3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
1.2. Lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh
1.2.3. Vai trò điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh
Yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý, cam kết cho phép luật sư nước ngoài cũng như tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đã xuất hiện ngay từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới, thu hút nhà đầu tư nước ngồi. Các nhà đầu tư nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam, ln có nhu cầu về sử dụng dịch vụ pháp lý để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, số lượng chuyên gia, tổ chức luật sư Việt Nam có thể đáp ứng được trình độ chun mơn, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, tập quán thương mại quốc tế lại hạn chế. Thêm vào đó, dịch vụ pháp lý cũng là một lĩnh vực mà các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài muốn được đầu tư, gia nhập thị trường, hành nghề tại Việt Nam, đặc biệt là khi sức cạnh tranh từ các luật sư của Việt Nam cịn yếu, chưa có tổ chức luật sư nào thực sự chiếm lĩnh và làm chủ thị trường. Chế định pháp luật này chính là việc nội luật hóa các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới loại hình cơng ty luật hợp danh. Các quy định cụ thể về hình thức hành nghề, phạm vi hành nghề đã tương thích, phù hợp hay chưa trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam hiện nay.
1.2.3. Vai trị điều chỉnh của pháp luật về cơng ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế bối cảnh hội nhập quốc tế
Pháp luật về công ty luật hợp danh là một bộ phận của pháp luật luật sư. Vì vậy, vai trị điều chỉnh của pháp luật đối với cơng ty luật hợp danh cũng chính là vai trị pháp luật đối với hoạt động hành nghề luật sư và ngoài ra là đối với hoạt động kinh doanh, thương mại. Cụ thể:
Thứ nhất, sự điều chỉnh của pháp luật đối với công ty luật hợp danh không
chỉ đáp ứng vai trò của hoạt động kinh doanh như lợi nhuận, hiệu quả kinh tế, cạnh tranh trong kinh doanh… mà còn phải đáp ứng vai trò điều chỉnh về đạo đức hành nghề với những đặc thù như: công bằng xã hội, bảo vệ cơng lý, tơn trọng văn hóa, lịch sử truyền thống, phong tục, tập quán…
Thứ hai, sự điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hợp danh vừa đảm
bảo vai trò của quyền tự do kinh doanh vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội trong lĩnh vực pháp lý. Quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của con người, quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề
mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Để thực thi quyền này của cơng dân, Nhà
nước có các giải pháp pháp lý đảm bảo như thể chế hóa quyền tự do kinh doanh trong từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh thông qua các quy định về điều kiện kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh… Theo đó, sự điều chỉnh của pháp luật không được gây trở ngại, can thiệp không cần thiết vào hoạt động của công ty luật hợp danh, đặc biệt là những hãng luật hợp danh nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Các quy định của pháp luật ghi nhận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư hành nghề; tạo quyền chủ động, linh hoạt cho các cơng ty luật hợp danh trong q trình kinh doanh, từng bước hạn chế sự can thiệp bởi các công cụ hành chính ngặt nghèo, là rào cản lớn đối với công ty luật hợp danh.
Thứ ba, vai trị của pháp luật về cơng ty luật hợp danh nhằm đảm bảo tôn
trọng và phù hợp các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý diễn ra sơi động, có tác động tới khơng chỉ lợi nhuận mà cịn là số phận con người. Hoạt động này không chỉ chịu sự điều chỉnh của chính sách, pháp luật mà còn bị tác động bởi các quy luật khách quan của kinh tế thị trường và các yếu tố khác. Các quy luật khách quan của kinh tế thị trường hoàn toàn nằm ngồi ý muốn chủ quan của con người nói chung và của nhà làm luật nói riêng. Muốn hoạt động của công ty luật hợp danh tôn trọng các yêu cầu trên thì pháp luật về lĩnh vực này phải đi vào cuộc
sống và phát huy hiệu quả tích cực trong điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức. Điều này chỉ có được khi sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, pháp luật về hoạt động của cơng ty luật hợp danh đóng vai trị
ngăn ngừa; phát hiện kịp thời những sai phạm và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý. Cung ứng dịch vụ pháp lý là hoạt động phức tạp, khó khăn và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở nước ta. Để điều chỉnh hoạt động của các công ty luật hợp danh theo đúng “quỹ đạo” quản lý của Nhà nước, đòi hỏi các nhà làm luật phải nhận diện, dự liệu các tình huống để ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật của các công ty luật hợp danh trong hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1. Công ty luật hợp danh là một tổ chức hành nghề luật sư đặc thù, địi hỏi có những nguyên tắc tổ chức, quản trị tốt, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, chịu nhiều sức ép về cạnh tranh trên thị trường dịch vụ pháp lý. Để có thể vận hành cơng ty luật hợp danh, khơng chỉ cần có hệ thống pháp luật phù hợp, mà cịn phải hài hòa với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập qn của mỗi quốc gia.
2.Pháp luật về công ty luật hợp danh là hệ thống các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa luật sư, công ty luật hợp danh với khách hàng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong q trình tổ chức và hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư thông qua công ty luật hợp danh.
Pháp luật về công ty luật hợp danh được quy định bởi cả hệ thống pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh.
3. Nội dung cơ bản của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế bao gồm: Quy định về thành lập công ty luật hợp danh; Quy định về thành viên công ty luật hợp danh; Quy định về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh; Quy định về dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng; Quản lý nhà nước đối với công ty luật hợp danh.
4. Việc xây dựng hệ thống lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh hiện nay tại chương 2 luận án.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY