III. Phương pháp
3. Đời sống tinh thần cư dân Văn Lang có gì mới?
Lang có gì mới?
- Chia thành nhiều tầng lớp xã hội khác nhau: quyền quý, dân tự do, nô tì…
- Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc.
- Tổ chức lễ hội, vui chơi:
+ Trai gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, ca hát trong tiếng trống, khèn, tiếng chiêng…
+ Đua thuyền, giã gạo… - Về tín ngưỡng:
+ Người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng như núi , sông, mặt trăng, mặt trời, đất , nước…
+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền có kèm theo các công cụ và đồ trang sức quý.
IV. Củng cố
Kiểm tra HĐNT – Bài tập: - Kiểm tra HĐNT:
?Trình bày những chuyển biến mới trong đời sống của người Văn Lang?
- Bài tập:
?:Tìm hiểu về sự ra đời của nước Âu Lạc?
……….Ngày soạn:25/11/2010 Ngày soạn:25/11/2010 Ngày dạy30/11/2010 Tuần 15. Tiết 15 : Bài 14 NƯỚC ÂU LẠC
I.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước, hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An
Dương Vương.
2. Tư tưởng:
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác với kẻ thù
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
-GV: Bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc; lược đồ các cuộc kháng chiến. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
-HS: sgk, chuẩn bị bài
III. Phương pháp
- Nêu vấn đề, gợi mở, so sánh, phân tích. - Thuyết trình, thảo luận, trực quan.
IV. Tiến trình dạy-học :
Hoạt động 1:
? Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang như thế nào
Hoạt động 2:
Theo sử cũ, vào cuoisthế kỉ III TCN đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước nữa vì “ vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn”. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và người Âu Việt đang sinh sống. Cuộc kháng chiến của người Lạc Việt và Âu Việt đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học.
Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 3:
Trước hết, GV phân tich tình hình nước Văn Lang đời vua Hùng thứ 18.
GV cho HS đọc SGK.
GV sử dụng bản đồ Văn Lang và Âu Lạc:
?: Vùng Bắc Văn Lang là nơi sinh sống của tộc người nào?
?: Họ đánh giặc như thế nào?
GV dùng lược đồ:
?: Người chỉ huy cuộc kháng chiến là ai?
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. GV miêu tả cuộc kháng chiến của người Tây Âu và Lạc Việt.
?: Quân Tần gặp khó khăn như thế nào? ?: Kết quả cuộc kháng chiến ra sao?
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
?: Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
- Hoàn cảnh:
+ Vua không lo sửa sang võ bị. + Ham ăn chơi; không chú ý đến đê điều.
+ Nguy cơ xâm chiếm của nhà Tần. - Diễn biến:
+ Năm 218 TCN quân Tần sang xâm lược.
+ Nhân dân đã không chịu đầu hàng, mà đoàn kết lo tổ chức đánh quân Tần xâm lược dưới sự chỉ huy của Thục Phán.
- Kết quả:
+ Người Việt đã đại phá quân Tần, giết được hiệu úy Đồ Thư.
người Tây Âu-Lạc Việt?
Hoạt động 4:
GV dùng lược đồ cho HS quan sát hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt.
?: Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần, ai là người có công lớn?
HS trao đổi và trả lời.
?: Sau khi chiến thắng Thục Phán đã làm gì để ổn định đất nước?
SH đọc SGK và trả lời câu hỏi.
?: Thục Phán cho đóng đô ở đâu?
HS đọc SGK và trả lời. GV nhận xét, bổ sung và KL:
GV dùng bản đồ mô tả nơi đóng đô của An Dương Vương; Phong Khê là nơi đất rộng, đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng vừa có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng lại là đường nối với sông Hồng ở mạn nam và nối với sông Cầu ở mạn bác., rất thuận lợi cho việc đi lại.
GV cho HS đọc SGK.
?: Em hãy cho biết bộ máy nhà nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào?
?: Theo em quyền lực của nhà vua lúc này so với trước ra sao?
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét. GV tóm tắt và KL:
Hoạt động 5:
?: Từ khi nước Văn Lang thành lập đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỉ?
HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
?: Theo em nước Âu Lạc có những thay đổi gì về nông nghiệp?
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Nguyên nhân: Họ đã đoàn kết, dũng cảm, có tướng tài giỏi.