1.1.1. Mô tả - Ứng dụng
- Đường may can là đường may tới trên máy, dùng để may hai hoặc nhiều lớp vải với nhau. Khi may xong, hai lớp vải được ủi rẽ sang 2 bên hoặc 1 bên tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm.
- Can rẽ thường áp dụng để may các đường chính của quần áo như đường sườn quần, ống quần, đáy quần, đường sườn tay áo, sườn vai, sườn thân...
1.1.2. Phương pháp thực hiện
Bước 1: Vắt sổ các mép vải. Bước 2: May can.
- Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.
- May một đường song song và cách mép vải 1→ 3cm (tuỳ phần chừa đường may của sản phẩm) (hình b).
- Ủi hồn thiện sản phẩm. Ủi rẽ đơi mép vải sang hai bên hoặc một bên tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường may thẳng, phẳng và êm, cách đều mép vải. - Hai mép vải bằng nhau, vải không bị nhăn.
1.1.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa
1 Đường may không thẳng.
- Đường may không cách đều mép vải.
- Lấy dấu đường may và may chính xác theo đường lấy dấu.
1.1.4. Bài tập thực hành
Thực hành 6 đường may can rẽ để nối 4 miếng vải có kích thước 20 x 10 cm.
1.1.5. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá
Điểm đạt được
Bước 1: Vắt sổ các mép vải.
- Đường may không bị nhăn, bỏ mũi, đúng quy cách.
2 điểm
Bước 2: May can. - Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn, bỏ mũi, đúng quy cách.
8 điểm
1.1.6. Ghi nhớ
Ứng dụng và phương pháp thực hiện đường may can rẽ .
1.2. Can lộn
1.2.1. Mô tả - Ứng dụng
- Can lộn là cách nối 2 mảnh vải bằng 2 đường may, đường thứ nhất ở mặt phải vải, đường thứ hai ở mặt trái vải, giữ cho mép vải của sản phẩm được bền chắc không bị sổ ra.
- Can lộn thường áp dụng để may các đường chính của quần áo như đường sườn quần, ống quần, đáy quần, đường sườn tay áo, sườn vai, sườn thân... khi không thực hiện đường vắt sổ trên mép vải.
1.2.2. Phương pháp thực hiện
Bước 1: May can.
- Đặt hai mặt trái vải úp vào nhau, 2 mép vải trùng nhau.
- May đường thứ nhất cách mép vải 0,3→ 0,5cm. May xong dùng kéo cắt hết các sợi vải bị tưa ra cho gọn mép vải.
Bước 2: May lộn. Lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may, gấp đôi vải theo đường may rồi may đường thứ hai cách mép gấp khoảng 0,5→ 0,7cm.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường may thẳng, phẳng và êm, cách đều mép vải. - Không để lộ sợi vải tưa ra bên ngoài đường may.
1.2.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa
1 Đường may không thẳng.
- Đường may không cách đều mép vải.
- Lấy dấu đường may và may chính xác theo đường lấy dấu.
2 Mép vải bị lộ ở mặt phải
- Bề rộng của đường may thứ hai ít hơn hoặc bằng bề rộng đường may thứ nhất.
- Không cắt sợi vải tưa trước khi may đường thứ hai.
- Bề rộng đường may thứ hai phải lớn hơn bề rộng đường may thứ nhất.
- Cắt sợi vải tưa trước khi may đướng thứ hai.
1.2.4. Bài tập thực hành
Thực hành 3 đường may can lộn.
1.2.5. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá
Điểm đạt được
Bước 1: May can. - Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn, bỏ mũi, đúng quy cách.
5 điểm
Bước 2: May lộn. - Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn, bỏ mũi hoặc nối chỉ, đúng quy cách.
1.2.6. Ghi nhớ
Ứng dụng và phương pháp thực hiện đường may can lộn .
1.3. Can lật đè
1.3.1. Mô tả - Ứng dụng
- Can lật đè là cách may nối 2 mảnh vải bằng 2 đường may: đường thứ nhất may ở mặt trái sản phẩm, đường thứ hai may đè 2 mép vải về một phía ở mặt phải sản phẩm.
- Can lật đè thường áp dụng dùng để may các đường cần may cứng cáp, chắc chắn như cầu vai, nách áo, sườn quần,...
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Bước 1: May can. Đặt 2 mặt phải vải úp vào nhau, mép vải trùng nhau và may một đường cách mép vải 1cm.
Bước 2: May diễu/mí. Lật sang mặt phải, lật 2 mép vải ở mặt trái về cùng một phía rồi cạo sát đường chỉ. May đường thứ 2 ở mặt phải cách đường thứ nhất 0,1→ 0,7cm.
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường may thẳng, phẳng và êm, cách đều mép vải. - Vải không bị nhăn.
1.3.3. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
TT Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa
1 Đường may không thẳng.
- Đường may không cách đều mép vải.
- Lấy dấu đường may và may chính xác theo đường lấy dấu.
1.3.4. Bài tập thực hành
Thực hành 3 đường may can lật đè.
1.3.5. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bước công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh giá
Điểm đạt được
Bước 1: May can. - Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn, bỏ mũi, đúng quy cách.
5 điểm
Bước 2: May diễu/mí. - Đường may thẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn, bỏ mũi hoặc nối chỉ, đúng quy cách.
5 điểm
1.3.6. Ghi nhớ
Ứng dụng và phương pháp thực hiện đường may can lật đè .