Đính nút 1 Mô tả Ứng dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật may cơ bản (Trang 32 - 35)

6.1. Mơ tả - Ứng dụng

- Đính nút là hình thức dùng kim và chỉ đính chắc nút vào vải.

- Đính nút tại các vị trí tương ứng có thùa khuy trên áo hoặc tuỳ theo kiểu mẫu và thị hiếu người mặc.

6.2. Phương pháp thực hiện

Bước 1: Xác định vị trí đính nút. Vị trí đính nút tương ứng với hàng khuy đã thùa (nếu có).

Bước 2: Xỏ chỉ. Xỏ chỉ cọc đôi vào kim, tạo mối gút ở cuối đoạn chỉ. Bước 3: Đính nút

- Tay phải cầm kim, tay trái giữ nút tại vị trí cần đính.

- Đâm kim từ mặt trái vải lên mặt phải vải, kim đi xuyên qua lỗ nút, rút kim lên rồi tiếp tục cho kim đi qua lỗ tiếp theo, tiếp tục làm 3 đến 4 lần, sau đó cho kim xuống mặt trái vải và lại mối chỉ. quấn chân nút tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm.

* Yêu cầu kỹ thuật:

- Nút được đính chắc vào sản phẩm, sản phẩm phải êm.

6.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừaTT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục,

ngăn ngừa 1 Nút không bám chắc vào sản phẩm. - Số lần chỉ xuyên qua lỗ nút quá ít. - Số lần chỉ xuyên qua lỗ nút từ 3 đến 4 lần để đảm bảo độ bền chắc. 6.4. Bài tập thực hành

Xác định vị trí và đính 5 nút tương ứng với 5 khuy đã thùa ở bài thực hành trước, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

6.5. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá Điểm đạt được Bước 1: Xác định vị trí đính nút. - Xác định chính xác vị trí nút. 2 điểm Bước 2: Xỏ chỉ. - Chỉ được sử dụng đúng với yêu cầu.

- Chỉ sau khi xỏ xong không bị rối, không bị gút.

2 điểm

Bước 3: Đính nút - Chân nút phải gọn, không dúm. - Nút được đính chắc vào sản phẩm, sản phẩm phải êm. 6 điểm 6.6. Ghi nhớ Ứng dụng và phương pháp thực hiện đính nút.

Câu hỏi bài 2

1. Phân biệt mũi may tới và mũi may lược? Trình bày phương pháp thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của mũi may tới và mũi may lược?

2. Phân biệt mũi vắt và mũi vắt hàng rào? Trình bày phương pháp thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của mũi vắt và mũi vắt hàng rào?

3. Phân biệt thùa khuy và đính nút? Trình bày phương pháp thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của thùa khuy và đính nút?

TĨM TẮT BÀI HỌC

Như đã nói ở phần giới thiệu, may tay vẫn rất cần thiết đối với người đã thành thạo trong may vá và nhất là người mới bắt đầu học may. Đường may tay vẫn rất cần thiết trong một số công đoạn gia công các sản phẩm phức tạp như áo dài, măng tơ, com lê, ... giúp chúng ta có thể dễ dàng khắc phục những lỗi trên trang phục một cách dễ dàng nếu chúng ta có kiến thức về các đường may tay cơ bản.

Nội dung ở mỗi phần của bài học được thiết kế khoa học, hợp lý nhằm trang bị cho người học cả kiến thức và kỹ năng thực hiện các đường may tay cơ bản, cụ thể ở mỗi phần đều có các nội dụng chính như sau:

1. Phần kiến thức giúp người học từng bước nhận biết và phân biệt được các đường may tay cơ bản.

2. Trang bị cho người học kỹ năng về phương pháp thực hiện đối với các đường may tay cơ bản đảm bảo đúng kỹ thuật, đạt yêu cầu thẩm mỹ.

3. Phần hướng dẫn người học những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách phòng tránh/khắc phục khi thực hành các đường may tay cơ bản.

4. Bài tập thực hành được thiết kế phù hợp nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho người học.

5. Phần yêu cầu, đánh giá giúp người học xác định được mục tiêu rèn luyện kỹ năng.

6. Phần ghi nhớ giúp người học xác định được nội dung chính của bài học.

BÀI 3: CÁC ĐƯỜNG MAY MÁY CƠ BẢN (2)Mã bài: 5126400103 Mã bài: 5126400103

Vũ Diệp Thanh Thảo

GIỚI THIỆU

Đường may là tập hợp của các mũi chỉ trên mặt nguyên liệu.

Đường may cơ bản là đường may dùng để liên kết các chi tiết, các bộ phận đã được cắt rời bằng các đường thiết kế khác nhau phù hợp với cơ thể người mặc và hình dáng của trang phục. Đường may cơ bản được dùng để may viền trang trí trên các bộ phận của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ, thời gian và yêu cầu sử dụng của tất cả các loại trang phục.

MỤC TIÊU

- Nhận biết và phân biệt được các dạng đường may máy cơ bản. - May thành thạo các các dạng đường may máy cơ bản.

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác; tác phong, vệ sinh cơng nghiệp và có ý thức tiết kiệm ngun liệu.

- Đảm bảo định mức thời gian và an tồn trong q trình luyện tập.

NỘI DUNG

* Một số tiêu chuẩn kỹ thuật chung dùng trong may mặc:

- Không được dùng kim sứt mũi để may, tránh làm đứt sợi vải. Các mũi may phải đều, không bị lỏng chỉ, sùi chỉ, nhăn vải, bỏ mũi,...

- Các đường may bình thường có mật độ mũi chỉ trung bình là 4,5 đến 5 mũi trên 1 cm.

- Các đường may phải thẳng, đều, không bỏ mũi hay lỏng chỉ. Không được nối chỉ ở những đường chỉ nằm ở bề mặt sản phẩm. Chỉ được nối chỉ ở những đường may nằm bên trong mặt trái sản phẩm và hai đường chỉ phải trùng khít lên nhau 1,5 cm.

- Đầu và cuối đường may phải lại mũi chỉ trùng khít lên nhau dài 1 cm. - Đường chỉ sau khi may xong phải cắt sạch đầu chỉ và ủi phẳng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật may cơ bản (Trang 32 - 35)