2.1. Viền gấp mép
2.1.1. Mô tả - Ứng dụng
- Viền gấp mép là cách gấp mép sản phẩm trực tiếp 2 lần hoặc can nối thêm vải vào mép sản phẩm, sau đó gấp mép vải và may cố định mép gấp vào thân sản phẩm.
- Viền gấp mép thường được sử dụng may lai quần, lai áo, vòng cổ áo, vòng nách áo, …
2.1.2. Phương pháp thực hiện
Viền gấp mép khơng nối vải: (thực hiện ở những vị trí có dạng thẳng hoặc
hơi cong)
Bước 1: Gấp mép vải.
- Gấp mép vải sang bề trái vải. - Mép vải đã vắt sổ: gấp vải 1 lần.
- Mép vải chưa vắt sổ: gấp vải 2 lần, gấp vải lần thứ nhất nhỏ 0,5cm, lần thứ 2 tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm.
Bước 2: May nẹp. May cố định bằng may tay (mũi vắt, mũi luôn, mũi vắt hàng rào) hoặc bằng may máy một đường sát mép gấp.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Bề ngang khoảng viền đều nhau.
- Không nhăn vặn, khơng làm biến dạng sản phẩm.
Viền gấp mép có nối vải:
Bước 1: Cắt vải viền. Vẽ và cắt vải viền theo hình dạng của mép vải cần viền, bề rộng vải viền khoảng 3cm.
Bước 2: May vải viền vào vị trí cần viền. Đặt vải viền và chi tiết cần viền mặt phải úp mặt phải, 2 mép vải trùng nhau, may 1 đường cách mép vải 0,3 đến 0,5cm.
Bước 3: May hoàn thiện viền.
- Gọt, bấm, lộn vải viền vào trong, lược cho êm, phẳng. - Khâu vắt mũi chữ V ở mặt trong thâm sản phẩm. * Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường viền phải thẳng, không nhăn, không làm biến dạng sản phẩm. - Bề ngang đường viền đều nhau.
2.1.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa
1 Đường viền không thẳng.
- Đường may không cách đều mép vải.
- Lấy dấu đường may và may chính xác theo đường lấy dấu.
2.1.4. Bài tập thực hành
- Thực hiện viền gấp mép khơng nối vải trên miếng vải có kích thước 20 x 10 cm.
- Thực hiện viền gấp mép có nối vải đối với chi tiết có dạng đường cong.
2.1.5. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá
Điểm đạt được
* Viền gấp mép không nối vải
Bước 1: Gấp mép vải. - Gấp đúng yêu cầu bề rộng mép vải.
3 điểm
Bước 2: May nẹp. - Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn, bỏ mũi hoặc nối chỉ.
7 điểm
* Viền gấp mép có nối vải
Bước 1: Cắt vải viền. - Gấp đúng yêu cầu bề rộng mép vải.
2 điểm
Bước 2: May vải viền vào vị trí cần viền.
- Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn, bỏ mũi hoặc nối chỉ.
4 điểm
Bước 3: May hoàn thiện viền.
- Sản phẩm êm, phẳng, không nhăn, không bị biến dạng.
- Mũi vắt chữ V đều, đúng
kỹ thuật
2.1.6. Ghi nhớ
Ứng dụng và phương pháp thực hiện viền gấp mép.
2.2. Viền bọc mép
2.2.1. Mô tả - Ứng dụng
- Viền bọc mép là cách dùng vải cắt chéo sợi cùng màu hoặc khác màu với sản phẩm. May bọc kín mép vải giữ cho mép vải khơng bị tưa, đồng thời trang trí sản phẩm.
- Viền bọc mép thường được sử dụng khi may cỏ áo, miệng túi, tay áo,...
2.2.2. Phương pháp thực hiện
Bước 1: Cắt vải viền. Cắt 1 dải vải canh xéo, rộng 2,5 3cm.
Bước 2: May viền.
- Đặt mặt phải của vải viền úp vào mặt phải của sản phẩm, mép vải trùng nhau.
- May đường thứ nhất cách mép vải 0,3cm (hoặc tùy theo yêu cầu của sản phẩm)
- May xong lật vải viền bọc qua mép vải, dùng tay vê cho tròn đường viền.
- May lược cố định mép vải.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường viền trịn, đều, khơng nhăn, khơng làm biến dạng sản phẩm. - Đường may mí khơng bị sụp mí, bỏ mũi may, rối chỉ...
2.2.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa
1 Đường viền không đều.
- Đường may thứ nhất không cách đều mép vải.
- May cách đều mép vải.
2 Đường may mí khơng bị sụp mí.
- Đường may lọt khe/mí khơng đều.
- May lọt khe/mí thật đều ( có thể may lược trước bằng đường may tay).
2.2.4. Bài tập thực hành
2.2.5. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá
Điểm đạt được
Bước 1: Cắt vải viền. - Vải viền là vải canh xéo 450.
2 điểm
Bước 2: May viền. - Đường viền tròn, đều, không nhăn, không làm biến dạng sản phẩm.
- Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn, bỏ mũi hoặc nối chỉ.
8 điểm
2.2.6. Ghi nhớ
Ứng dụng và phương pháp thực hiện đối với viền bọc mép.