 1:
? Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng đã diễn ra như thế nào?
Hoạt động 2:
Ở bài trước các em đã tìm hiểu ng/nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng, ngay sau cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng ND đã tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện vừa mới giàng được độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn, cuộc kháng chiến diễn ra ntn? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 3:
- GV giảng theo SGK “ sau khi…..bãi bỏ”. Và giải thích.
? Trưng Trắc được suy tôn làm vua, việc đó có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?
( Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược).
- GV giảng theo SGK “ Được tin….nghĩa quân”.
? Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh cho các quận miền nam TQ khẩn trương chuẩn bị quân, xe, thuyền…đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không tiến hành đàn áp ngay?
( Lúc này ở TQ nhà Hán còn phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta và thực hiện bành chướng lãnh thổ về phía Tây Bắc.)
- GVKL: Sau khi giành thắng lợi Hai Bà Trưng đã bắt tay vào xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Hán. Những việc làm tuy ngắn(2 năm)
Nhưng đã góp phần nâng cao ý trí đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân.
Hoạt động4:
- GV giảng theo SGK.
? Em có nhận xét gì về lực lượng và đường tiến quân của nhà Hán khi sang xâm lược nước ta?
( Lực lượng đông mạnh, có đầy đủ vũ khí, lương thực, chọn Mã Viện chỉ huy.)
? Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược này?
( Mã Viện là tên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam..)